Trịnh Kim Tiến sẽ tự mình tranh tụng trong phiên tòa phúc thẩm
Trong nhiều năm qua, các vụ giết người bên trong đồn công an liên tiếp xảy ra nhưng chưa có một vụ nào được xét xử rốt ráo mà không sót người, sót tội. Vụ của ông Trịnh Xuân Tùng sở dĩ được xét xử nhanh chóng vì cần xoa dịu sự giận dữ của dư luận qua đám tang khổng lồ mà người dân Hà Nội tham gia.
Tuy nhiên bản án quá nhẹ và những kẻ
liên đới trách nhiệm không bị mang ra trước vành móng ngựa đang là câu
hỏi về tính công bằng của các tòa án Việt Nam vẫn đang tiếp tục tỏ ra
thách thức công lý và dư luận quần chúng.
+++++
Trịnh Kim Tiến sẽ tự mình tranh tụng trong phiên tòa phúc thẩm
Sáng ngày Thứ Hai 14 tháng 5 năm 2012 vụ án Phúc thẩm về cái chết
của ông Trịnh Xuân Tùng sẽ được xét xử tại Hà Nội; nhưng một ngày trước
khi vụ án bắt đầu vợ và con gái của nạn nhân là cô Trịnh Kim Tiến vẫn
chưa nhận được giấy mời tham dự phiên tòa.
Mặc Lâm tìm hiểu thêm câu chuyện qua trao đổi với cô Trịnh Kim Tiến sau đây.
Vụ án trung tá công an Nguyễn Văn Ninh cố ý đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng vào tháng 3 năm 2011 đã được tòa án Nhân Dân Thành phố Hà Nội xử phiên sơ thẩm vào ngày 13 tháng 1 năm 2012 với bản án 4 năm tù giam cho bị cáo đã gây bất bình cho dư luận nói chung và cho gia đình nạn nhân nói riêng. Cô Trịnh Kim Tiến, con của nạn nhân cho chúng tôi biết về kết quả của phiên tòa sơ thẩm và phản ứng của gia đình cô:
“Trong phiên tòa sơ thẩm với bản án 4 năm tù giam về làm chết người trong khi thi hành công vụ là một bản án chà đạp lên công lý. Bản án ấy cũng bỏ lọt tội phạm và bản ấy gây bức xúc cho gia đình con nên con không chấp nhận, vì vậy gia đình con đã đồng loạt kháng cáo, yêu cầu hủy bản án và xem xét điều tra lại vụ án.”
Sau khi phiên sơ thẩm kết thúc, gia đình ông Trịnh Xuân Tùng đã làm đơn phúc thẩm bản án và phiên phúc thẩm sẽ được mở ra vào sáng ngày Thứ Hai 14 tháng 5 theo như giấy triệu tập mẹ của nạn nhân. Thế nhưng vợ và hai con gái của ông Trịnh Xuân Tùng lại không được tòa triêu tập tham dự phiên phúc thẩm này.
“Phiên tòa sắp tới tòa đã gửi giấy triệu tập cho chỉ một mình bà nội con đúng 8 giờ ngày Thứ Hai 14 tháng 5 đến tòa án Phúc thẩm Tòa tối cao Hà Nội số 262 Đội Cấn, Ba Đình Hà Nội. Cho đến ngày hôm nay thì chỉ có bà nội con năm nay đã 90 tuổi và rất già yếu là nhận được giấy, còn mẹ và chị em con không nhận được giấy triệu tập nào của tòa án cả.”
Tự tay giành công lý
Khi được hỏi trong phiên phúc thẩm gia đình có tiếp tục mời những luật sư đã tham gia trong phiên sơ thẩm hay có sự thay đổi nào không, cô Trịnh Kim Tiến cho biết:
“Con sẽ trực tiếp đứng ra tranh tụng và không mời luật sự trong phiên xử Phúc thẩm này. Nếu phiên tòa này không cho phép con cũng như mẹ và em gái con vào thì đây là một phiên tòa vô nhân tính vì họ đã tước đoạt một cách bất hợp pháp cái quyền con người của những người liên quan đến vụ án.
Đó là quyền cơ bản nhất của thân nhân người bị hại. Cho dù họ không cho con vào phiên tòa thì con vẫn cùng với toàn thể gia đình đứng trước phiên tòa đó và hy vọng là họ sẽ cho vào, nếu không con cũng sẽ đứng đó cho tới khi phiên tòa kết thúc. Con
sẽ đi đến cùng đòi lại cái quyền tham gia tố tụng của con.”
