Bùi Thị Minh Hằng - Quỳnh Anh con!
Suy nghĩ mãi cuối cùng mẹ thấy cũng nên viết cho
con lá thư này, mặc dù mẹ từng có quyết định cứ để cho con phải tự trải
nghiệm, tự tìm ra đáp số cho cuộc đời mình như con đã từng học môn
Toán.
Mấy ngày qua, ở trong này mẹ được xem và đọc
"báo chí nhà nước", họ thật hùng hậu khi có trong tay cả "hệ thống tuyên
truyền" để thực hiện "màn kịch nhẫn tâm" như chính cái nhan đề mà những
kẻ vô luân đặt ra. Và mẹ thật sự không bất ngờ hay ngỡ ngàng gì, khi mẹ
quá hiểu bản chất với vô số trò bỉ ổi của những kẻ cướp ngày. Mà chính
vì căm phẫn chúng nên mẹ mới đứng lên vạch mặt, và chắc chắn mẹ không
bao giờ phải hối hận, kể cả hy sinh bản thân mẹ; khi mà tấc đất ông cha
để lại với bao công sức của mẹ bị cướp, bị bán đi, và ngay cả con, là
con do mẹ đẻ ra mà chúng sẵn sàng tuyên bố một cách trơ trẽn rằng "Tao
cướp của mày đấy, tao cướp được của mày một thứ khiến cho mày lồng lộn
lên đấy. Là đứa con mày đẻ ra, nó đ... thèm nhìn mày".
Thế đấy Quỳnh Anh ạ! Mẹ từng rất đau buồn, nhưng
mẹ không nghĩ mình bất hạnh, trái lại mẹ được quá nhiều nên mẹ phải
sống để trả ơn đời như bao năm nay mẹ từng làm, mẹ phải làm và quá nhiều
món "nợ đời" phải trả.
Có lẽ, đọc bài báo những kẻ ít học viết ra mẹ
tin rằng, dù con có u mê cũng thấy rõ: Thời gian qua, con đã bị chúng
lợi dụng vào những trò gì với mẹ. Sinh con ra vào tháng 12/1986, nuôi
con vất vả, cơ cực thế nào con hãy hỏi chính bố đẻ con đấy! Con có thể
hỏi cả bà Kỳ, bác Minh Quyền, ông bà Lâm - Mậu, bà Ninh Nguyên...
Mẹ đã không còn đường sống mới để con lại mà đi
Liên Xô, khi con mới được 5 tháng tuổi. Mẹ cũng phải cắn răng và nghe
lời khuyên của bao người mới để con cho bà ngoại. Vì con có biết rằng,
nếu bà ngoại yêu thương con cháu thì mẹ đâu phải xa con khi đó? Nhiều
chuyện đau lòng lắm Q.A ạ! Mẹ không bao giờ muốn nói ra, thêm một lần
cho xong. Mẹ thấy cũng cần chỉ ra cho con, để nếu con muốn biết sự thật,
con hãy tìm hỏi những người ấy. Giờ đây, con cũng đã làm mẹ. Ít nhiều
cái suy nghĩ của mẹ là cứ để con trải nghiệm cũng đã có nên mẹ sẽ nói
với con mọi chuyện, dù chỉ một lần duy nhất trên đời.
Mẹ đi Liên Xô tháng 5/1987, trong cảnh đói nghèo
kiệt quệ, bởi sinh con mẹ không thể buôn bán chợ búa vào thời gian đó.
Con thì quặt quẹo ốm đau, mẹ cũng chỉ 39 - 40 kg, không chịu đựng được
cảnh con khát sữa từng đêm, mẹ quyết định phải đi. Trong lúc đó, bà
ngoại con là người giàu có, chuyên cho vay lãi (con có thể hỏi các cậu
bên bà Quỳ, hỏi bác Thắng, mẹ anh Mít...). Mẹ ra đi hai bàn tay trắng,
và tại sân bay, khi bà ngoại không thấy mẹ hỏi vay bà tiền mới đuổi theo
lên đó. Mẹ nhận từ tay bà gói quà bà Quỳ gửi gồm bột nghệ, mỳ chính, và
bà ngoại con mua cho mẹ 50 con công nhựa móc chìa khóa. Mẹ chỉ khóc,...
khóc không đứng được dậy vì thương con. Bao tháng ở nhà không ngày nào
đủ ăn để có sữa cho con bú, còn mấy ngày tập trung bên Đông Anh thì ăn
uống đầy đủ, con thì không được bú nên sữa căng, mẹ phát sốt phát cuồng
trong cái cảm giác nhớ con, con biết không?
