Sunday, April 15, 2012

TBT Nguyễn Phú Trọng đặt tự ái cá nhân trên lợi ích quốc gia?

Nguyễn Nghĩa 650/ Danlambao

Những vinh dự mà Cu Ba dành cho ông ta như tặng huân chương Jose Marti, nhà cách mạng giải phóng dân tộc Cuba, hay mời thỉnh giảng về CN Xã hội ở Việt Nam, chỉ là những động tác nịnh bợ nhau của 2 đảng cộng sản đang bị thế giới coi thường mà thôi. Ông Trọng đã “lú”, đã tưởng mình là lãnh tụ tầm cỡ thế giới, và đòi hỏi phải được trọng thị xứng đáng…

Như đã đưa tin, chuyến thăm Brazil theo lời mời của Tổng thống Dilma Rousseff của Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, dù đã được hai nước chuẩn bị từ trước, đã đột ng̣ột bị hủy vào giờ chót. Theo kế hoạch, ông Trọng sẽ bay đến Brazil ngay sau chuyến thăm Cuba trong kéo dài đến ngày 15/4. Tuy nhiên, ông đã từ Havana bay thẳng về Việt Nam.

Một cán bộ ngoại giao Việt Nam giấu tên cho rằng đây là việc mà ông “chưa thấy trong mấy chục năm làm ngoại giao”. Ông nói có một số nước xem ông Trọng như nguyên thủ quốc gia của Việt Nam nhưng cũng có những nước không mặn mà lắm với tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam.”

Như vậy Nguyễn Phú Trọng đã làm 1 việc chưa từng thấy trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, Quốc tế: Hủy chuyến thăm, ngay trước ngày thăm, không có lý do bất khả kháng.

Tuy là TBT của một đảng phái chính trị, nhưng ở Việt Nam chế độ chính trị là độc đảng, không có dân chủ nên TBT ĐCS VN là 1 nhân vật quan trọng bậc nhất về mặt định chính sách.

Không là nguyên thủ quốc gia (Chủ tịch nước), ông Nguyễn Phú Trọng phải chịu thiệt thòi về mặt hình thức ngoại giao, đó là lẽ đương nhiên, vì các đón tiếp ngoại giao không có qui định việc đón tiếp các TBT của một đảng chính trị như một nguyên thủ quốc gia.

Câu phát biểu của nhà ngoại giao Việt Nam dấu tên: “có một số nước xem ông Trọng như nguyên thủ quốc gia của Việt Nam, nhưng cũng có những nước không mặn mà lắm với tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam.” đã lộ rõ phần nào lý do quay thẳng về Việt Nam của Nguyễn Phú Trọng.

Ta có thể hiểu được rằng: Nguyễn Phú Trọng đã tự ái vào phút chót, khi hình thức đón tiếp, mà Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, không được Brasil thỏa mãn. Có thể đây là đòi hỏi phải có bắn 21 phát đại bác, có thể là yêu cầu phải được đón tiếp như 1 nguyên thủ quốc gia…

Phải chăng cái tự ái nhỏ nhen của Nguyên Phú Trọng đã loại ông ta khỏi hàng ngũ chính khách của thế giới. Sau sự kiện này, Nguyễn Phú Trọng sẽ không được các nước trên thế giới mặn mà tiếp đón nữa. Ông ta sẽ về Việt Nam ru rú ở Hà Nội. Bây giờ thì tuyến bay Hà Nội-Bắc Kinh có lẽ sẽ là tuyến bay duy nhất của ông ta.

Uy tín Việt Nam bị tổn thương nặng nề. Một chính trị gia hàng đầu của 1 quốc gia, bao giờ trước thế giới, cũng phải tỏ ra là 1 người đại diện săn sóc cho quyền lợi của nước mình. Lúc đó, những thủ tục vụn vặt của ngoại giao có thể sẽ được đặt xuống hàng thứ yếu.

Ông Nguyễn Phú Trọng phải hiểu điều này: Tuy ông ta là Vua không ngai ở Việt Nam, nhưng đối với ngoại giao thế giới, ông vẫn chỉ là TBT của 1 chính đảng, mà lý tưởng đã quá hạn, đã bị thế giới coi thường. Những vinh dự mà Cu Ba dành cho ông ta như tặng huân chương Jose Marti, nhà cách mạng giải phóng dân tộc Cuba, hay mời thỉnh giảng về CN Xã hội ở Việt Nam, chỉ là những động tác nịnh bợ nhau của 2 đảng cộng sản đang bị thế giới coi thường mà thôi.

Ông Trọng đã “lú”, đã tưởng mình là lãnh tụ tầm cỡ thế giới, và đòi hỏi phải được trọng thị xứng đáng.

Chuyến thăm Brazil đã được thống nhất trước giữa 2 nước Việt Nam và Brazil. Mọi chi tiết đã được các cơ quan chức năng ngoại giao khớp vào kế hoạch. Không cần phải tìm hiểu chi tiết, ta cũng thấy chuyến thăm Brazil có ý nghĩa chính trị đối với Việt Nam to lớn hơn nhiều chuyến thăm Cu Ba.

Cu Ba là nước nhỏ, không có ý nghĩa chính trị, kinh tế với Việt Nam bao nhiêu. Brazil là nước lớn, có nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. Brazil lại là nước quan trọng trong nhóm các nước đang phát triển và có ảnh hưởng lớn đến thế giới. Nhóm này gọi là nhóm BRICS gồm có Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và từ 2011 Cộng Hòa Nam Phi. Nhìn vào danh sách này, chúng ta dễ dàng nhận ra vai trò của BRICS trên chính trường quốc tế.

Họ là đại diện cho 1/2 dân số thế giới và sản xuất ra hơn 1/4 sản lượng kinh tế thế giới. Là những nền kinh tế đang phát triển, uy tín của nhóm BRICS này sẽ còn tăng cùng với thời gian. Việt Nam muốn phát triển, cần có bạn bè trên khắp các lĩnh vực, khắp các hoạt động chính trị của thế giới. Ông Trọng sang Brazil cũng nhằm làm Brazil hiểu Việt Nam hơn, nhằm làm Brazil tăng cường ủng hộ Việt Nam hơn trên trường quốc tế.

Nhưng nay đã hỏng rồi.

Việc hủy chuyến bay, mà chắc chắn như hé lộ của nhà ngoại giao Việt Nam, chỉ là do 1 tiểu tiết thuộc lễ nghi ngoại giao, ngay trước chuyến thăm đã định trước, không có lý do bất khả kháng, là một điểm tồi cho ngoại giao Việt Nam, cho Nguyễn Phú Trọng.

Đây là chuyến thăm bị hủy, không có thông lệ trong ngoại giao quốc tế. Trường hợp Nguyễn Phú Trọng sẽ mãi được giảng trên các giảng đường đại học ngoại giao quốc tế, như 1 bài học xấu. Lợi ích quốc gia Việt Nam đã bị ông Trọng đặt xuống hàng thứ yếu. Cái ‘tôi’ của nhà chính trị gia Mác xít kiệt xuất đã cao hơn uy tín của Việt Nam. Ông Trọng đã tỏ ra là 1 nhà chính trị tồi, không có khả năng đại diện cho quốc gia Việt Nam được.

Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang và bè lũ phải nhớ rằng: Chừng nào các người còn nô lệ chính dân tộc mình, chừng nào các người còn tham nhũng trên chính dân tộc mình, thì những thủ tục ngoại giao dù cao quí bao nhiêu, cũng không che đậy được sự khinh bỉ của những chính trị gia yêu nước đang đón tiếp các người

0 comments:

Powered By Blogger