Sunday, April 15, 2012

BẠCH HÓA CĂN CƯỚC “BÁN NƯỚC BẨM SINH” – VGCS THÁCH ĐỐ QUỐC DÂN VÀ QUỐC TẾ



Tổng Hợp Tin Tức ngày 11-4-2012 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus

“…Xây dựng, chỉnh đốn đảng là công việc rất khó, rất phức tạp, vì nó liên quan đến xây dựng tổ chức, xây dựng con người, là công tác con người, dễ dàng đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con người. Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng, và sự tồn vong của chế độ”. Đó là nguyên văn lời chóp bu Trọng đọc trong diễn văn khai mạc hội nghị trung ương 4 khóa XI đảng của y ngày 26-12-2011. Những lời VNExodus gạch dưới cho thấy : 3 lần y nói đến con người (đảng viên cộng sản, từ trên xuống dưới “hủ hóa”) khiến cho sinh mệnh Đảng (chữ Đ luôn luôn viết hoa) và sự tồn vong của chế độ (không chữ nào viết hoa) bị “liên quan”.

Chỉ một câu nói, ta đủ thấy “tư duy sâu kín” của việt gian “cộng sản sống sót”.

Chúng luôn viết hoa chữ Đ khi viết về đảng của chúng, coi đảng ấy là duy nhất, độc tôn. Đảng viên thay vì “trung với nước”, từ lâu đã được nhồi sọ câu “trung với đảng”. Không quên kèm theo hai chữ “tuyệt đối”. Chính cái đảng tính độc tôn ấy là căn nguyên của “ba căn bệnh trầm kha” về kinh tế mà Cu Bí Trọng từng “tự kiểm điểm” trước đây : 1/ Nhóm lợi ích; 2/ Tư duy nhiệm kỳ; 3/ Đầu tư công kém hiệu quả. Nhưng “căn nguyên của mọi căn nguyên” (cũng chính Cu Bí Trọng vạch ra) nằm trong bản thân con người cộng sản. Được đào tạo, nhồi sọ và nuôi béo với đủ thứ “đặc quyền đặc lợi” (chỉ cần đền đáp bằng cách cúc cung tuyệt đối trung thành với đảng), con người cộng sản không hủ hóa mới là chuyện lạ. Người cộng sản “dép râu nón cối”, dốc lòng theo “lý tưởng” (được nhồi nhét), cong lưng “vì tập thể, hy sinh cá nhân”, đến khi “cách mạng thành công”, được “bồi dưỡng” theo chế độ “bao cấp”, “tem phiếu”, và “nhà-nước quản lý đến từng cục phân của người ta”, mới vỡ lẽ nhìn ra bộ mặt thật của “thiên đường ảo” cộng sản, len lén “đi tìm cái tôi đã mất” thì đã muộn. Ngồi trên quyền bính rồi, bọn chóp bu cộng sản, từ chủ thuộc địa đến tay sai chư hầu, đâu đâu cũng cai trị theo quả đầu chế – oligarchy, biến dân bị trị thành một bầy nô lệ có tên là “nhân dân”, cấp cho thẻ “chứng minh nhân dân”. mỗi nhà được gọi là một “hộ”, người trong nhà đếm theo miệng ăn, là “khẩu”, theo chế độ “hộ khẩu”. Cộng sản dùng miếng ăn để nô lệ hóa dân bị trị. Chế độ ấy, có nơi gọi là Soviet, có chỗ gọi là Ủy Ban Nhân Dân. Nó sống trong bưng bít. Khởi đi với lý tưởng “xóa bỏ cảnh người bóc lột người”, nó thành tựu với xã hội “nhà-nước chuyên chính bóc lột ‘nhân dân’ lao động”. Nó dùng phương pháp “điều kiện hóa tâm lý” – áp dụng kết quả thực nghiệm “tâm lý chó” của Pavlov, tạo “tâm lý người”, phản ứng có điều kiện theo lệnh chủ – “trồng người” ra một đội ngũ cán bộ, đảng viên “tuyệt đối trung thảnh” với chủ, có trình độ “giác ngộ cách mạng” cao thấp tùy theo mức bổ béo của những cục “phó mát đặc quyền đặc lợi” mà chủ ban phát, hoặc “tự bồi dưỡng” nhờ luồn lách “ô dù”. Rủi “có vấn đề đột xuất linh tinh”, nhẹ thì “phê, tự phê”, nặng hơn, “kiểm điểm” hay “cảnh cáo”. Phản, hãy trông gương Trostky, Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Bình, Hoàng Minh Thảo … Làn gió độc cộng sản phủ chụp hành tinh này gần một thế kỷ vừa qua, với tham vọng áp đặt một hệ giá trị vật chất nhất nguyên duy lý, thất bại và tàn lụi, đế lại “tàn dư văn hóa” đậm đà 3 nét khó mà lẫn lộn : lừa mị, tham nhũng, khủng bố. Phát biểu “chỉnh đảng” ngày 26-12-2011 của Cu Bí Trọng, chỉ một câu mà ba lần nói tới con người. Vô tình hay hữu ý, y đã đặt vấn đề vào phạm trù văn hóa. Ở Việt Nam, gió độc văn hóa cộng sản có ít nhất là 82 năm gây ra 3 cuộc chiến tranh có nổ súng, triền miên 2/3 thế kỷ “tắm máu mà không thấy máu” với biết bao nhiêu đợt “đổi đời”, đấu tranh giai cấp “trời long đất lở”, kéo theo hai cuộc Exodus VN, thảm khốc gấp bội Exodus Do Thái. Tàn tích “văn hóa cộng sản”, với “tồn tại lịch sử” khốc hại như thế, thử hỏi Cu Bí Trọng cần bao nhiêu năm để “chỉnh” ? Những biện pháp y đưa ra đã bị cả làng diễu cợt, ví von như “xức dầu cù là, chữa bệnh ung thư”. Giả tỉ như y “chỉnh” được theo cung cách y đưa ra, thì đảng của y thành cái gì ? Thành một lũ “chó của Pavlov” hay sao ?

