Nếu muốn tránh bị phạt thì phải dẹp
tiệm hay chung chi đầy đủ cho các quan chức nhà nước và công an. Một
lệnh mới được Bộ Xây Dựng Việt Nam “hướng dẫn” thực hiện đang làm dư
luận ở Việt Nam xôn xao và âu lo mà một số tờ báo đưa ra các lời phân
tích và bình luận từ “quy định lạ lùng trong lịch sử” đến “không khả
thi” hoặc “không thể thực hiện,” hay “Bộ Xây Dựng tự mâu thuẫn.”
++++++
Việt Nam cấm sử dụng nhà ở để kinh doanh
Hàng triệu chủ nhà sẽ bị phạt nặng
SÀI GÒN (NV)
- Hàng triệu chủ nhà khắp nơi tại Việt Nam có thể bị phạt nặng vì sử
dụng nhà ở “sai mục đích.” Nếu muốn tránh bị phạt thì phải dẹp tiệm hay
chung chi đầy đủ cho các quan chức nhà nước và công an.
Một lệnh mới được Bộ Xây Dựng Việt Nam “hướng dẫn” thực hiện đang làm dư
luận ở Việt Nam xôn xao và âu lo mà một số tờ báo đưa ra các lời phân
tích và bình luận từ “quy định lạ lùng trong lịch sử” đến “không khả
thi” hoặc “không thể thực hiện,” hay “Bộ Xây Dựng tự mâu thuẫn.”
Theo báo Pháp Luật ở Sài Gòn các ngày từ 7 đến 9 tháng 5, 2012, Bộ Xây
Dựng vừa có công văn hướng dẫn Sở Xây Dựng tỉnh Bình Thuận về “xử phạt
vi phạm đối với những trường hợp sử dụng nhà sai mục đích.”
Một góc đường tại Sài Gòn với nhiều cửa hàng kinh doanh buôn bán đồng thời cũng là nhà ở của người dân. (Hình: Sài Gòn Tiếp Thị) |
Nhà ở, nhất là những căn nhà mặt tiền các đường phố đô thị, huyện, xã,
hầu như đều được dùng làm cơ sở kinh doanh, buôn bán hay dịch vụ. Nếu
chủ nhà không chính là chủ doanh nghiệp cò con thì lại cho người khác
thuê làm chỗ kinh doanh, sản xuất.
Nhưng nếu sử dụng nhà ở “sai mục đích,” theo khoản 4 điều 52 của nghị
định số 23/2009 của chính phủ Việt Nam, chủ nhà bị phạt từ 20 triệu đồng
tới 30 triệu đồng.
“Về nguyên tắc, dù là căn hộ chung cư hay nhà ở riêng lẻ thì chức năng
đều là để ở, đã được tính toán theo quy hoạch khu vực ở. Việc sử dụng
sai công năng nhà ở thành kinh doanh thương mại dịch vụ, sản xuất... là
vi phạm. Thiết kế nhà ở hoàn toàn khác biệt với trường học, nhà hàng,
bệnh viện, văn phòng... nên việc tự ý chuyển đổi công năng từ nhà ở sang
mục đích khác là không phù hợp.” Quách Hồng Tuyến, phó giám đốc Sở Xây
dựng Sài Gòn, giải thích trên báo Pháp Luật.
Cái nghị định vừa nói có từ hơn chục năm qua, dường như chẳng mấy ai để
ý. Trước khi có nó và ngay sau khi có nó, nhà ở mặt tiền phố thị trên cả
nước hầu như đều dùng vào mục đích sinh lợi, cách này hay cách khác.
Nhưng các thành phố tại Việt Nam, không thấy có những “quy hoạch” tức
quy định khu phố nào chỉ được ở mà không được dùng nhà vào mục đích kinh
doanh thương mại, văn phòng dịch vụ hay sản xuất. Nếu có phân chia rõ
rệt, thì cái nghị định 23/2009 có thể áp dụng được không mấy khó.
“Từ trước đến nay, cũng chưa có tiền lệ các cơ quan chức năng xử phạt
trường hợp nào sử dụng nhà ở sai mục đích như vậy. Bởi lẽ, các tổ chức,
cá nhân khi dùng nhà ở vào mục đích kinh doanh đều xin phép các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Chỉ cần cơ sở đó đáp ứng được một số yêu cầu đưa
ra kèm theo hồ sơ thì có thể được duyệt. Hơn nữa, khi hoạt động họ cũng
đóng thuế cho Nhà nước. Vì vậy, chuyện xử phạt vi phạm hành chính theo
Nghị định 23/2009 là rất khó bởi sẽ ‘đụng’ các ngành khác,” báo sài Gòn
Tiếp Thị nhận xét như thế và nói rằng cho dù nhà cầm quyền muốn thực
hiện lệnh cấm “cũng khó.”
Báo Pháp Luật ở Sài Gòn cho rằng, “Từ góc độ chính sách kinh tế, có thể
nói quy định tại Nghị định 23/2009 là chưa từng có trong lịch sử” dù đó
là dưới thời phong kiến cổ xưa đến ngày nay ở Việt Nam.
Tờ Pháp Luật còn cho rằng, “Một vấn đề không rõ ràng trong Nghị định
23/2009 là phạt có đi đôi với ‘cấm’ hay không. Nếu phạt mà không cấm sẽ
tạo ra tình trạng tùy tiện muốn phạt lúc nào cũng được.”
Nói khác, việc thúc tỉnh Bình Thuận xử phạt của Bộ Xây Dựng có vẻ như sự
“nhắc nhở” quan chức nhà nước cũng như các ông bà công an ở Việt Nam cơ
hội vòi vĩnh hối lộ lâu nay không được khai thác đúng mức.
Trên tờ Pháp Luật ở Sài Gòn, Nguyễn Thanh Sơn, trưởng phòng quản lý đô
thị Vũng Tàu cho rằng người dân khi xin phép kinh doanh là đã “đáp ứng
một số yêu cầu” do nhà nước quy định và đồng thời cũng đóng thuế nên nếu
áp dụng nghị định nói trên sẽ “đụng các ngành khác.”
Viên chức Sở Xây Dựng ở Ðồng Nai cho biết “chưa bao giờ xử phạt trường hợp nào sử dụng nhà ở vào mục đích khác.”
Nguyễn Quang Hưng, phó chánh văn phòng thanh tra xây dựng Ðà Nẵng cho
rằng chỉ khi nào “nhà công vụ” hay nhà của nhà nước mà bị sử dụng sai
mục đích mới gọi là “phạm pháp.”
Một cán bộ về đăng ký kinh doanh ở Sài Gòn được báo Pháp Luật thuật lời
cho hay trong bao nhiêu năm qua, “Chúng ta vẫn cấp phép kinh doanh, vẫn
thu thuế đối với các trường hợp sử dụng nhà ở vào các mục đích khác như
kinh doanh buôn bán.”
Nghĩa là trên thực tế, Nhà nước không ngăn cấm người dân kinh doanh tại
nhà ở của mình. “Bây giờ, đùng một cái lại đè ra phạt đến hàng chục
triệu đồng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng triệu người dân và cả
nền kinh tế. Nếu Bộ Xây Dựng tính chuyện phạt thì phải xem lại, bao
nhiêu năm nay không tuyên truyền, không nhắc nhở, không phạt, đang lúc
kinh tế khó khăn lại đè ra phạt nặng thì không tránh khỏi dân bức xúc.”
(TN)
0 comments:
Post a Comment