Thursday, March 22, 2012

Cùng nhau cưa đôi

Ngày xưa họ xuống đường tự thiêu vì "pháp nạn", bây giờ thì những người mà họ đã gián tiếp hay trực tiếp tiếp tay xâm chiếm miền Nam xông vào cửa thiền đòi ăn chia tiền cúng dường, công đức. Họ sáng mắt ra chưa?


Ngày xưa bọn "Mỹ-Ngụy" cho phép họ xuống đường biểu tình chống đối, họ được nước làm tới tiếp tay kích động thanh niên sinh viên biểu tình, rải truyền đơn và nằm vùng cho Việt cộng quậy phá VNCH, tiếp tay cho VC cướp miền Nam sớm hơn. Bây giờ thì những người mà họ đã gián tiếp hay trực tiếp tiếp tay xâm chiếm miền Nam xông vào cửa thiền đòi ăn chia tiền cúng dường, công đức. Họ sáng mắt ra chưa?

Mời bạn đọc tiếp thì thấm với cái câu "Chơi với chó thì chó liếm mặt"


Về cái gọi là "Thông tư quản lý tiền công đức" sắp được ban hành



http://chuaphuclam.vn/index.php?/pha...-cong-duc.html


Mới đây, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái đã đề nghị Vụ Kế hoạch - Tài chính tham mưu cho Bộ, phối hợp cùng Bộ Tài chính sớm đưa ra thông tư về quản lý tiền giọt dầu, công đức, cung tiến...


Chính khái niệm “quản lý” này đã nảy sinh không ít tranh luận và cách hiểu khác nhau. Có người bảo vấn đề quá nhạy cảm không nên đụng đến, người thì bảo cần công khai tiền công đức, thậm chí đánh thuế thu nhập của nhà chùa…


Trước vấn đề này, ông Huỳnh Vĩnh Ái giải thích: “Ở đây không phải nhà nước thu tiền công đức của dân mà khi phát sinh nguồn thu cần phải minh bạch và được quản lý”.


Mục đích ra đời của thông tư được giải thích là nhằm quản lý tiền công đức hiệu quả; chế tài rõ ràng về việc sử dụng tiền công đức như thế nào, cho những nội dung cụ thể gì; quy định về cơ chế thanh quyết toán, thẩm quyền xử lý liên quan đến việc chi tiêu tiền công đức…


Báo Thanh Niên đặt câu hỏi “Ai quản lý tiền công đức?”, đồng thời phân tích: “Hiện nay, mô hình quản lý di tích chưa thống nhất, vì vậy, mỗi di tích lại có một cấp, hoặc nhiều cấp khác nhau cùng quản lý: cơ quan quản lý (như các UBND, Sở VH-TT-DL…), nhân dân (như Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc…), cá nhân (sư trụ trì, thủ từ…). Do vậy, tiền quản lý công đức ở mỗi di tích cũng được quản lý khác nhau: nơi do cá nhân tự thu - chi, nơi do nhiều cấp thu và quản lý, tiền thu được chia theo những phần trăm khác nhau. Chẳng hạn như tại chùa Hương, ông Nguyễn Chí Thanh - Trưởng ban Quản lý di tích Hương Sơn (Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội) - cho hay ban quản lý chỉ thu phí thắng cảnh, đò, thuê hàng quán…, còn tiền giọt dầu, công đức, cung tiến từ trước tới nay đều do nhà chùa tự thu và quản lý. Trong khi đó, tiền công đức tại đền Bà Chúa Kho do Hội người cao tuổi của phường (Cổ Mễ, Vũ Ninh, TP.Bắc Ninh) thu và quản lý…”.


Thực tế khi lượng tiền công đức đổ về các đền chùa, miếu mạo ngày một tăng thì đã có khá nhiều các cơ quan, tổ chức quan tâm đến việc “quản lý”. Vấn đề là khi thông tư ra đời thì cấp nào, hội nào sẽ quản lý? Đối tượng nào nằm trong diện phải quản lý? Quản lý như thế nào? Ai là người giám sát sự quản lý đó? Bởi vấn đề có minh bạch được hay không phụ thuộc rất nhiều vào “người quản lý” và “người giám sát”.


