Saturday, April 14, 2012

TRUNG CỘNG SỤP ĐỔ, CSVN ĐI VỀ ĐÂU ?

Nguyễn Nhơn

ANH CẢ ĐỎ TRUNG HOA MÀ SẬP TIỆM
CHỦ NHỎ ĐỎ Ố NÀM TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU ?

Vừa rồi, có tin biểu tình lớn ở Thành phố Trùng Khánh, Trung quốc với trên một vạn người, bị đàn áp dữ dội, với hai người chết và ít nhất 50 người bị thương vì cảnh sát bắn đạn thật vào người biểu tình. Phát ngôn nhân TP. Trùng Khánh mau lẹ xác nhận và phân bua: Việc nầy không liên quan gì đến việc cách chức Bạc Hy Lai, cựu chủ tịch thành phố nầy.

Ngạn ngữ Việt Nam có câu chỉ kẻ xảo quyệt: “Liếc cọng hành, chết cọng hẹ.” Nay anh cán bộ đỏ Tàu nổi tiếng thuộc nòi “cs chỉ biết tuyên truyền và nói láo “theo lời sư tổ Gorbachev, chưa đánh đã khai: Dzụ nầy hổng có dính líu gì đến “tồng chí” Bạc Hy Lai tức là đích thị có liên quan đến tên phản động Lai Hy Bạc !
Xin trích dẫn bản tin:

“Theo tin của Đài Truyền Hình NTD “Tân Đường Nhân”, vào lúc 11 giờ tối ngày 10 tháng 4 đã có hơn 10 ngàn người dân Trung Quốc thuộc địa hạt Wansheng, tỉnh Trùng Khánh xuống đường biểu tình phản đối việc kết hợp khu vực hành chánh Wansheng và Qijiang mà theo người dân sẽ mang ảnh hưởng kinh tế xấu đến cho vùng Wansheng. Sự cố này đã xảy ra ngay sau khi đảng CSTQ tuyên bố đình chỉ chức vụ Trung Ương Chính Trị Cục và Trung Ương Ủy Viên Hội của Bạc Hy Lai, người đứng đầu chính quyền Trùng Khánh.
Người phát ngôn cho chính quyền Trùng Khánh nói đã có biểu tình với sự tham gia của hàng vạn người trong thành phố, nhưng không liên quan vụ Bạc Hy Lai.
……………….Tuy giới chức bác bỏ liên quan, một số bình luận gia cho rằng nếu như các ông Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân không vướng vòng lao lý, thì người dân Trùng Khánh cũng không có đủ dũng khí để tham gia một cuộc biểu tình quy mô lớn như vậy.”

Trước đây, khi có tin về cuộc đảo chánh ở Bắc Kinh, giữa các vị vua Tàu ngự nơi Trung Nam Hải, Tử Cấm Thành, dư luận xôn xao một dạo. Nay thì cuộc biểu tình Trùng Khánh, tuy chỉ là một thành phố với 33 triệu dân, đối với cả nước Tàu, dân số 1 tỉ 3 thì chẳng thấm tháp gì, nhưng nó phản chiếu cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái Tàu đỏ còn đang tiếp diễn. Xin trích lại đây bản tin về cuộc đảo chánh để nhận xét, luận bàn:

Trong đêm 19 tháng 3 và sáng sớm ngày 20 tháng 3, giờ Bắc Kinh, có nguồn tin về một số lượng lớn lực lượng kiểm soát quân sự ( quân cảnh) xuất hiện tại Bắc Kinh, tin này lan truyền rộng rãi trên các blog ở đại lục Trung Quốc.

Những nhân vật chính liên quan tới hành động này được biết là: Hồ Cẩm Đào, chủ tịch đảng CS Trung Quốc; Ôn Gia Bảo, Thủ tướng; Chu Vĩnh Khang, chỉ huy trưởng lực lượng cảnh sát của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc; và Bạc Hy Lai, người đã bị loại bỏ chức vụ Bí Thư Thành ủy Thành phố Trùng Khánh ngày 15 -3-2012 bởi thủ tướng Ôn Gia Bảo, sau khi xảy ra một vụ bê bối liên quan đến viên cựu cảnh sát trưởng (thành phố Trùng Khánh) do Bạc Hy Lai đã bổ nhiệm chức vụ.