Một cô gái còn quá trẻ chấp nhận thử thách trong một phiên tòa Phúc thẩm vốn rất quan trọng là một động thái khá can đảm nếu không muốn nói là dũng cảm. Cô Trịnh Kim Tiến biết rất rõ hệ thống luật pháp của Việt Nam khi tham dự vào phiên sơ thẩm trước đây. Vì vậy khi chấp nhận một mình đóng thay vai trò luật sư tranh đấu cho cái chết của cha mình là một điều mà nhiều người cho là quá sức của một cô gái trong lứa tuổi đôi mươi.
Tuy nhiên nếu biết được những diễn tiến trong phiên sơ thẩm thì sự ngạc nhiên sẽ không còn vì vai trò luật sư không giúp gì được cho một bản án công bằng. Cô Trịnh Kim Tiến kể về phiên tòa ấy như sau:
“
Khi con mời luật sư trong phiên tòa sơ thẩm thì những luận cứ luận điểm của luật sư đã không được xem xét đến nên con nghĩ đấu tranh bằng bản thân mình cũng là cuộc đấu tranh dành cho công lý. Khi mình càng nỗ lực thì mới biết giá trị của công lý đến đâu. Việc con không mời luật sư mà tự ý đứng ra tranh tụng có lẽ nhiều người cho rằng rất khó khăn nhưng con cảm thấy công lý phải được tự mình giành lấy và trong quá trình vừa qua con đã đủ trưởng thành để có thể tham gia tố tụng trong phiên tòa.”
Cố tình bỏ sót nhân chứng
Nhân chứng trong những vụ án giết người là một nhân tố quan trọng nhất
để kết án bị cáo, tuy nhiên trong vụ án ông Trịnh Xuân Tùng thì yếu tố
nhân chứng đã không được tòa xem xét đầy đủ, nếu không muốn nói là cố
tình bỏ sót. Có tất cả ba nhân chứng chính và hàng chục nhân chứng phụ
tại hiện trường lúc xảy ra vụ án đã không được tòa triệu tập đầy đủ.
Chỉ có hai nhân chứng Phạm Quang Hùng, người lái xe ôm chở ông Tùng và ông Bạch Chí Cường là người chứng kiến ngay từ đầu việc dân phòng và trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh ông Tùng đến bất tỉnh và chết sau đó là được tòa triệu tập trong phiên sơ thẩm, nhưng trong phiên phúc thẩm thì ông Bạch Chí Cường không được tòa triệu tập, cô Tiến cho biết việc này như sau:
“Đúng là trong giờ phút này thì chỉ có ông Phạm Quang Hùng là người xe ôm chở cha con là nhận được giấy triệu tập của phiên tòa còn hai nhân chứng khác là ông Bạch Chí Cường và ông Nguyễn Đức Minh vẫn chưa nhận được bất cứ giấy triệu tập nào.
Ông Bạch Chí Cường là người trực tiếp tại tòa chỉ chứng rằng ngoài việc ông Nguyễn Văn Ninh khống chế bố con ông Ninh còn dùng cặp da đánh vào đầu bố con. Ngoài ra ông Bạch Chí Cường còn chỉ chứng những người dân phòng có tham gia vào đánh đập bố con. Nếu như trong phiên tòa này ông không có mặt thì những gì ông đã chỉ chứng tại phiên tòa sơ thẩm vẫn là một bằng chứng sống cho công lý bởi vì sự thật không thể bị che đậy.”
Vai trò quan trọng của nhân chứng Nguyễn Đức Minh có liên quan đến rất nhiều cán bộ và khía cạnh đạo đức của người thi hành công vụ. Nhân chứng Nguyễn Đức Minh chứng kiến việc nạn nhân Trịnh Xuân Tùng đã bị bạc đãi, cư xử vô nhân đạo dẫn đến cái chết do hành vi của những nhân viên trực ban tại phường Thịnh Liệt Hà Nội. Những cán bộ này đã không cho phép gia đình nạn nhân đem đi cấp cứu khi thấy sức khỏe ông đã bị đe dọa nghiêm trọng. Luật sư có đủ căn cứ để cáo buộc những người này đã tiếp tay giết người bằng thái độ ngạo mạn, mất nhân tính và coi thường pháp luật.