Thật ra, lúc đó mẹ cũng chưa đủ suy nghĩ như bây
giờ để biết hận, biết đau, mẹ chỉ có suy nghĩ trong đầu: Phải ra đi,
phải kiếm thật nhiều tiền về lo cho con, không được đói nghèo...
Sang Liên Xô, mẹ vùi đầu làm việc và lo kiếm
tiền. Trong tay không một đồng vốn, 50 con công bà ngoại mua, mẹ làm quà
cho đám trẻ con quanh "ốp" cho vơi đi nỗi nhớ con. Mẹ kiếm tiền từ sức
lao động kiệt quệ của mẹ, để bằng mọi giá khi được gửi hàng là mẹ đóng
ngay thùng 10kg mỗi tháng về cho bà ngoại nuôi con. Mẹ tin bây giờ dù
không nói con cũng hiểu được lòng người mẹ khi có đứa con đầu. Tất cả,
tất cả chỉ cho đứa con mình. Nhưng mẹ không có được hạnh phúc như con
nuôi cu Bi bây giờ nên mẹ phải xa con. Hơn một năm, sau khi có được số
tiền kha khá đóng vào 4 thùng hàng gửi cho bà ngoại, mẹ đã không còn mơ
ước gì nếu được trở về với con. Xong con biết không? Ngày mẹ trở về để
sum họp thì bà ngoại ôm con đi trốn, 4 thùng hàng gửi về cũng không thấy
đâu. Mẹ không bao giờ ngờ đến tình huống phải ra công an Lê Lợi để yêu
cầu trả con cho mẹ, mẹ cũng không bao giờ muốn nghe những trận cãi nhau
giữa bà và dì Hà về tranh giành tiền chênh lệch từ bán đồ của mẹ gửi về.
Và cuối cùng, bà cũng đưa ra một danh mục hàng hóa mẹ gửi về với tuyên
bố rất "sòng phẳng": TAO NUÔI CON MÀY HẾT RỒI. (con hãy ghi nhận ngoài
công sinh con, mẹ đã nuôi con bằng 4 thùng hàng container trong 3 năm
đầu đời con nhé!)
Rồi quá đau buồn
với cảnh gia đình, tiền bạc đưa về mất hết, lại thêm chuyện tình cảm
với bố con bị sứt mẻ, mà nguyên nhân con hãy hỏi lại bố con, con có thể
tìm hiểu cả ông Lâm - Mậu, là người rất có uy tín ở thị xã và có công
với gia đình ta xem tại sao? Nói ra chuyện này thật xấu hổ nhưng chắc
con cũng muốn tìm hiểu cho rõ vì mẹ biết trong thời gian con sống với
bên ngoại, con đã từng cầm dao rạch tay dì Hiền, phải khâu hơn 10 mũi,
vết sẹo đó đang còn. Sau này, khi con bỏ nhà đi vì một lỗi nhỏ với mẹ và
gia đình, rồi con bị lôi kéo về phía họ để chống lại mẹ. Thật lòng, mẹ
không muốn tìm hiểu bất cứ chuyện gì. Mẹ vẫn tâm niệm, thời gian sẽ làm
trọng tài cho tất cả và mẹ chờ cho con đủ hiểu ra. Mẹ đã phải cắn răng
lần tràng hạt để quên đi bao chuyện đê tiện từ những kẻ tham lam, tàn
độc nhưng lại là ruột thịt với mình. Người đời đã nói: "Một kẻ làm chó
thì mình chịu khó làm người". Mẹ đã chọn cách tránh xa chúng, bởi mẹ
nhìn... khi cuộc sống chúng ta khi khổ đau không ai giúp đỡ. Mẹ từng tủi
nhục ghì chặt con, khi đưa con đang bệnh từ Hà Nội lên nhờ vả bà, mẹ
phải làm đủ mọi việc như người ở để được ở trong nhà và nuôi con đang
bệnh. Nhưng khi đặt con lên giường bà cạnh anh Quang, con bác Nga (cũng ở
đó lúc ấy) thì bà vội xua đi: "Mang nó đi chỗ khác không nó đái ra
giường tao". Mẹ đành phải ôm con đặt xuống gần nơi mẹ giặt quần áo, để
giặt đồ, và biết bao tủi nhục mỗi khi bữa ăn đến. Những chuyện này mẹ
tưởng chừng xa lắm rồi nhưng hàng xóm quanh đó còn nhớ đấy con ạ. Vì mẹ
sinh ra và lớn lên tại đó, hàng xóm quanh đó sống gần nhà mình là lâu
rồi, họ không lạ gì đâu. Sự thật có giấu cũng không được, mà bịa đặt
phơi bày cũng không ai tin. Chính vì thế những gì tàn độc nhất mà những
kẻ đê tiện làm là chúng lôi con cuộc, vào làm bình phong cho sự bỉ ổi
của chúng, đâu phải tới bây giờ mà từ bao lâu nay. Mẹ đã từng chụp và
công khai bao tin nhắn đe dọa, nhục mạ, trơ trẽn thể hiện bản chất đốn
mạt, cuồng nộ của chúng. Đấy mới là bằng chứng, đấy mới là bản chất.