Xin đơn cử trong lĩnh vực tiền công đức thuộc phạm vi nhà chùa quản lý. Khi Giáo hội cử vị sư có đầy đủ tài đức về quản lý động sản, bất động sản và chăm sóc đời sống tinh thần, tâm linh của nhân dân là Giáo hội đã trực tiếp tin tưởng giao phó cho vị ấy theo đúng tinh thần của Hiến chương Giáo hội. Đồng thời chính Phật tử và nhân dân địa phương sẽ là “người giám sát” tốt nhất không chỉ về đạo đức tu hành của vị sư mà còn cả những vấn đề thu chi từ tiền công đức nữa.


Vậy thì đặt vấn đề “ai quản lý” tiền công đức trong phạm vi nhà chùa là thừa, vì như thế chẳng khác gì dùng “quản lý” để chồng lên “quản lý”, nói một cách cụ thể là “thế tay thợ đẽo”.


Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tổ chức xã hội với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý, được vận hành từ cấp trung ương đến cấp địa phương, do đó không ai khác, chính Giáo hội phải kiện toàn bộ máy để làm sao quản lý một cách minh bạch, hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực của mình. Thế nên, đối với các cơ sở tôn giáo thuộc về một tổ chức Giáo hội thì cần phải có cơ chế giám sát, để các hoạt động tài chính được minh bạch. Còn đối với những đền, miếu không thuộc một tổ chức tôn giáo quản lý thì phải giao cho cơ quan cụ thể quản lý.


Chẳng hạn sự thiếu minh bạch xảy ra khi tiền công đức không được công khai, không được quản lý bằng sổ sách, hay có những nơi người ta dùng tiền công đức của thập phương để chi tiêu vào những việc của cá nhân, làm giàu cho gia đình thế tục của mình một cách đáng ngờ. Vì thế, việc nhà nước ra quan tâm tới việc quản lý tiền công đức là phù hợp với thực tiễn khách quan.


Tuy nhiên, cần phải xác định rõ khái niệm “quản lý” này. Bởi đối với các đền phủ, miếu mạo không thuộc một tổ chức tôn giáo quản lý thì việc cắt cử cơ quan “quản lý” tiền công đức là đương nhiên. Nhưng đối với các chùa, nhà thờ, thánh thất của các tôn giáo cụ thể được nhà nước công nhận về tính pháp lý thì không nên đặt ra khái niệm “quản lý” mà chỉ cần có cơ chế hướng dẫn, giám sát để các hoạt động thu chi diễn ra một cách minh bạch, công khai.


Chẳng hạn tài sản đứng tên cá nhân trong các ngân hàng phải được hiểu là tài sản của chính ngôi chùa mà nhà sư đó trụ trì.


Như vậy, trước thực tế này, Giáo hội cần phải điều chỉnh công tác quản lý của mình, thậm chí phải đưa vấn đề quản lý tiền công đức vào Hiến chương, thông qua hướng dẫn báo cáo định kỳ. Từ đó, căn cứ vào thực tế báo cáo thu chi để xác định mức phí mà các cơ sở tự viện phải đóng cho Giáo hội. Đóng phí cho Giáo hội cần được hiểu là trách nhiệm và nghĩa vụ của các tự viện.


Tuy nhiên, số tiền đó được chi dùng vào việc gì, cơ chế giám sát ra sao cũng cần phải được quy định cụ thể, nhằm minh bạch mọi hoạt động thu chi.


Nhưng thế nào thì gọi là “tiền công đức”. Ở một số chùa, đền, miếu thuộc di tích lịch sử có đông người hành hương thì tiền được bỏ nhiều vào thùng công đức, được ghi phiếu công đức, hay được thu rải rác từ các ban thờ. Còn hầu hết các chùa trên cả nước, số tiền bỏ vào thùng công đức gần như không đủ để chi tiêu cho các việc sinh hoạt, điện nước, hoa trái cúng Phật, hoặc các chi phí nuôi chúng tăng ăn học…


Thậm chí tiền do các thí chủ vì mến mộ tài đức mà cúng riêng cho vị trụ trì, hay tiền do các hoạt động nghi lễ mang lại cũng được vị trụ trì bỏ ra chăm sóc cho các hoạt động Phật sự tại chùa.


Nếu họ thiếu tiền sinh hoạt, nhà nước có tài trợ hay cấp kinh phí, cấp lương cho họ sinh hoạt hay không? Vậy thì quản lý “tiền công đức” ở đây là “quản lý” tại các chùa di tích, có đông người hành hương tham quan mà không có các vị sư trụ trì (chức sắc tôn giáo), hay quản lý thùng công đức tại tất cả các chùa, đình, đền, miếu, nhà thờ, thánh thất… nói chung? Nếu không xác định cụ thể sẽ gây ra những hoài nghi và phản ứng trong dư luận.