Từ Lenin qua Tiểu Bình, chủ nghĩa tư bản thị trường – market socialism – thế tất đi vào “ngõ cụt” (theo Janos Kornai). Cộng sản chui vào kinh tế thị trường, không khác gì khỉ đột đụng phải ổ ong vò vẽ. Chủ nghĩa tập thể cộng sản đụng phải chủ nghĩa cá nhân của thị trường, cả lũ bị “hủ hóa”, ở đó oán trách “thế lực thù địch”. Thị trường là nơi “tự do cạnh tranh”, lấy tăng tiến sở hữu tư – private ownership – làm động lực phát triển “lợi ích cá nhân”. Thị trường tự do nào cũng có “cá lớn và cá bé”. Nếu để tự do phóng túng, “cá lớn” nào cũng tìm cách “nuốt cá bé”, cho nên đàn “cá bé” có “lợi ích nhóm” – group interest – tương đồng phải quần tụ thành “nhóm lợi ích” – interest group – nương nhau mà cạnh tranh với các nhóm lợi ích khác. Thị trường muốn ổn định, không cho phép “cạnh tranh bất chính”, nhất là phải có biện pháp ngăn ngừa nạn “cá lớn nuốt cá bé”. Thị trường nào cũng thế, “cá lớn” thường là các xí nghiệp quốc doanh do nhà-nước làm chủ. Nước tư bản nào cũng có chế độ pháp trị – rule of law – coi, lớn bé gì, “cá” trên thị trường cũng là bình đẳng. Cạnh tranh bất chính, thao túng thị trường, có luật pháp “xử lý”. Nhà-nước đầu tư vào thị trường cũng chí là một “cá”, bình đẳng trước pháp luật như các “cá” khác. Hơn thế, các nước tự do luôn có xu hướng chống lại việc nhà-nước nhúng tay vào thị trường. Đi trước bọn “cộng sản cuối mùa” cả mấy trăm năm vào kinh tế thị trường, nước tư bản nào cũng biết quốc doanh luôn luôn “đầu tư thiếu hiệu quả”, vì “chủ đầu tư” không có động lực “lợi ích cá nhân” thúc đẩy nỗ lực cạnh tranh. Nước tư bản nào cũng có xu hướng “đố kỵ” quốc doanh. Ngược lại, bọn cộng sản cuối mùa ở VN chủ trương “quốc doanh là chủ đạo”, coi quốc doanh là nơi “ban phát đặc quyền đặc lợi”, mua chuộc sự trung thành của bọn “chó Pavlov”. Với nghị định 91, năm 2006, chúng cho thành lập thí điểm 12 tập đoàn kinh tế nhà-nước. Các tập đoàn này nắm hầu hết các ngành chủ chốt kinh tế tài chính VN, từ dầu khí, đóng tàu, xây dựng, đến viễn thông, điện lực, khai khoáng, dệt may và tài chính (ngân hàng), bảo hiểm. Mỗi ngành là một “nhóm lợi ích”, chẳng những ăn hoang phá hại, đổ nợ, phá sản, mà còn tranh quyền tranh ăn, chống phá nhau kịch liệt, đưa toàn bộ kinh tế “vĩ mô” đến nguy cơ “sập tiệm”. Trong nỗ lực “tái cơ cấu” kinh tế, sau khi “chẩn mạch” ra ba “căn bệnh trầm kha” (đã nói ở trên), đợt thanh tra mới đây công bố một số thông tin “khiến nhiều người không khỏi giật mình” (RFA 9-4-2012). Vinashin gây xôn xao bấy lâu, so với các tập đoàn đang bị “khui”, chỉ là “chuyện nhỏ”. Điển hình trong nạn “tranh ăn khui nhau” là vụ “nhóm lợi ích” 7 nhà tư doanh dược phẩm đứng đơn “khui” những sai phạm của Bộ Y Tế, bị bộ này “khui ngược lại” 2 trong 7 tư doanh đó phạm đủ thứ tội, dọa sẽ “khui” tiếp đến các “cá bé” khác. Vụ này đang có xu hướng “lây lan” sang tập đoàn Y Dược Phẩm Bộ Quốc Phòng.