Li Delin, trong ban biên tập của tờ Thị trường Chứng khoán hàng tuần (Securities Market Weekly) và là cư dân quận Dongcheng thuộc Bắc Kinh, đã viết trên microblog của mình một bài báo xác nhận cuộc chuyển quân bất thường: “Có rất nhiều xe quân đội, Đường phố Changan đang được tuần tra liên tục. Có nhiều cảnh sát mặc thường phục tại mỗi ngã tư, và tại một số địa điểm giao thông thậm chí đã có dựng hàng rào sắt.”

Theo các tin nhắn đã lan truyền khắp mạng Internet của Trung Quốc, một lực lượng quân đội với nhiệm vụ không rõ đã nhanh chóng chiếm đóng những vị trí trọng yếu ở Trung Nam Hải (Zhongnanhai), Tổng hành dinh của lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh, và thành phố Bắc Kinh trong buổi sáng sớm ngày 20 tháng Ba, với sự hợp tác của lực lượng vũ trang cảnh sát Bắc Kinh.

Quân đội tiến vào Bắc Kinh để “giữ và bảo vệ Bạc Hy Lai,” theo nguồn tin này.

Một độc giả Trung Quốc đại lục đã nói với tờ Epoch Times rằng một cuộc đảo chính quân sự đã diễn ra tại Bắc Kinh.

Hiện nay vẫn chưa được biết rõ có ai đã và đang bị bắt.

Nguồn tin này cho rằng Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) đã sử dụng lực lượng cảnh sát vũ trang với toan tính bắt giữ Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Tuy nhiên, trước đó Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã chuẩn bị sẵn sàng và (vì thế) cuộc đảo chính của Zhou đã bị chận đứng, mặc có dù tin đồn về Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo bị bắt đã được lan truyền trước đó.

Nguồn tin này nói rằng bây giờ cả hai phe, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cùng một phe, và Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang ở phe kia, đang huy động các lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, chỉ có Hồ Cẩm Đào có thể huy động quân đội chính quy, mà ông vẫn kiểm soát, theo nguồn tin này.

Nguồn tin này cũng nói rằng lực lượng chỉ huy bởi Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) đã nắm quyền kiểm soát đài truyền hình CCTV và Tân Hoa Xã Xinhua, nhưng quân đội chính quy dưới sự chỉ huy của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã giành lại được quyền kiểm soát các cơ quan thông tin này.

Các cột tin tức trên trang web của Tân Hoa Xã đăng tòan các tin tức nước ngoài từ 11 giờ chiều ngày 19 tháng Ba đến ít nhất 8 giờ sáng ngày 20 tháng 3, không có một mảnh tin tức nào trong nước, thật là điều khá bất thường.

Một cư dân mạng đăng trên blog rằng: ”Thật kỳ lạ! Ngoại trừ Đài Truyền hình Bắc Kinh, không có đài truyền hình nào khác ở Bắc Kinh phát hình. Điều này là rất kỳ lạ! Chuyện này chưa từng bao giờ xảy ra.”

Tuy nhiên, phương tiện truyền thông Bắc Kinh kiểm soát bởi nhà nước đã quan sát cho rằng việc áp đặt lệnh giới nghiêm trên đường Changan là hoàn toàn bình thường, vì lúc này Phó Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Hàn Ri Yong-ho đang hội kiến với ông Wu Dawei, đặc sứ của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc về các vấn đề Triều Tiên, và ông ta trước đó cũng đã thực hiện một cuộc gặp gỡ hiếm hoi với các phương tiện truyền thông để đọc một bài phát biểu bên ngoài lối vào phía đông của Nhà Khách Diaoyutai.

Truyền thông Bắc Kinh cũng đã ghi nhận rằng Diễn đàn Phát triển Trung Quốc đã bế mạc, với khách từ khắp nơi trong nước đang rời khỏi sau cuộc họp này. Vì những lý do này, giới truyền thông Bắc Kinh cho biết có nhiều cảnh sát trên đường Trường An, và taxi không được phép dừng lại bên cạnh nhà ga sân bay.”