Bởi toàn bộ số tiền mà một tín đồ cúng vào các cơ sở tôn giáo đã được tính thuế thu nhập, thuế kinh doanh, vì thế khi họ tình nguyện trao tặng số tiền đó cho các cơ sở tôn giáo hoạt động, thậm chí cúng riêng cho vị cai quản cơ sở tôn giáo cũng là điều hoàn toàn hợp pháp. Số tiền ấy không thể được gộp chung với khái niệm “tiền công đức” như của khách hành hương, vãng lai được.


Vấn đề là số tiền ấy, cho dù vị trụ trì có dành dụm, cất giữ thì sau khi mất đi cũng phải giao lại cho người kế nhiệm quản lý, chứ không thể chia theo luật thừa kế được. Thực tế, có một số vị chức sắc, chùa rất ít khách vãng lai, nhưng vẫn được cúng dường khá nhiều tiền, có tài khoản lớn ở ngân hàng, vậy sau khi vị ấy viên tịch, số tài khoản này cần phải được giao về cho Giáo hội quản lý, không thể để số tiền đó lọt ra bên ngoài, tránh xảy ra tình trạng mượn đạo tạo đời.


Ông Huỳnh Vĩnh Ái có khẳng định rằng “không phải nhà nước thu tiền công đức của dân mà khi phát sinh nguồn thu cần phải minh bạch và được quản lý”. Vậy nếu nhà nước không thu tiền công đức của dân, thì khái niệm “quản lý” này được hiểu theo cách nào, áp dụng với đối tượng nào, trường hợp nào? Bởi khái niệm “tiền công đức” và khái niệm “quản lý” là hai khái niệm rộng, có thể gây ra những hiểu nhầm, tạo ra những mâu thuẫn và xung đột lợi ích giữa các cơ quan, tổ chức, nếu không muốn nói là can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo.


Ai cũng rõ, hầu hết các tôn giáo được sinh hoạt chủ yếu nhờ vào tiền công đức của tín đồ, rất ít nơi có các cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, nếu tôn giáo có các cơ sở kinh doanh thì cũng phải đóng thuế một cách bình đẳng như bao công dân khác trong xã hội. Còn các cơ sở tôn giáo khi sinh hoạt dưới danh nghĩa một tổ chức giáo hội thì họ phải thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với tổ chức đó.


Cao hơn tất cả các mục tiêu lợi nhuận, sự tồn tại của cơ sở tôn giáo và cá nhân các vị tu hành còn trở thành niềm tin, tình cảm thiêng liêng nơi mỗi tín đồ. Niềm tin ấy ngày càng gia tăng và gắn bó khi các vị trụ trì tăng trưởng đạo hạnh, có uý tín với cộng đồng. Tiền cúng vào các cơ sở tôn giáo sẽ được chăm lo cho đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người dân với nhiều các sinh hoạt tôn giáo phong phú diễn ra quanh năm, từ các lễ hội lớn nhỏ đến các chi phí sinh hoạt hàng ngày. Còn các việc từ thiện xã hội khác, thường được vận đóng đóng góp trực tiếp và tiến hành một cách công khai, minh bạch, dưới sự chứng kiến của người đóng góp, không hề có tư lợi.


Như vậy, đặt vấn đề quản lý “tiền công đức” đối với các tôn giáo không khéo sẽ lợi bất cập hại. Vì sao, vì tiền công đức là một loại tiền đặc biệt, được đóng góp một cách tự nguyện, không chịu bất cứ một ép buộc nào. Một khi tín đồ thấy số tiền công đức của mình cúng vào các cơ sở tôn giáo bị “nhòm ngó”, thì họ sẽ tìm mọi cách để bảo vệ nó. Thực tế, việc bỏ tiền lẻ bên ngoài, không bỏ vào thùng công đức là cách họ tẩy chay thùng công đức. Ở miền Bắc trước kia, ai cũng rõ, thùng công đức không thuộc về các nhà chùa quản lý, mà do một ban nào đó trong xã bầu ra, nhiều khi không minh bạch, không quan tâm cho việc tu sửa chùa chiền… Sau này, có nơi dù nhà nước đã giao cho nhà chùa quản lý thì vẫn chưa xoá bỏ hẳn được tâm lý tẩy chay thùng công đức của người dân.


Nếu tín đồ nghi ngờ số tiền của họ bị chi sai mục đích thì họ sẽ phản ứng. Họ tin vào chức sắc của họ hơn là tin vào các tổ chức ngoài tôn giáo. Và nếu tín đồ họ thấy giáo sản bị người ngoài nhòm ngó, thì theo tâm lý, họ vẫn muốn làm lợi cho tôn giáo của mình, bảo vệ cho được giáo sản ấy. Bởi một khi khoảng cách ý thức hệ giữa giáo quyền và thế quyền còn xa nhau, thì đặt vấn đề “quản lý” tiền công đức nhắm vào các tổ chức tôn giáo chỉ làm gia tăng thêm những mâu thuẫn về lợi ích và gần như không giải quyết được vấn đề gì cả, nếu những cơ quan “quản lý” này phát sinh tiêu cực mới.


Ngay tại ở nước Mỹ, mỗi khi cơ sở tôn giáo có kiểm tra thu chi tài chính, thì gần như họ tìm mọi cách để lách luật bằng việc lập bảng thu chi khống, nhằm làm tròn các con số, và số tiền được kê khai đó cuối cùng cũng không có gì là minh bạch cả.


Ngược lại, ở một số nước như Đức, Phần Lan, Áo, Thuỵ Sĩ… người theo đạo Tin lành còn phải đóng thuế nhà thờ. Số tiền thuế đó sẽ được chuyển cho các nhà thờ sử dụng vào các mục tiêu cộng đồng khác nhau. Luật thuế được ban hành như vậy, nhưng cũng làm giảm đáng kể số lượng tín đồ. Vì thực tế, tiền công đức phải là hành vi tự nguyện, không thể coi như một dạng thuế đánh vào thu nhập.


Nếu cơ sở tôn giáo nào để xảy ra tình trạng thất thoát tiền công đức do cá nhân biển thủ nhằm mượn đạo tạo đời, thì tín đồ phải có kiến nghị với tổ chức tôn giáo đó dùng giáo luật để xử lý. Nếu các cơ quan bảo vệ pháp luật nhà nước nhận được đơn thư tố cáo, kết hợp cùng với tổ chức tôn giáo xác minh, đem vụ việc ra ánh sáng thì sẽ làm cho cuộc sống được lành mạnh hơn, tin chắc các tổ chức tôn giáo và tín đồ sẽ phải tâm phục khẩu phục.


Chúng ta hãy nhìn vào thực tế về quản lý và sử dụng đất đai sẽ rõ. Pháp luật quy định, đất thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý. Chính những bất cập trong khái niệm “sở hữu” và “quản lý” này đã tạo ra không ít những mâu thuẫn trong quản lý đất đai, tạo ra xung đột lợi ích giữa các tầng lớp nhân dân. Trong đời sống xã hội, quản lý nhà nước còn chưa thể công khai minh bạch được hết các vấn đề, thì đụng vào việc “quản lý tiền công đức” của các tôn giáo, là việc làm mạo hiểm, thế tay thợ đẽo không khỏi đứt tay. Một khi các lực lượng thế tục phải tham gia quản lý “tiền công đức”, thì chẳng khác nào báo động cho một cuộc khủng hoảng niềm tin, bởi các tổ chức xã hội đã không còn tin vào việc “quản lý” của nhau.


Tiền công đức không phải tiền tham nhũng, hối lộ, vì thế chỉ nên khuyến khích các tôn giáo tự quản và sử dụng tiền đó cho các lĩnh vực lợi ích cộng đồng một cách minh bạch là đủ. Nếu thấy các yếu tố không minh bạch, không giúp gì nhiều cho ích lợi cộng đồng, thì tại các chùa công, chùa di tích lịch sử văn hoá cần phải có chế độ thuyên chuyển để tránh tình trạng tiêu cực, tham lam, mượn đạo tạo đời.


Trong trường hợp tiền nhà nước phải rót xuống để trùng tu các di tích lịch sử thì phải quản lý cho thật hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. Nhiều khi giao cho các nhà sư quản lý tiền trùng tu di tích còn hiệu quả hơn, vì lợi ích của họ gắn với ngôi chùa. Kinh phí nhà nước rót xuống, cộng với tiền công đức (xã hội hoá) sẽ càng làm cho di tích khang trang hơn, tránh được tình trạng “cha chung không ai khóc”. Thực tế, nhiều nơi, tiền trùng tu di tích giao cho nhà chùa, thì họ làm thì tốt hơn hẳn so với việc giao cho các cơ quan quản lý di tích thực hiện.