Mẹ đã không hề sai lầm khi chọn cách hành xử
công khai và minh bạch.của những người chân chính, và rõ ràng đáp số đã
có cho mọi người. Sự giả trá luôn bị phơi bày mà chỉ có những kẻ ít học
bị mù khi không thấy. Thời nay có bao nhiêu người dân sẽ tin vào bọn tà
quyền, khi mà nhìn tận mắt, nghe tận tai những thứ xấu xa, bỉ ổi mà
chúng làm hả con? Gia đình ta là điển hình đáng xấu hổ đó,
ai ở xa không biết nhưng chính chúng ta phải biết và mỗi người phải tự
dằn vặt theo cấp độ của mình. Mẹ và con hay bất cứ ai đều không thể chọn
gia đình để mình sinh ra như chọn mua một món đồ dùng, chính vì thế ta
phải gánh nỗi đau nỗi nhục. Nhưng mẹ thấy nhẹ lòng phần nào khi mà bao
năm qua mẹ chia sẻ được với nhiều người và nhận lại cũng rất nhiều vì mẹ
dám phơi bày tất cả để bảo vệ chính nghĩa. Con dù u mê cũng phải nhận
ra rằng chính nghĩa thuộc về số đông, một quốc gia còn có luật pháp thì
mẹ không bao giờ tha thứ cho những kẻ cướp bóc, khốn nạn với từ người
thân, ruột thịt ra đến xã hội (dì Hà con đã bị khởi tố vì chiếm đoạt,
lừa đảo hàng tỉ đồng của những người nghèo). Luật pháp nếu có cũng không
thể tha thứ cho những kẻ cố tình làm sai, những kẻ nhân danh công an,
chính quyền để vi phạm pháp luật như việc họ bao che cho dì Hà con kéo
côn đồ đến đánh mẹ, mà mẹ và nhân dân đã quay phim chụp ảnh đưa lên công
khai, là hàng ngàn tin nhắn vi phạm pháp luật mà mẹ vẫn còn giữ và từng
gửi cho các cơ quan pháp luật. Và trên hết, sau những trò mạt hạng của
"màn kịch nhẫn tâm" thì con sẽ thấy một điều: nhân dân sẽ biết rõ hơn
những trò hạ cấp của nhóm tà quyền. Mẹ sẽ được yêu thương, chia sẻ, cảm
thông hơn nhiều lần trước đây, và chân tướng lũ người đê tiện sẽ hiện rõ
hơn. Mẹ càng thấy rằng hạnh phúc không tự nhiên mà có, để đổi lấy sự
thật, chính nghĩa thì rất nhiều con người phải hi sinh cuộc đời và bản
thân mình con ạ. Mẹ đã làm rất đúng khi mẹ đã phanh phui từ bao năm qua.
Và với nhận thức của người dân bây giờ thì không khó gì để họ nhận ra
Chính - Tà.
Mẹ
không biết con nghĩ gì khi con đặt tình mẹ bên cạnh việc con tiếp tay
cho những kẻ "ngậm máu phun người", để chúng làm những việc vu khống mẹ
(tất nhiên chúng không hề có bằng chứng hay việc làm chính danh). Mẹ chỉ
biết rằng những ý nghĩ cuối cùng còn sót lại trong lòng mẹ về ý nguyện
muốn "tìm lại" đứa con dứt ruột đẻ ra, vất vả, khốn khó, tủi nhục nuôi
nấng từ bé tới 2006 đã dần cạn kiệt. Mẹ động viên mình rằng "đau một lần
thôi", mẹ chưa mất mát hi sinh nhiều như bao bà mẹ Việt Nam trong cuộc
đấu tranh vì độc lập, tự do cho dân tộc, nhiều người mất cả 10 đứa con.
Mẹ chỉ có 3 đứa (vẫn bị các dì con nguyền rủa là "lũ không cha"), nếu có
mất thì cũng không đau khổ như bao người đâu con ạ!