Hồi đầu năm nay, nhân đọc bài viết của Gordon Chang, người Mỹ gốc Hoa, phân tích gia thuộc hệ thống Forbes, tôi dựa hơi ông, viết bài “ Liệu đảng csvn có sụp đổ trong năm 2012 không ?”, lấy luận cứ của ông Chang làm dẫn chứng. Nay xin trích lại đây để chứng giải về sự sụp đổ tất yếu của Trung Hoa đỏ:

“Do đó, chúng ta sẽ chứng kiến sự sụp đổ hoặc, khả dĩ hơn, đà trượt dốc trong nhiều thập niên theo kiểu Nhật. Dù kịch bản nào xảy ra đi nữa, những khó khăn kinh tế đang xảy ra ngay đúng lúc xã hội Trung Quốc đang trở nên vô cùng bất mãn. Những vụ phản kháng không những tăng vọt – theo một thống kê, năm ngoái có 280.000 ”biến cố quần chúng” – mà còn ngày càng bạo lực như làn sóng gần đây của những cuộc nổi dậy, khởi nghĩa, bạo loạn và vụ đánh bom cho thấy. Đảng Cộng sản do không thể hòa giải sự bất mãn xã hội nên đã chọn cách tăng cường trấn áp đến mức chưa từng thấy trong hai chục năm qua. Ví dụ, nhà cầm quyền đã phủ kín các thành phố và làng xã khắp nước bằng công an và binh lính có vũ trang, và tăng cường theo dõi hầu như mọi hình thức thông tin liên lạc và các phương tiện truyền thông. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi “kiểm soát” và ”hạn chế” được bình chọn là những từ phổ biến nhất của năm 2011 trong các cuộc khảo sát trên mạng.

Phương pháp cứng rắn đó tính đến nay đã giữ an toàn cho chế độ, nhưng sự ổn định do phương pháp đó tạo ra chỉ có thể tồn tại ngắn hạn trong xã hội ngày càng hiện đại hóa của Trung Quốc, trong đó hầu hết người dân dường như tin rằng nhà nước độc đảng không còn phù hợp. Chế độ đó rõ ràng đã thua trận chiến tư tưởng.

Ngày nay, biến đổi xã hội ở Trung Quốc đang tăng tốc. Vấn đề đối với đảng cầm quyền của nước này là mặc dù người Trung Quốc thường không có ý định cách mạng, những hành động đảo lộn xã hội của họ có thể có những tác động mang tính cách mạng bởi vì chúng diễn ra vào thời điểm hết sức nhạy cảm. Tóm lại, Trung Quốc hiện nay quá năng động và đầy biến động đến nỗi giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản không thể tiếp tục bám víu. Trong năm đến, ở một nơi nào đó, bất kể là một làng nhỏ hay thành phố lớn, sẽ có một biến cố vượt khỏi tầm kiểm soát và lan nhanh. Vì người dân trên khắp đất nước này có cùng suy nghĩ, ta chẳng nên ngạc nhiên khi họ sẽ hành động giống nhau. Ta đã từng thấy người dân Trung Quốc đồng tâm nhất trí hành động: Vào tháng 6/1989, khá lâu trước khi xuất hiện mạng xã hội, đã có các vụ biểu tình phản kháng ở khoảng 370 thành phố trên khắp Trung Quốc, mà không có ai đứng đầu trên toàn quốc cả.

Hiện tượng này đã lan nhanh khắp Bắc Phi và Trung Đông trong năm nay, cho ta thấy rằng tự thân bản chất của thay đổi chính trị trên khắp thế giới đang biến chuyển, gây mất ổn định ngay cả những chính quyền độc tài có vẻ vững chắc nhất. Trung Quốc không thể nào tránh khỏi làn sóng “dân nổi can qua” này, như ta thấy qua cách Bắc Kinh phản ứng quá mức đối với những cuộc biểu tình có tên gọi “Hoa Nhài” hồi mùa xuân năm nay. Đảng Cộng sản Trung Quốc từng là người thụ hưởng những xu thế toàn cầu, nay lại là nạn nhân của những xu thế đó.