Không có minh bạch nào trong tôn giáo bằng việc sống với niềm tin nhân quả. Vì các giáo lý, giáo luật đã nói rất nhiều về việc sử dụng tiền công đức của thập phương. Người sống xứng đáng với niềm tin yêu của Phật tử và làm các hoạt động Phật sự mệt mỏi được minh bạch bằng chính nếp sống tu hành thường nhật của họ. Có nhiều vị trụ trì xây ngôi chùa to đẹp cho dân đến lễ bái, sinh hoạt tâm linh, nhưng căn phòng của mình vẫn đơn sơ, không có gì xa xỉ.


Chuyện tiêu cực xảy ra trong đời sống xã hội là luôn luôn có, nhưng chỉ có thể đặt câu hỏi “tiền công đức đi về đâu?”, một khi người dân, tín đồ và người trụ trì cơ sở tôn giáo không còn niềm tin ở nhau. Có bài báo viết về vấn đề tiền công đức như sau: “Không thể nộp hoàn toàn vào ngân sách nhà nước được vì như thế sai mục đích tín ngưỡng người dân. Nhưng cũng không thể đánh thuế được vì đền chùa có phải doanh nghiệp kinh doanh đâu? Và cũng không thể coi quản lý tiền công đức là một nghề vì sẽ là mầm mống của tiêu cực” (Tù mù tiền công đức).


Thiết nghĩ, tiền công đức tự nguyện là một dạng “hợp đồng xã hội đặc biệt” được xây dựng bằng niềm tin và cả sự thành kính nữa. Nên một khi ai đó không còn tin vào hoạt động của một cơ sở tôn giáo nào đó, thì chỉ cần dừng ngay cái việc bỏ tiền vào thùng công đức là được. Bởi ai cũng rõ, người dân từ mua một lít xăng, một thẻ hương đến một cái kẹo cũng đã phải chịu thuế ở trong đó rồi. Không thể có một thứ thuế đánh vào niềm tin thiêng liêng của họ. Và những người không tôn giáo càng không thể quản lý “tiền công đức” của tôn giáo được, vì giáo quyền và thế quyền có hai chức năng chuyên biệt. Nhà nước có làm thay được việc chăm lo đời sống tâm linh, tinh thần của những người có đạo hay không? Hơn nữa, có nhiều những việc chi tiêu đòi hỏi những ứng xử cấp thời bằng lương tâm, đạo đức tôn giáo, có những phương pháp bố thí không phải lúc nào người ta cũng cần đến hoá đơn, chứng từ…


Một khi nhà nước đã công nhận tổ chức tôn giáo nào đó, thì nhà nước phải chấp nhận thực tế quản lý và truyền thống sinh hoạt của tố chức ấy. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với tôn giáo và điều chỉnh nó ở tầm vĩ mô, chứ không thể ở tầm quản lý “thùng công đức” được. Còn nếu chưa đủ khả năng tin tưởng, thì cần tác động, thúc giục các tổ chức tôn giáo cải cách hoạt động quản lý cho khoa học, thiết thực, công bằng hơn nữa. Đồng thời, bất cứ ngôi chùa nào, cá nhân nào xuất hiện những bất thường trong tài chính thì đều có thể tiến hành điều tra và xử lý khách quan.


Một thực tế khác, tín đồ tôn giáo cũng là những người trực tiếp đóng thuế cho nhà nước, họ cũng có quyền đặt ra vấn đề giám sát đối với các hoạt động “quản lý” nhà nước. Một khi quản lý nhà nước còn có những vấn đề bất cập, chưa thể công khai, minh bạch, thì làm sao có thể thuyết phục người khác về sự công khai, minh bạch. Hơn nữa, đặt vấn đề công khai, minh bạch “tiền công đức” đối với các tổ chức tôn giáo trong lúc này có vẻ chưa được tế nhị. Bởi nếu các quan hệ xã hội chỉ được nhìn ở góc độ thực dụng, thì sẽ có nguy cơ biến các tôn giáo dần trở thành những lực lượng “cát cứ”, nảy sinh lợi ích nhóm, tạo cơ hội cho những mâu thuẫn xã hội tăng lên.


Cách tốt nhất là hoàn thiện và cho ra đời Luật tôn giáo với những quy định chi tiết, bao quát hơn, thay vì phải ra thông tư “quản lý tiền công đức”. Và nếu phải ban hành thông tư trên, thì Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cũng nên có những tham khảo từ phía các tổ chức tôn giáo.


