Friday, June 8, 2012

NHỮNG BỨC ẢNH LỊCH SỬ

NGUYỄN THIẾU NHẪN

Nếu cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân năm 1968 của VC đã đem lại giải Pulitzer  cho Eddie Adams và đem lại nhiều đắng cay, oan nghiệt cho cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan; thì trận đánh Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 cũng đã đem đến vinh quang là giải Pulitzer cho nhiếp ảnh gia Nick Út với bức ảnh chụp cô bé trần truồng tên Phan Thị Kim Phúc bị phỏng bom Napal tại Trảng Bàng, Tây Ninh.

Bức ảnh này cũng có tác hại không kém bức ảnh Eddie Adams chụp cảnh Tướng Loan chỉa súng vào đầu tên Đai úy đặc công VC Nguyễn Văn Lớp, mà trước đó tên này đã hạ sát Trung Tá Thiết Giáp Nguyễn Tuấn và 6 người thân của gia đình ông này gồm cả người già và trẻ em.

Tấm hình của cô Phan Thị Kim Phúc không những chỉ là một vũ khí hiệu quả trong thời chiến mà ngày nay, trong thời bình, tấm ảnh này lại có nhiệm vụ mời Mỹ trở lại Việt Nam. Kim Phúc được VC cho qua Cuba du học, phản chiến Mỹ đã lợi dụng cô như một lá bài tuyên truyền đắc lực nhất cho vấn đề bang giao và quyên góp tiền bạc.
Vào ngày lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ năm 1996, Kim Phúc được phản chiến Mỹ đưa đến bức tường tưởng nhớ 58 ngàn chiến binh Hoa Kỳ tử thương trong cuộc chiến VN, để bày tỏ sự “tha thứ”, đồng thời họ cũng đưa một mục sư da đen đóng vai người lính bỏ bom làm cô ta bị thương. Cả hai ôm nhau diễn trò người nhận tội, kẻ tha thứ.
Thực tế, người mục sư đóng vai phi công bỏ bom ở Tây Ninh chỉ là chuyện bịa đặt láo khoét. Cựu Trung Tá hồi hưu Ronald N. Timberlake, nguyên phi công thuộc Sư đoàn1 Không Kỵ ở căn cứ BearCat Biên Hòa đã viết trên tạp chí Anh ngữ có tên “Vietnam” số ra tháng 4 năm 2000 như sau:
“Câu chuyện láo khoét này được dựng lên vì nó mô tả được sự gớm ghiếc của chiến tranh, Trảng Bàng là trận chiến giữa người Việt Nam với người Việt Nam. QLVNCH đang chiến đấu chống lại sự xâm lăng của miền Bắc Việt Nam. Liệu cô Kim Phúc có biết được người phi công giội bom làm cô bị thương chính là người cùng xứ sở với cô chứ không phải người Mỹ?”
Sự phổ biến câu chuyện láo khoét này được xem như một chiến lược đắc lực mà phản chiến Mỹ áp dụng để tuyên truyền. Kim Phú được bầu làm “Đaị sứ thiện chí” của UNESCO và đã sáng lập ra tổ chức trong nước Mỹ lấy tên “Kim Foundation” để quyên tiền dưới tên cô.
*
Nếu trước ngày 30 tháng Tư năm 1975, hai nhiếp ảnh gia Eddie Adams và Nick Út với 2 bức ảnh chụp Tướng Nguyễn Ngọc Loan chỉa súng vào đầu tên đặc công VC Nguyễn Văn Lớp và bức ảnh cô bé Phan Thị Kim Phúc trần truồng chạy trong lửa đỏ đã đoạt giải Pulitzer của hãng thông tấn AP và được VC và bọn phản chiến Mỹ đem ra để tuyên truyền để phục vụ cho những ý đồ đen tối của chúng.
Thì sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi CSVN đặt chế độ độc tài toàn trị gom lập pháp, hành pháp, tư pháp và thông tin vào làm một dưới sự cai trị của Đảng và Nhà Nước, thì “các nhiếp ảnh gia nghiệp dư” của nước ta cũng đã chụp được 4 bức  lịch sử rất xứng đáng đoạt giải Pulitzer của hãng thống tấn AP của Mỹ.
Chuyện lạ là chưa thấy hãng thông tấn này công bố.
Hai bức ảnh đặc biệt đều có bối cảnh là toà án Kagaroo của Đảng và Nhà Nước ta.