“Ông Nguyễn Đức Minh là nhân chứng mà trong phiên sơ thẩm con đã đề đạt và yêu cầu triệu tập. Trong quá trình điều tra con cũng đã yêu cầu các cơ quan điều tra triệu tập ông Minh làm việc vì ông là người làm chứng cho thái độ vô trách nhiệm của trực ban phường Thịnh Liệt ngày hôm đó vì đã giam giữ trái pháp luật bố con hơn 6 tiếng đồng hồ. Không cho bố con được đi cấp cứu, thậm chí không cho người nhà con được chăm sóc và cho bố con ăn uống.
Đến phiên tòa Phúc thẩm này con vẫn yêu cầu tòa án triệu tập ông Nguyễn Đức Minh làm rõ trách nhiệm những người trực ban tại phường Thịnh liệt ngày hôm đó."
Theo cô Trịnh Kim Tiến thì cô sẽ theo đuổi đến cùng phiên tòa này để tìm công lý đích thực cho cái chết của cha cô kể cả xin hoãn lại phiên tòa nếu nhân chứng không được triệu tập đầy đủ.
“Nếu hai nhân chứng này không có mặt tại phiên tòa thì con sẽ yêu cầu hoãn lại phiên tòa, nhưng hoãn hay không là quyền của tòa án. Trong phiên sơ thẩm không chỉ vắng mặt người nhân chứng này mà còn vắng mặt những nhân chứng khách quan khác như những người xe ôm hay những người bán hàng nước tại đó. Họ không được triêu tập để đối chất công khai tại tòa cho nên con không biết là những người đó có bị mớm cung hay ép cung hay không, vì vậy nếu nhân chứng không có mặt tại tòa thì con sẽ xin hoãn lại như phiên sơ thẩm.”
Khủng bố qua điện thoại
Trước phiên tòa phúc thẩm Kim Tiến tuy không gặp bất cứ khó khăn nào từ phía chính quyền nhưng thay vào đó là những tin nhắn, những cú điện thoại đen tới tấp gây phiền nhiễu cho cô theo như lời kể sau đây:
“Trước mắt chưa có vấn đề gì gây khó khăn nhưng con bị khủng bố qua điện thoại, khủng bố về tinh thần qua tin nhắn thì con có gặp. Còn ai khủng bố thì con không biết. Họ xúc phạm đến danh dự của con qua tin nhắn, qua điện thoại thậm chí họ còn xúc phạm vong linh của bố con bằng những lời lẽ hết sức thô tục. Họ còn đăng tên và số điện thoại của con trên trang rao vặt. Họ để những người không có văn hóa làm phiền con cả ngày lẫn đêm qua điện thoại và gây cho con sự hoảng loạn tinh thần.”
Trong nhiều năm qua, các vụ giết người bên trong đồn công an liên tiếp xảy ra nhưng chưa có một vụ nào được xét xử rốt ráo mà không sót người, sót tội. Vụ của ông Trịnh Xuân Tùng sở dĩ được xét xử nhanh chóng vì cần xoa dịu sự giận dữ của dư luận qua đám tang khổng lồ mà người dân Hà Nội tham gia.
Tuy nhiên bản án quá nhẹ và những kẻ liên đới trách nhiệm không bị mang ra trước vành móng ngựa đang là câu hỏi về tính công bằng của các tòa án Việt Nam vẫn đang tiếp tục tỏ ra thách thức công lý và dư luận quần chúng.
Vẫn chưa nhận được giấy mời
Vụ án trung tá công an Nguyễn Văn Ninh cố ý đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng vào tháng 3 năm 2011 đã được tòa án Nhân Dân Thành phố Hà Nội xử phiên sơ thẩm vào ngày 13 tháng 1 năm 2012 với bản án 4 năm tù giam cho bị cáo đã gây bất bình cho dư luận nói chung và cho gia đình nạn nhân nói riêng. Cô Trịnh Kim Tiến, con của nạn nhân cho chúng tôi biết về kết quả của phiên tòa sơ thẩm và phản ứng của gia đình cô:
“Trong phiên tòa sơ thẩm với bản án 4 năm tù giam về làm chết người trong khi thi hành công vụ là một bản án chà đạp lên công lý. Bản án ấy cũng bỏ lọt tội phạm và bản ấy gây bức xúc cho gia đình con nên con không chấp nhận, vì vậy gia đình con đã đồng loạt kháng cáo, yêu cầu hủy bản án và xem xét điều tra lại vụ án.”
Sau khi phiên sơ thẩm kết thúc, gia đình ông Trịnh Xuân Tùng đã làm đơn phúc thẩm bản án và phiên phúc thẩm sẽ được mở ra vào sáng ngày Thứ Hai 14 tháng 5 theo như giấy triệu tập mẹ của nạn nhân. Thế nhưng vợ và hai con gái của ông Trịnh Xuân Tùng lại không được tòa triêu tập tham dự phiên phúc thẩm này.