Mẹ cu Phúc (mẹ muốn gọi con như thế). Con hoàn toàn có quyền TỪ BỎ mẹ, nếu con thấy mẹ không xứng đáng. Chứ từ nay, mẹ sẽ không để cho bất kỳ kẻ đê tiện nào dùng con - dùng máu thịt của mẹ đế tấn công mẹ. Mẹ
đã từng phải cạo trọc đầu giữa Rằm tháng bảy tại ĐỀN VÀ, ai cũng biết
chứ đâu phải bây giờ? Mẹ cũng từng phải nghẹn ngào khi gọi bố con lên
bao lần về chuyện đám cưới con, nhưng rồi mẹ cũng phải để chúng nó đang
tâm làm cái việc "được lợi" cho chúng và đau tủi suốt đời cho gia đình
mình. Về việc bố mẹ đẻ con không thể đứng ra trong ngày con lấy chồng.
Đó là đạo lý đó hả con? Rồi mẹ cũng cố quên đi trong những ngày mẹ tủi
nhục đi kiện đòi nhà thờ, bị chúng thuê người đánh đuổi, nhưng nghe con
nói "không để đứa nào động đến mẹ" là mẹ lại bám víu lòng tin rằng: Mẹ
chưa mất con - mẹ ôm cu Phúc về ở bên mẹ được vài ngày ngỡ rằng sắp tìm
lại được con cháu... nhưng mẹ thật không ngờ... Đời mẹ dễ bị lừa vì tình
cảm lắm, người thân yêu mà mưu mô thủ đoạn thì tránh sao được hả con?
Mấy ngày nay con có thấy vui khi con là nhân vật
"quan trọng" để lũ diều hâu chuyên ăn xác chết bám vào con lên bày trò
"thăm gặp" mẹ mà quay phim, chụp ảnh làm "tài liệu nói xấu, bôi nhọ".
Nhưng ngược lại, mẹ phải "cảm ơn" mẹ cu Phúc, vì qua đây nhiều bạn bè mẹ
và cả người dân mới càng hiểu rõ hơn những khốc liệt trong cuộc đời và
càng hiểu thêm vì sao mẹ căm thù sự bất công, mẹ căm thù tà quyền và
những kẻ bán nước hại dân đến thế!? Bởi chính mẹ gánh chịu từ nỗi đau
riêng cho đến nỗi đau chung trong suốt cuộc đời 49 năm qua để đến ngày
chúng nó cho người đâm xe sát hại mẹ (15/06/2011). Mẹ mới đau thương
khắc lên vai mình 4 chữ : NỢ NƯỚC - THÙ NHÀ. Mẹ cu Phúc à! Con đã làm mẹ
và sẽ đi qua một chặng đường như mẹ nên mẹ quyết định chọn thời gian
làm vị quan tòa phán xử cho tất cả mọi điều. Mẹ không muốn khơi lại bao
đau thương, tủi nhục mà mẹ phải gánh chịu và các con ít nhiều là nạn
nhân nên mẹ quyết định viết lá thư này cho con để sau này trên đường đời
con bước đi, con hãy soi rọi và nhìn nhận cho kỹ và con sẽ có ứng xử
với những kẻ làm những trò "lố bịch", những kẻ đê tiện với "màn kịch
nhẫn tâm" con nhé! Mẹ tin và khẳng định rằng "Kẻ nào gieo thù thì kẻ đó
phải chuốc oán", nhân - quả ở đời này ai cũng biết mà con. Mẹ tin rằng,
con đã từng cầm dao rạch nát tay dì Hiền khi con cho rằng nó lợi dụng,
xúc phạm đến mẹ thì mẹ tin chắc chắn là con đủ khôn ngoan và bản lĩnh
sau này để "hóa giải" những đau thương, thù hận chất chồng của những kẻ
đốn mạt gây ra cho chúng ta. Đời có vay có trả con ạ. Kể từ hôm nay mẹ
không muốn có thêm một lần nào gặp gỡ nữa, con gởi lại cuốn "sổ thăm
nuôi" cho em Nhân. Dù không có đứa con nào thì mẹ cũng không bị đơn độc
trong cuộc đời này đâu.
Con ráng nuôi dạy cu Phúc, cuộc đời còn dài lắm
Quỳnh Anh ạ! Để khi cu Phúc bằng tuổi con bây giờ sẽ có câu trả lời con
nhé! Chúc các con và cháu luôn vui vẻ, hạnh phúc. Luôn cầu nguyện cho
các con và cháu không phải gặp bất trắc trong cuộc đời.
Thanh Hà, 18/04/2012
0 comments:
Post a Comment