Thích Thanh Thắng
------------

Bà sư Huỳnh Liên có công với cách mạng để quậy phá VNCH tiếp tay cho VC chiếm miền Nam. Công trạng Cách mạng của bà ni sư này lớn tới nổi khi bà ta chết đi Việt cộng lấy tên bà ta đặt cho một con đường ở Phuờng 10 Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh: Đường Ni Sư Huỳnh Liên






Kể chuyện Ni sư Huỳnh Liên
hoạt động trong lòng địch


NI TRƯỞNG thượng HUỲNH hạ LIÊN


KHAI SÁNG TINH XÁ NGỌC PHƯƠNG


TRUNG TÂM NI GIỚI HỆ PHÁI KHẤT SĨ VIỆT NAM


(1923 - 1987)


Cố Ni Trưởng Thích Nữ Huỳnh Liên thế danh Nguyễn Thị Trừ, sinh năm 1923 tại làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho (Tiền Giang ngày nay). Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Vận đã qua đời, thân mẫu là bà Lê Thị Thảo đã xuất gia, thọ Tỳ Kheo Ni trong Hệ Phái Khất Sĩ, pháp danh Thiện Liên, viên tịch ngày 3 tháng 4 năm Kỷ Mão tại Bến Tre, hưởng thọ 89 tuổi.


Năm 1943, khi được 20 tuổi, Cố Ni Trưởng đã quy y Phật Đường Minh Sư, tu học theo hạnh cư sĩ tại gia.


Năm 1946, khi Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang, Tổ khai sơn Hệ Phái Khất Sĩ tại Việt Nam, được các cư sĩ thỉnh về hoằng pháp tại chùa Linh Bửu, làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho, thì Cố Ni Trưởng đã hội đủ phước duyên, cùng 2 bạn đồng hành là Ni Sư Nhị và Ni Sư Tam được Đức Tổ Sư chứng minh, làm lễ xuất gia vào ngày mùng 1 tháng 4 năm Đinh Hợi (1947) tại chùa Linh Bửu, thọ ký pháp danh là Huỳnh Liên, Bạch Liên, Thanh Liên mà Ni Trưởng là Trưởng tử Ni của Đức Tổ Sư. Lần lược cả 3 vị đều được Đức Tổ Sư chứng minh, truyền thọ giới pháp Y Bát Khất Sĩ, làm Tỳ Kheo Ni, nối gót Tổ Thầy tu học, nếp sống vân du, phát triển mở mang Giáo Pháp.


Từ đó Cố Ni Trưởng được trực tiếp học Đạo, nghe Pháp với Đức Tổ Sư qua những bài chân lý thật sống, bằng những thử thách gay go trên đường hành Đạo, để rèn luyện ý chí, giồi trau phẩm hạnh hầu khai thị pháp môn, nối truyền huệ mạng truyền lưu giáo Pháp Phật Đà.


Năm 1954, Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang thọ nạn và vắng bóng. Cố Ni Trưởng kế tục sự nghiệp Tổ Thầy, trực tiếp lãnh đạo hàng Ni chúng Khất Sĩ trong phận sự Ni Trưởng Ni.


Từ năm 1947 đến năm 1948, tròn 40 năm tu học, 40 năm giông tố bão bùng, gánh nặng hoằng vai, mẹ ngàn con đa đoan Phật sự, thế mà từng sát na sống dạt dào ý nghĩa, từng sát na vận chuyển trí tâm, Cố Ni Trưởng đã léo lái Giáo Đoàn Ni Giới Khất Sĩ cùng con thuyền Giáo Hội Tăng Già truyền thừa Phật Pháp rộng sâu trong quần chúng nhân dân suốt hai miền Nam Trung nước Việt. Nhờ bi nguỵên bao la, Đức độ từ hòa, sức tinh tấn không mòn mỏi, Cố Ni Trưởng đã hội nhập vào lòng người, thành lập 100 ngôi Tịnh Xá, Đạo tràng, thu nhập tiếp độ hàng ngàn chúng Ni, hàng vạn tín đồ.


