Thursday, May 17, 2012

San Jose - Mừng Little Saigon tròn một năm


LittleSaigon

Tía Má thường gọi anh chị em của em là NHỎ. Đó là tiếng dễ thương mà Nội Ngoại,Tía Má dành gọi chúng Em. Còn anh em chúng Em gọi nhau là hai, là ba, đặc sệt giọng miền Nam thật dễ thương !
Tổ Tiên của Em được người dân sinh sống quanh vùng, thương yêu đặt tên cho một Thành Phố "nức tiếng" ở miền Nam. Đó là Thành Phố SAIGON.
Khi nói đến SAIGON, không một người Việt Nam nào mà không hãnh diện về vẻ đẹp cũng như sự phồn thịnh của một Thành Phố lớn nhất của miền Nam Việt Nam. Bởi thế, chúng ta không ngạc nhiên khi hai nhạc sĩ Văn Phụng và Y Vân đã sáng tác hai bản nhạc "Ghé bến Saigon và Saigon" để ca ngợi vẻ đẹp và sự phồn thịnh của Thành Phố Saigon.
Ở hải ngoại, mỗi khi nghe đến lời ca tiếng nhạc, SAIGON đẹp lắm, Saigon ơi!lòng người như chùng xuống!. Bao kỷ niệm về Saigon lại hiện về trong trí nhớ của từng người Việt tỵ nạn. Saigon là nỗi nhớ, là niềm thương của bao người Việt tỵ nạn CS vì vận nước phải lìa xa Quê Hương .
Sau ngày 30/4/1975, các má Năm, má Ba và một số trí thức u mê của miền Nam mới vỡ lẽ ra rằng, họ đã đem "lòng yêu Tổ Quốc" trao lầm cho kẻ cướp là bọn MTGPMN, tay sai của VC, chẳng khác nào "giao trứng cho ác " khi biết ra thì quá muộn màng.!
Em, Little Saigon chỉ mong sao các nhà trí thức ở hải ngoại và đồng hương không đi vào vết xe lăn của giới trí thức miền Nam trước đây.
Cũng chính sau ngày 30/4/1975, người dân mới nghe nói đến những từ "NGỤY QUÂN, NGỤY QUYỀN" chứ trước đó ít nghe nói, nhưng chỉ hiểu một cách hời hợt, Ngụy Quân là quân đội của Ngụy Quyền. Ngụy Quyền do Chính quyền miền Nam lập ra để chống lại nhà cầm quyền nhân dân miền Bắc, đơn giản thế thôi ! Chứ thật ra, nhiều người cho đến nay, nhất là giới trẻ trẻ sanh ra và trưởng thành ở hải ngoại có thể vẫn chưa hiểu nghĩa từ NGỤY một cách thấu đáo.

Nhưng hiểu thế nào cho đúng nghĩa của từ NGỤY đây !

THẾ NÀO LÀ NGỤY :
"Trong ngôn ngữ thông thường miền Nam Việt Nam trước tháng Tư -1975, tiếng "ngụy" nghĩa là "giả" ít thấy có ai dùng tới.
Cái gì không phải thứ thiệt, không phải thứ "chánh cống", không phải thứ "cầu chứng tại tòa "...là người ta gọi hoạch tẹt là "đồ giả,chớ không ai gọi là "đồ ngụy" hết. Ví dụ như rượu giả, thuốc giả, vú giả, bạc giả, vân vân.
Bởi vì từ ngữ hồi đó rất... thật !
Sau tháng Tư -1975, tiếng "ngụy" đã theo gót..dép râu
(Xin lỗi! Chỗ này văn chương chói lỗ tai một chút, nhưng rất....tả chân. Không thể viết " theo gót giày" như xưa nay thường viết, vì đối tượng ở đây toàn mang dép râu cả!) quân nón cối và quân mũ tai bèo vào Nam làm cách mạng.... Sau biến cố, toàn dân miền Nam phải đi "học tập" ba hôm. Chính ba hôm đó, người ta mới nghe lần đầu tiên tiếng "ngụy". Và nghe...đầy lỗ tai! Vậy là đầu hôm sáng mai, tiếng "ngụy" được nhét vào ngôn ngữ miền Nam một cách "ngang xương", không cần phổ thông đầu phiếu! Mới đầu nghe lạ hoắc không hiểu ý nghĩa sâu đậm của nó. Cũng chẳng có ai giải thích. Mà ví dụ có ai to gan lớn mật đặt câu hỏi thì cán bộ cũng chỉ giải thích....ngang như cua thôi!  Thành ra nhân dân miền Nam hiểu tiếng "ngụy" một cách rất...tự do, và sử dụng tiếng "ngụy" rất rộng rãi (Được "giải phóng", có khác!). Thì cái gì của miền Nam cũng đều biến thành "ngụy" ráo. Để phân biệt với "cách mạng"!.. Thằng ngụy, vợ ngụy, con ngụy, lính ngụy, chánh quyền ngụy, cơ sở ngụy, xí nghiệp ngụy, công nhân ngụy, "hằm bà làng" ngụy..Và người ta nghĩ một cách đơn giản , rất thật thà : "Hễ không thấy đóng dấu ngôi sao đỏ thì cứ xếp vào đồ ngụy, là ăn chắc !"  Thật ra, khi dán cái nhãn "ngụy" lên miền Nam, "Đảng và Nhà Nước: muốn nhân dân "chủ yếu là dân miền Bắc" hiểu theo định nghĩa "ngụy" là giả, "giả nhân giả nghĩa, giả đạo đức, giả yêu nước thương dân, "ngụy" là đoạt của người ta mà nói là của mình, là bịp, là láo, là phiến loạn...
 

Về sau, khi nhân dân cả hai miền đều...mở mắt, tiếng "ngụy" ít thấy dùng tới. Nhưng bây giờ thì mọi người đều nhận ra ai mới đúng là "ngụy". Lớp ngụy trang bị rơi xuống, những ngụy ngôn bị vạch trần, thì chân tướng ngụy lòi ra rõ rệt, đến người mù cũng phải thấy! (Trích đoạn mở đầu truyện ngắn "NGỤY" của Nhà văn Tiểu Tử)

LỜI CĂN DẶN của Tía Má...
Khi miền Nam thất thủ, không thể sống với chế độ CS khát máu và tàn bạo, làn sóng vượt biên, ngày càng lan rộng. Hơn một triệu người bỏ nước ra đi, trong số đó có Anh chị em của Em tìm đến các nước tự do trên thế giới định cư, chờ ngày quang phục quê hương. Anh chị em của chúng Em luôn nhớ lời Tia Má dặn rằng :"liêm sỉ và lòng tự trọng mà Thương Đế ban cho mỗi người, không có ai vô cớ có thể tước đoạt của mình được, chỉ trừ tự mình bán rẻ mà thôi". Vì vậy, Anh chị em của Em không bao giờ dám làm cho Tía Má Em thất vọng.

0 comments:

Powered By Blogger