“Phiên tòa sắp tới tòa đã gửi giấy triệu tập cho chỉ một mình bà nội con đúng 8 giờ ngày Thứ Hai 14 tháng 5 đến tòa án Phúc thẩm Tòa tối cao Hà Nội số 262 Đội Cấn, Ba Đình Hà Nội. Cho đến ngày hôm nay thì chỉ có bà nội con năm nay đã 90 tuổi và rất già yếu là nhận được giấy, còn mẹ và chị em con không nhận được giấy triệu tập nào của tòa án cả.”
Tự tay giành công lý
Khi được hỏi trong phiên phúc thẩm gia đình có tiếp tục mời những luật sư đã tham gia trong phiên sơ thẩm hay có sự thay đổi nào không, cô Trịnh Kim Tiến cho biết:
“Con sẽ trực tiếp đứng ra tranh tụng và không mời luật sự trong phiên xử Phúc thẩm này. Nếu phiên tòa này không cho phép con cũng như mẹ và em gái con vào thì đây là một phiên tòa vô nhân tính vì họ đã tước đoạt một cách bất hợp pháp cái quyền con người của những người liên quan đến vụ án.
Đó là quyền cơ bản nhất của thân nhân người bị hại. Cho dù họ không cho con vào phiên tòa thì con vẫn cùng với toàn thể gia đình đứng trước phiên tòa đó và hy vọng là họ sẽ cho vào, nếu không con cũng sẽ đứng đó cho tới khi phiên tòa kết thúc. Con
sẽ đi đến cùng đòi lại cái quyền tham gia tố tụng của con.”
Một cô gái còn quá trẻ chấp nhận thử thách trong một phiên tòa Phúc thẩm vốn rất quan trọng là một động thái khá can đảm nếu không muốn nói là dũng cảm. Cô Trịnh Kim Tiến biết rất rõ hệ thống luật pháp của Việt Nam khi tham dự vào phiên sơ thẩm trước đây. Vì vậy khi chấp nhận một mình đóng thay vai trò luật sư tranh đấu cho cái chết của cha mình là một điều mà nhiều người cho là quá sức của một cô gái trong lứa tuổi đôi mươi.
Tuy nhiên nếu biết được những diễn tiến trong phiên sơ thẩm thì sự ngạc nhiên sẽ không còn vì vai trò luật sư không giúp gì được cho một bản án công bằng. Cô Trịnh Kim Tiến kể về phiên tòa ấy như sau:
“
Khi con mời luật sư trong phiên tòa sơ thẩm thì những luận cứ luận điểm của luật sư đã không được xem xét đến nên con nghĩ đấu tranh bằng bản thân mình cũng là cuộc đấu tranh dành cho công lý. Khi mình càng nỗ lực thì mới biết giá trị của công lý đến đâu. Việc con không mời luật sư mà tự ý đứng ra tranh tụng có lẽ nhiều người cho rằng rất khó khăn nhưng con cảm thấy công lý phải được tự mình giành lấy và trong quá trình vừa qua con đã đủ trưởng thành để có thể tham gia tố tụng trong phiên tòa.”
Cố tình bỏ sót nhân chứng
Chỉ có hai nhân chứng Phạm Quang Hùng, người lái xe ôm chở ông Tùng và ông Bạch Chí Cường là người chứng kiến ngay từ đầu việc dân phòng và trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh ông Tùng đến bất tỉnh và chết sau đó là được tòa triệu tập trong phiên sơ thẩm, nhưng trong phiên phúc thẩm thì ông Bạch Chí Cường không được tòa triệu tập, cô Tiến cho biết việc này như sau:
“Đúng là trong giờ phút này thì chỉ có ông Phạm Quang Hùng là người xe ôm chở cha con là nhận được giấy triệu tập của phiên tòa còn hai nhân chứng khác là ông Bạch Chí Cường và ông Nguyễn Đức Minh vẫn chưa nhận được bất cứ giấy triệu tập nào.
Ông Bạch Chí Cường là người trực tiếp tại tòa chỉ chứng rằng ngoài việc ông Nguyễn Văn Ninh khống chế bố con ông Ninh còn dùng cặp da đánh vào đầu bố con. Ngoài ra ông Bạch Chí Cường còn chỉ chứng những người dân phòng có tham gia vào đánh đập bố con. Nếu như trong phiên tòa này ông không có mặt thì những gì ông đã chỉ chứng tại phiên tòa sơ thẩm vẫn là một bằng chứng sống cho công lý bởi vì sự thật không thể bị che đậy.”