Cố Ni Trưởng là người có thiên phú về thơ ca văn học, cho nên đạo nghiệp Pháp bảo thơ văn của Cố Ni Trưởng cũng vô cùng phong phú. Những bài kinh tụng thường nhật như Di Đà, Hồng Danh, Phổ Môn, báo Hiếu, Bát Nhã, Tâm Kinh, Xưng Tụng Tam bảo, Kinh Vô Ngã Tướng, Kinh Pháp Cú, Di Giáo, Tứ Thập Nhị Chương..v.v.. bằng chữ Hán và Pàli đều được Ngài Việt dịch theo lối văn vần cho hàng môn đồ dễ hiểu, dễ đọc tụng, dễ thâm nhập diệu nghĩa, dễ học thuộc lòng và phổ biến rộng sâu.


Ngoài ra, Cố Ni Trưởng sáng tác, lưu lại cho đời hơn 3 ngàn bài thơ, bài kệ, đủ thể loại, chưa in, hàng ngàn bản văn xuôi chưa in, ca ngợi cái hay, cái đẹp của con người và cuộc đời, giáo dưỡng, khích lệ, sách tấn Chúng Ni và Phật Tử nỗ lực tiến tu, triển khai đạo nghiệp, đồng thời cũng đấu tranh cho chân lý, cho lẽ thiện, cho nền hòa bình và độc lập dân tộc, chống bất công trong cuộc sống, giành quyền bình đẳng nhân sinh, đặc biệt là bình đẳng nam nữ.


Một đặc điểm nữa mà chúng ta cần lưu ý là tâm từ và tình thương của Cố Ni Trưởng thật rất rộng sâu khôn tả. Bên cạnh việc xây dựng Tịnh Xá Đạo Tràng, tiếp độ chúng sanh để thiết thực hàng gắn vết thương chiến tranh, Người chủ trương xây cất nhiều Cô Nhi Viện để nuôi dưỡng những đứa trẻ bất hạnh trong đời, nạn nhân đầu xanh vô tội, hậu quả chiến tranh. Nhìn những đứa trẻ mồ côi lớn lên mang nhiuề dòng máu, nhiều màu da sắc thái dân tộc, chúng ta càng thấy rõ thế nào là tình thương bao la, là tâm từ không biên gới của Cố Ni Trưởng.


Từ năm 1960 đến năm 1975, miền Nam bước vào thời kỳ của khúc quanh lịch sử. Noi gương hạnh đức Bồ Tát Phổ Hiền, nối chí các Thiền Sư Vạn Hạnh và Khuông Việt, Cố Ni Trưởng chủ trương đem Đạo vào đời, nhập trần bất nhiễm, tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên, tấm lòng Bồ Tát đau nỗi đau chung của dân tộc ! Trước cảnh chết chóc vô nghĩa của nhân dân, trong đó có tín đồ Phật giáo chịu quá nhiều cảnh áp bức bất công, dẫy đầy đau khổ, xã hội tinh thnầ ngày càng xuống dốc . . . buộc lòng Cố Ni Trưởng không thể bàng quang tọa thị, an trú thiền môn.
Người đã tích cực vận động và nhiệt tâm tham gia vào các phong trào xuống đường đấu tranh đòi quyền sống, đấu tranh cho lý tưởng tự do, cho hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước và trường tồn Đạo Pháp. Ni Trưởng đã vào gông xiềng để bẻ gãy xiềng gông, xông ngục tù để phá tan tù ngục. từ đó, chúng ta thầy nơi nào có đấu tranh cho công bằng xã hội, cho lý tưởng tự do, cho hòa bình độc lập, thống nhất đất nước là nơi đó có " đạo quân đầu tròn " của Cố Ni Trưởng hiện diện cho đến ngày Miền Nam được hoàn toàn giải phóng.


Sau 30 tháng 4 năm 1975, Cố Ni Trưởng lại tiếp tục góp phần vào các phong trào xây dựng đất nước trong thời bình. Với chủ trương tích cực nhập thế, Người đặc biệt hướng về con đường từ thiện xã hội của giới Ni lưu vô cùng thiết thực : Các Quân y viện, Bệnh viện, Viện mồ côi, Nhà dưỡng lão, các Trại tâm thần, Trại phong, những gia đình cô đơn, khốn khó, những vùng bị bão lụt, thiên tai, nơi nào cũng có bóng áo vàng của Cố Ni Trưởng và chư Ni, Phật tử thường xuyên đến viếng thăm, ủy lạo, nhất là vào những ngày lễ lớn, và lễ truyền thống của Phật Giáo.


