Hôm 16/4, Không quân Mỹ đã sử dụng tới 70 chiếc chiến đấu cơ F-15E Strike Eagle từ phi đội chiến đấu số 4 tại căn cứ không quân Seymour Johnson, phía Đông Bắc Carolina để tham ra một số bài tập huấn luyện tấn công giả định.
Cuộc diễn hành trên đường băng tại sân bay của căn cứ không quân Seymour Johnson của 70 chiếc F-15E Strike Eagle của Không quân Mỹ mang tên “Voi đi bộ” (Elephant Walk). Trong đó, 70 chiến đấu cơ F-15E từ 4 đội bay 333, 334, 335 và 336 thuộc phi đội chiến đấu số 4 dàn hàng ngang “diễn hành” như những con voi sắt dạo bước trên đường băng.
Sau khi diễn hành một vòng quanh đường băng, 70 chiếc máy bay F-15E đều thực hiện tung cánh lên bầu trời trong một bài tập huấn luyện. Đây cũng là chuyến bay đánh dấu lịch sử lễ kỷ niệm chiến thắng lần thứ 67 của phi đội bay thứ tư trên bầu trời Luftwaffe trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, phi đội bay số 4 của Không quân Mỹ đã thực hiện 30.000 vụ đánh bom trong thời gian một tuần để tiêu diệt hàng nghìn mục tiêu trên mặt đất. Cuộc diễn hành đồng huấn luyện tấn công hôm 16/4 của phi đội bay số 4 đã phá hủy 1.000 mục tiêu giả định trên mặt đất bằng 70 chiếc F-15E để gợi nhớ lại lịch sử.
Tuy nhiên, có lẽ mục đích chính trong cuộc diễn hành với số lượng lớn máy bay chiến đấu hiện đại này, Mỹ ngầm gửi lời “nhắc nhở” tới bất kỳ quốc gia nào muốn đối đầu với họ bằng một lực lượng không quân luôn “áp đảo” về số lượng.
70 chiếc máy bay F-15E mới chỉ chiếm 1/3 số lượng máy bay cùng loại mà phi đội chiến đấu số 4 sở hữu. Đó là chưa kể đến các loại chiến đấu cơ tiên tiến khác như F-16, F-22, các loại máy bay ném bom, máy bay không người lái… của Không quân Mỹ.
Lầu Năm Góc có thể triển khai hơn Không quân, Hải quân và Thủy quân Lục chiến với các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom hiện đại. Lực lượng này tính ra sẽ chiếm khoảng 20% của Không quân trên toàn thế giới gộp lại.
Theo tính toán, với một lực lượng không quân đông đảo và hiện đại như vậy, chỉ cần một chuyến bay chiến đấu có thể phá hủy bất kỳ được 30.000 các mục tiêu khác nhau của một quốc gia đối địch .
Nếu 70 chiếc F-15 có thể phá hủy 1.000 mục tiêu trong một lần bay, có thể tưởng tượng ra khi kết hợp các lực lượng không chiến khác của Ngũ giác đài thì họ có thể tàn phá quân đội và các cơ sở hạ tầng của đối phương tới mức “khủng khiếp” như thế nào.
Các chiến đấu cơ F-15 đã được nâng cấp hệ thống từ năm 2006, cho phép máy bay chiến đấu phản lực loại 2 động cơ này có thể mang tới 12 quả bom dẫn đường GPS loại nhỏ, mỗi quả nặng 250 pound và có khả năng “đâm xuyên” cả các vị trí chú ẩm kiên cố dưới lòng đất.
“Chúng tôi có thể nhấn nút để phóng cùng lúc 12 quả bom vào 12 mục tiêu khác nhau”, Đại úy, phi công lái F-15 của Không quân Mỹ Matt Hund nói.
Bài tập hôm 16/4 là một động thái thể hiện sức mạnh không quân số 1 của Ngũ giác đài trong chiến lược quốc phòng mới, dịch chuyển sức mạnh về châu Á – Thái Bình Dương để kiềm chế sự lớn mạnh của quân đội Trung cộng.
Trong đầu tháng 3/2012, 60 chiến đấu cơ F-16 của Mỹ và Hàn Quốc cũng đã thực hiện một bài tập trận với qui mô lớn, và tuần trước, các máy bay chiến đấu tối tân nhất của họ F-22 Raptor cùng với máy bay đánh bom chiến lược B-1B cũng đã tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật, tấn công vào trung tâm của vùng Alaska. Trong đó, tiến hành kiểm tra radar mới cho máy bay F-22, đồng thời thử nghiệm một khái niệm tấn công mới, đánh bại hệ thống phòng không của Trung Quốc.
Mỹ không phải là nước duy nhất nhấn mạnh cần tăng cường sức mạnh quân sự của mình trên Thái Bình Dương, Nga cũng đã bắt đầu đẩy mạnh kho vũ khí hiện đại của họ bên bờ đại dương này, điển hình là Điện Kremlin thông báo 40 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của họ sẽ thực hiện một bài không kích gần Nhật Bản.
Mỹ đang nắm giữ sức mạnh không quân số 1 thế giới.
0 comments:
Post a Comment