Vai trò quan trọng của nhân chứng Nguyễn Đức Minh có liên quan đến rất nhiều cán bộ và khía cạnh đạo đức của người thi hành công vụ. Nhân chứng Nguyễn Đức Minh chứng kiến việc nạn nhân Trịnh Xuân Tùng đã bị bạc đãi, cư xử vô nhân đạo dẫn đến cái chết do hành vi của những nhân viên trực ban tại phường Thịnh Liệt Hà Nội. Những cán bộ này đã không cho phép gia đình nạn nhân đem đi cấp cứu khi thấy sức khỏe ông đã bị đe dọa nghiêm trọng. Luật sư có đủ căn cứ để cáo buộc những người này đã tiếp tay giết người bằng thái độ ngạo mạn, mất nhân tính và coi thường pháp luật.
“Ông Nguyễn Đức Minh là nhân chứng mà trong phiên sơ thẩm con đã đề đạt và yêu cầu triệu tập. Trong quá trình điều tra con cũng đã yêu cầu các cơ quan điều tra triệu tập ông Minh làm việc vì ông là người làm chứng cho thái độ vô trách nhiệm của trực ban phường Thịnh Liệt ngày hôm đó vì đã giam giữ trái pháp luật bố con hơn 6 tiếng đồng hồ. Không cho bố con được đi cấp cứu, thậm chí không cho người nhà con được chăm sóc và cho bố con ăn uống.
Đến phiên tòa Phúc thẩm này con vẫn yêu cầu tòa án triệu tập ông Nguyễn Đức Minh làm rõ trách nhiệm những người trực ban tại phường Thịnh liệt ngày hôm đó."
Theo cô Trịnh Kim Tiến thì cô sẽ theo đuổi đến cùng phiên tòa này để tìm công lý đích thực cho cái chết của cha cô kể cả xin hoãn lại phiên tòa nếu nhân chứng không được triệu tập đầy đủ.
“Nếu hai nhân chứng này không có mặt tại phiên tòa thì con sẽ yêu cầu hoãn lại phiên tòa, nhưng hoãn hay không là quyền của tòa án. Trong phiên sơ thẩm không chỉ vắng mặt người nhân chứng này mà còn vắng mặt những nhân chứng khách quan khác như những người xe ôm hay những người bán hàng nước tại đó. Họ không được triêu tập để đối chất công khai tại tòa cho nên con không biết là những người đó có bị mớm cung hay ép cung hay không, vì vậy nếu nhân chứng không có mặt tại tòa thì con sẽ xin hoãn lại như phiên sơ thẩm.”
Khủng bố qua điện thoại
Trước phiên tòa phúc thẩm Kim Tiến tuy không gặp bất cứ khó khăn nào từ phía chính quyền nhưng thay vào đó là những tin nhắn, những cú điện thoại đen tới tấp gây phiền nhiễu cho cô theo như lời kể sau đây:
“Trước mắt chưa có vấn đề gì gây khó khăn nhưng con bị khủng bố qua điện thoại, khủng bố về tinh thần qua tin nhắn thì con có gặp. Còn ai khủng bố thì con không biết. Họ xúc phạm đến danh dự của con qua tin nhắn, qua điện thoại thậm chí họ còn xúc phạm vong linh của bố con bằng những lời lẽ hết sức thô tục. Họ còn đăng tên và số điện thoại của con trên trang rao vặt. Họ để những người không có văn hóa làm phiền con cả ngày lẫn đêm qua điện thoại và gây cho con sự hoảng loạn tinh thần.”
Trong nhiều năm qua, các vụ giết người bên trong đồn công an liên tiếp xảy ra nhưng chưa có một vụ nào được xét xử rốt ráo mà không sót người, sót tội. Vụ của ông Trịnh Xuân Tùng sở dĩ được xét xử nhanh chóng vì cần xoa dịu sự giận dữ của dư luận qua đám tang khổng lồ mà người dân Hà Nội tham gia.
Tuy nhiên bản án quá nhẹ và những kẻ liên đới trách nhiệm không bị mang ra trước vành móng ngựa đang là câu hỏi về tính công bằng của các tòa án Việt Nam vẫn đang tiếp tục tỏ ra thách thức công lý và dư luận quần chúng.
0 comments:
Post a Comment