Những tháng cuối cuộc đời, thân tứ đại của Cố Ni Trưởng phải vào nằm bệnh viện. Chính những ngày cuối tháng này, tấm lòng yêu đời, thương người của Cố Ni Trưởng như dâng cao bát ngát, ngào ngạt ngàn phương. Bao nhiêu tịnh tài do chư Ni và Phật tử cúng dâng để Ni Trưởng uống thuốc đều được dành để sắm một ti vi màu thân tặng Quân y viện 175, đem nguồn vui an ủi bệnh nhên bất hạnh. Ôi ! Công đức Cố Ni Trưởng thậm thâm vi diệu biết bao! Dù lúc bệnh duyên soi thế đế, người cũng không quên tìm cách đem niềm vui đến với sanh loài, nhất là những nhân sanh đang tật bệnh, khốn nghèo, khổ đau bức bách.


Đặc biệt hơn nữa, trong sự nghiệp giáo dưỡng chúng Ni, Ni TRưởng chủ trương cho Ni Chúng học thêm văn hóa và Phật pháp thâm sâu. Ôm hoài bão đào tạo Tăng tài để " kế vãng khai lai ", Cố Ni Trưởng đã nhiệt tâm đóng góp tài vật, cổ động chư Ni và tín đồ ủng hộ thường xuyên cho việc thành lập Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam cơ sở II tại TP. HCM; khuyến khích, sách tấn, tạo điều kiện cho Ni chúng biết trưởng dưỡng thiện căn, tiêu trừ nghiệp chướng, sống lợi tha, xả hỷ, tu tập tinh thần cho hệu giác triển khai, hầu đủ đức tài để hoằng dương Chánh Pháp.


Ước mơ đó của Cố Ni Trưởng, ngày nay đã trở thành hiện thực : nhiều Ni Cô đủ duyên theo học hoặc tốt nghiệp trong các trường Đại Học, Cao Cấp, TRung Đẳng Phật Giáo và du học. Hầu hết Chư Ni hiếu học, ham tu, noi gương, dõi nguyện, thắp sáng bổn hoài của Người, nỗ lực tinh thần tăng thượng giới, tăng thượng tâm, tăng thượng tuệ để đền đáp tứ ân.


Những năm cuối báo thân, sức khỏe kém dần, Ni Trưởng vẫn bền hạnh nguyện kiên trì giáo dưỡng, vàng đeo ngọc ném, viên giáo khai thông, trụ chân tâm nhiếp hóa chúng sanh quần, giới đức ngát thương, thiền na tỏa rạng.


Vào lúc 16 giờ 20 phút ngày 16 tháng 4 năm 1987 (tức 19 tháng 3 năm Đinh Mão) Ni Trưởng lặng lẽ an nhiên thu thần thị tịch, nhẹ bước nhàn du, Cao Đăng Phật Quốc, hưởng thọ 65 tuổi, hạ lạp 41 mùa mưa. Ni Trưởng ra đi, để lại trong lòng hàng môn đồ đệ tử và thân hữu gần xa biết bao niềm kính thương luyến tiếc ! Ôi! Tấm lòng vì Đạo vì đời của Cố Ni Trưởng bát ngát như bể khơi, như hư không bất tận! Về công hạnh đạo nghiệp của Người như sau:


* Từ năm 1947 đến năm 1954 Trưởng tử Ni trong hàng đệ tử của Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang.


* Từ năm 1954 đến năm 1987 Ni Trưởng Giáo Hội Ni Giới Khất Sĩ Việt Nam.


* Từ năm 1976 đến năm 1987 Phó Chủ Tịch Ban liên lạc Phật Giáo yêu nước TP. HCM.


* Từ năm 1980 đến năm 1981 Ủy viên Ban vận động thống nhất Phật Giáo Việt Nam.


* Từ năm 1981 đến 1987 Ủy viên kiểm soát Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.


- Công đức thế pháp của Cố Ni Trưởng trong xã hội và dân tộc như sau :

* Từ năm 1960 đến năm 1975 hoặc âm thầm hoặc công khai tham gia đấu tranh cho hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước.


* Từ năm 1975 thành viên Đoàn Đại Biểu miền Nam Hiệp Thương Thống Nhất Tổ Quốc Việt Nam.


* Từ năm 1976 đến năm 1980 Đại Biểu Quốc Hội Khóa VI. Nhiều nhiệm kỳ là Phó Chủ Tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc TP, Ủy viên ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Hòa Bình Thế Giới của TP. HCM. Nhiều lần đi dự Đại Hội Tôn Giáo và Hòa Bình Thế Giới.

0 comments:

Powered By Blogger