Như đã phân tích trước đây, quốc doanh bê bối và các nhóm lợi ích tranh ăn là 2 căn bệnh “trầm kha” nảy sinh từ căn bệnh trầm kha thứ nhất : tư duy nhiệm kỳ. Bệnh này là gì ? Do đâu mà có ? Nó là nhận thức rất minh bạch của bọn chóp bu VGCS về giới hạn thời gian bám quyền của chúng, nảy sinh từ khi Liên Xô sụp đổ, khiến chúng lâm cảnh “chó mất chủ”, bơ vơ đi tìm chủ mới. Năm 1990-91, chủ cũ của chúng là LX đã “diễn biến hòa bình” thành Liên Bang Nga, chỉ còn 2 siêu cường xứng đáng để chúng thần phục là Mỹ và Tàu Cộng (TC). Cả hai đều “có nợ máu” với chúng. Riêng với TC, chúng còn mắc tội “phản chủ” cả trong thực tế lẫn trên giấy trắng mực đen. Ngoài câu ghi trong hiến pháp 1980, coi “Trung quốc là kẻ thù lâu đời và nguy hiểm nhất”, sau khi bị TC “giáo trừng” năm 1979, chúng ra Sách Trắng kể lể đủ thứ “tội ác” của TC đối với chúng. Chẳng hạn, năm 1954, ỷ vào “công ơn” giúp chúng thắng Pháp, TC đã ép chúng ký chia đôi đất nước “phù hợp với lập trường của Pháp”. Về phía Mỹ, chúng cho rằng “Thời kỳ 1969-1973 (TC) đã đàm phán với Mỹ trên lưng nhân dân VN”. Lại nữa, theo chúng, TC còn “kiềm chế cuộc chiến đấu của nhân dân VN chống Mỹ-Thiệu phá hoại hiệp định Paris”. Suốt quyển Sách Trắng nói trên, chúng lên án “sự phát triển lô-gích của chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của những người lãnh đạo Trung Quốc trong 30 năm qua” với những lời lẽ hằn học, cay độc, tưởng như không cách chi “chuộc lại” được. Thế mà chúng đã chuộc lại được tội “phản chủ Tàu” với cái giá “bán nước để còn đảng còn mình”, lấp liếm với lập luận rằng “cho dù bành trướng thế nào, Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa”. Cùng đường tính quẩn, chúng thừa biết thân phận “ký sinh” của chúng rất bấp bênh. Cái gọi là “tư duy nhiệm kỳ” từ đó nảy sinh : ngày nào còn “cố bám” được, chúng “tranh thủ” tối đa, chia nhau “đặc quyền đặc lợi”, sao cho “ân oán phân minh, nghĩa tình trọn vẹn”. Cứ “có lần có lượt”, tên nào “no đủ” rồi thì “mãn nhiệm kỳ”, lui xuống, đến “nhiệm kỳ” từ dưới “đôn lên” hay từ ngoài “bổ sung” vào. Trong nhiệm kỳ, tên nào cũng “vội vã vơ vét”. Đời cha sắp hết nhiệm kỳ, luôn “cơ chế” cho đời con “hy sinh vì cách mạng”. Cha truyền con nối, “hương hỏa” của chúng vẫn là ngọn cờ “búa liềm”, cho dù công nghiệp đã “kỹ thuật số hóa”, nông nghiệp đã “hiện đại hóa”, vốn đầu tư nặng ký nhất đã là “tư bản trí tuệ” – intellectual capital. Chúng không đui mù đến nỗi không thấy chủ nghĩa cộng sản đã đi vào thùng rác, thế giới không còn “chia làm hai phe”, xã hội không còn nhu cầu “đấu tranh giai cấp”, loài người đang thể hiện ước vọng “đại đồng” qua xu thế toàn cầu hóa, tôn trọng “tiểu dị” nhưng phải sống “liên thuộc” – interdependent – với nhau về lương thự̣c, nguyên nhiên liệu, năng lượng và sinh thái. Cách mạng tin học, với công nghệ thông tin, đã chọc thủng mọi bưng bít, khiến cho bộ máy tuyên truyền một chiều của cộng sản trở thành vô dụng vì lỗi thời – obsolite. Cái gọi là “thời kỳ quá độ” VGCS vin vào đó để cố bám quyền bính chuyên chế, núp sau “kiếm và lá chắn” của công an, ngày càng chứng tỏ tính bấp bênh của nó trước bão tố của Lòng Dân. Chỗ dựa duy nhất của VGCS hôm nay là Tàu Cộng lại đang chao đảo vì quy luật khách quan mâu thuẫn loại trừ nhau giữa hạ tầng cơ sở kinh tế thị trưởng và thượng tầng kiến trúc chính trị cộng sản, dù đã “nói tránh” đi thành “chủ nghĩa xã hội với đặc thù Trung Quốc”.

Cu Bí Trọng mới vừa sang gặp Cu Ba Fidel, ca tụng “Cu Ba vẫn hiên ngang đứng vững”, tiện thể nhắc đến một loạt các nước “anh em” trong “phe ta”, nào là Venezuela, Bolivia, nào là Ecuador và “phong trào cánh tả Mỹ Latin”. Không thấy nhắc đến Gaddafi, có lẽ vì “người anh em” này đã “chết vinh hơn sống nhục” sau khi được dân chúng móc lên từ ống cống. Cũng không thấy nói gì đến TC “vừa là thày, vừa là bạn, vừa là ân nhân”, mà chỉ nói đến “các nước xã hội chủ nghĩa khác ở Châu Á”, có lẽ sợ “phạm húy”. Bạch hóa căn cước như thế để làm gì ? Thách đố quốc tế và quốc dân VN, hay chẳng qua Cu Bí Trọng chỉ “tự lừa dối” như đứa trẻ sợ ma đi qua nghĩa địa ?

Sau đây là bài Tổng Hợp Tin Tức mới nhất của LS Đinh Thạch Bích …

Để Nghe, Xin Bấm Vào Đây

Để Tải Xuống, Xin Bấm Vào Đây

0 comments:

Powered By Blogger