-Bức ảnh thứ nhất,  rất nổi tiếng mấy năm trước đây là bức ảnh linh mục Nguyễn Văn Lý, một nhà tu Thiên Chúa Giáo, người đã cấm tấm bảng “Tự Do Tôn Giáo Hay Là Chết” xuống cánh đồng ruộng lúa ở Nguyệt Biều.
Ngay lúc đó, Đảng và Nhà Nước ta cũng đã chụp được một bức ảnh rất là “hoành tráng” là “1 ông Thiếu Tướng Công An VC chỉ huy 600 công an vây bắt một ông thầy tu không có một tấc sắt trong tay”, nhưng không hiểu sao đã không được phổ biến.
(Nghe nói  bà Phan Thúy Thanh, phát ngôn nhân của Đảng và Nhà Nước ta lúc đó, đã  cực lực cãi chánh như  sau:“Báo chí nước ngoài vô cùng bịa đặt khi loan tin “ông Nguyễn Văn Lý không có một tấc sắt trong tay”; do đó, Đảng và Nhà Nước ta cực lực phản đối những lời bịa đặt của bọn báo chí phản động nước ngoài vì trong tay ông Nguyễn Văn Lý có 1 một máy computer và những bài viết có âm mưu lật đổ chính quyền!”).
Sau khi tòa án Kangaroo kết án linh mục Nguyễn Văn Lý nhiều lần nhưng không chụp được bức ảnh nào như ý, Đảng và Nhà Nước ta đã “dàn cảnh” và đã “chụp” được một bức ảnh rất độc đáo đó là bức ảnh linh mục Nguyễn Văn Lý bị một đồng chí Công An của Đảng ta bịt miệng không cho nói trước toà.
Lập tức, bức ảnh nổi tiếng khắp thế giới, dù không được hãng thông tấn AP chấm giải – như 2 cái giải rút là 2 bức ảnh “Hành quyết ở Sàigòn” và bức ảnh “Napalm girl”; nhưng “bọn Việt kiều không yêu nước Việt Nam xã nghĩa” ở khắp nơi trên thế giới phóng to ra làm những billboard dựng lên trên các xa lộ ở nước ngoài để mọi người “chiêm ngưỡng” việc làm mọi rợ của nền tư pháp VN xã nghĩa!
-Bức ảnh thứ hai, cũng nổi tiếng không kém, lại cũng được “Nhà nước VN xã nghĩa” chụp ở Toà án của nước này.
Đó là bức ảnh hai công an VC gương mặt láo liên như 2 thằng ăn trộm, kèm hai bên “bị cáo” Cù Huy Hà Vũ, hai tay bị còng, áo cồn, cà vạt chỉnh tề, gương mặt tự tin hô to:
“Tổ Quốc và Nhân Dân nhất định sẽ phá án cho tôi!”
khi bị ông Chánh án “của  Nhà nước VN xã nghĩa” tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế.
-Bức ảnh thứ 3, là bức ảnh cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược ngày 5 tháng 6 năm 2011 tại thành phố Sàigòn trước Lãnh sự Quán của Trung Cộng. Bọn Công An và Cảnh Sát Cơ Động dùng rào cản ngăn không cho đoàn biểu tình đến gần. Em bé đứng sát hang rào, với ánh ắt buồn nhưng cương quyết nhìn th8ảng vào mặt bọn CA  muốn nói: “Tại sao các chú Công An lại ngăn cản người dân yêu nước? Tại sao các chú lại bảo vệ quân xâm lược?”
-Bức ảnh thứ 4 là bức ảnh chụp cảnh tên CA tên Minh dùng chân liên tục đạp lên mặt một thanh niên biểu tình yêu nước chống Trung Cộng tại Hà Nội bị 4 tên CA bắt khiêng lên xe.
*
Với 2 bức ảnh chụp trong 2 phiên toà của toà án Kangaroo của nước Việt Nam xã nghĩa xử linh mục Nguyễn Văn Lý và tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, và 2 bức ảnh chụp trong các cuộc biểu tình chống Trung Cộng của những người dân yêu nước vào năm 2011 cho thấy sau hơn 60 cai trị của đảng CSVN:
“BÓNG ĐÊM ĐÃ PHỦ TRÙM ĐẤT NƯỚC!”
Nhưng, ai đó  cũng đã nói:
“BÓNG ĐÊM CÀNG DẦY, BÌNH MINH SẼ GẦN KẾ!”
Hơn lúc nào hết, chúng ta hy vọng điều đó sẽ xảy ra!
NGUYỄN THIẾU NHẪN
http://nguyenthieunhan.wordpress.com

0 comments:

Powered By Blogger