Vậy liệu Trung Quốc có sụp đổ không? Các chính quyền yếu kém có thể tại vị lâu dài. Giới chính trị học, vốn thích lý giải điều không thể giải thích được, cho rằng cần phải hội đủ nhiều yếu tố mới dẫn đến sụp đổ chế độ, và Trung Quốc hiện đang thiếu hai yếu tố quan trọng nhất: một chính quyền bị chia rẽ và một lực lượng đối lập mạnh.

Vào lúc mà những thách thức hệ trọng đang tăng chồng tăng chất, Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp bắt đầu sự chuyển giao [thế hệ] chính trị trong nhiều năm, do đó thiếu chuẩn bị kỹ càng cho những vấn đề mà Đảng phải đương đầu. Hiện đã có những phân hóa rõ rệt trong hàng ngũ chóp bu của Đảng, và phản ứng chậm chạp của giới lãnh đạo trong những tháng gần đây (khác hẳn phản ứng nhanh như chớp hồi năm 2008 đối với những khó khăn kinh tế ở nước ngoài) cho thấy tiến trình ra quyết định ở Bắc Kinh đang rệu rã. Vậy ta có thể khẳng định yếu tố thứ nhất: chính quyền bị chia rẽ.

Còn về chuyện có một lực lượng đối lập, Liên Xô suy tàn mà đâu cần có đối lập gì cho cam. Trong thời đại biến động hơn nhiều của chúng ta, chính quyền Trung Quốc có thể tan rã giống như những chế độ chuyên quyền ở Tunisia và Ai Cập. Như ta thấy rõ qua “cuộc nổi dậy công khai” ở làng Ô Khảm (Wukan, 烏坎) thuộc tỉnh Quảng Đông trong tháng 12 này, người dân có thể nhanh chóng tự tổ chức – như họ từng làm quá nhiều lần kể từ cuối thập niên 1980. Dù sao đi nữa, nay đâu còn cần đến một cỗ máy vận hành trơn tru để đánh sập một chế độ trong thời đại cách mạng không có lãnh tụ này.

Mới đây thôi, mọi thứ quá thuận lợi cho giới quan lại ở Bắc Kinh. Nay, thuận chẳng còn, lợi cũng không. Đúng là tôi đã tiên đoán sai. Thay vì năm 2011, Đảng Cộng sản Trung Quốc hùng mạnh sẽ sụp đổ vào năm 2012. Cược gì tôi cũng cược.”

Vậy đó, các biến cố biểu tình và lời đồn đãi về đảo chánh kể trên chứng tỏ luận cứ của ông Chang có cơ sở vững chắc.

Vậy thì câu hỏi đặt ra là:

Khi mà anh cả đỏ Trung Hoa sập tiệm
Chú em csvn đi về đâu ?
Tam thập lục kế, dĩ đào vi thượng: Chạy !

Thì đây:

GIA ÐÌNH NGUYỄN TẤN DŨNG HỐI THÚC VIỆC THÁO CHẠY

Hôm nay trong tiết mục phóng sự từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN gửi ra bản tin về việc gia đình Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách tháo chạy ra khỏi nước, mời quý vị cùng theo dõi bản tin sau đây… (video insert)
Tin mật từ nội bộ Cộng sản Việt Nam phát đi và đang loan nhanh trên các trang mạng, cho biết rằng nội bộ Cộng sản Việt Nam đang rất rối ren, và người cầm đầu nhà cầm quyền là Nguyễn Tấn Dũng có thể đang nghĩ đến việc tháo chạy khỏi hệ thống này, nhưng làm sao mà vẫn giữ được mạng sống và tài sản. Tin có vẻ như thất thiệt, tuy nhiên tiết lộ từ một cuộc họp của tổng cục an ninh 1 phía nam cho biết Hà Nội đang ráo riết chuẩn bị giành lại quyền lực từ Dũng, và Bộ chính trị thì chia năm xẻ bảy với các vấn đề quốc nội và quốc ngoại.
Việc tài sản của Dũng càng ngày càng lớn và quyền lực nắm trọn như một nhà độc tài đang làm cho nhiều phe cánh trong Bộ chính trị điên tiết và quyết giành lại, đặc biệt là cánh đang lợi dụng sự hậu thuẫn từ Trung Cộng. Việc đem đứa con trai út tên Nguyễn Minh Triết đang du học từ Anh quốc về Việt Nam làm cán bộ Ðoàn, theo nhiều người nói, là một cách Bộ chính trị Cộng sản Việt Nam muốn buộc Dũng phải đem con trai mình về như một thứ con tin giam lỏng, tránh việc Dũng tuồn tài sản qua Anh thông qua đứa con này. Một tin tức khác, từ một nhân vật thân cận của gia đình Nguyễn Tấn Dũng kể lại trong một cuộc họp mặt gia đình kín đáo, 2 đứa con của Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Thanh Phượng đã nhắc Dũng chuyện tính đến một nước cờ hạ cánh an toàn khi hết nhiệm kỳ sắp tới, nếu không sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm vì nội bộ thù ghét và chuẩn bị nhiều kế hoạch triệt hạ. Phượng là con gái cưng của Dũng và người được Dũng tin cậy nhất, cũng có ý trách móc rằng Dũng đừng quá tham danh tiếc quyền, phải bỏ bớt để tính chuyện tháo chạy, vì khi Dũng đang tại chức thì có vẻ an toàn, nhưng khi hết thì rất nguy hiểm.
Dũng đang mất lòng Hà Nội rất nhiều vì can thiệp vào miếng bánh đã được phân chia. Do áp lực báo chí và dân chúng về vụ Tiên Lãng, Hải Phòng, Dũng đành phải ra lệnh điều tra và xử phạt các quan chức địa phương, một điều tối kỵ cho Dũng vì đây là lãnh địa không thuộc vùng kiểm soát của đương sự, cách làm này đã phá luật chơi ngầm của hệ thống lãnh đạo Cộng sản Việt Nam. Vì vậy phóng lao phải theo lao, Dũng đành sẽ phải xử phạt các quan chức Hải Phòng, đồng thời sẽ kêu án nông dân Ðoàn Văn Vươn ở mức án khoảng 3 năm tù để xoa dịu phe cánh ngoài đó, nhưng không quá nặng để dân chúng không phản ứng.
Nông dân Ðoàn Văn Vươn là người đã chống lại công an, quân đội và nhà cầm quyền Hải phòng vì việc xông vào nhà ông cướp đất, phá tài sản. Tin tức lan nhanh không biết thực hư thế nào, và cũng khó có được các nguồn kiểm chứng, tuy nhiên qua phân tích thì quả đúng là Nguyễn Tấn dũng đang rơi vào thế khó, vận mệnh của dân tộc Việt Nam đang đứng trước một bối cảnh điêu linh bởi nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam đang tranh giành xâu xé lẫn nhau từng ngày vì quyền lợi và tham vọng.

Vì vậy, cho nên mới có bài văn tế sau đây thay lời kết:

VĂN TẾ TRƯỚC CHO LƯỠNG ĐẢNG CS HOA-VIỆT

Hai nước Hoa Việt núi liền núi, sông liền sông
Hai đảng đều cùng thờ đạo Mác xít duy vật
Hai nhà nước đều rập khuôn đọc tài toàn trị
Xã hội đều đầy rẩy tham nhũng, áp bức, bất công
Dân tộc Việt-Hoa dồng rên siết dưới gông cùm cọng sản
Đồng vùng lên chống loài lang sói cách nầy, cách khác
Nay, trong bốn nước cọng sản cò sót lại trên thế giới
Nước canh gác hòa bình Cuba đang tính việc hạ phiên
Nước Bắc Triều Tiên khóc tập thể vì khủng hoảng lãnh đạo
Đại xã nghĩa Trung Hoa nhờ mánh mung lừng lẫy một hồi
Nay theo lời đoán chắc nịch của nhà ông Chang, gốc Hoa
Nội trong năm 2012 nầy, anh cả đỏ Trung Hoa đi đứt
Sông liền sông, núi liền núi, Việt Nam xã nghĩa ắt đi theo

Ô hô ! Ai tai !
Vĩnh du, hạ hưởng !

Nguyễn Nhơn
( Chờ đọc Điếu tế cuối năm Thìn)
14/4/2012

0 comments:

Powered By Blogger