Wednesday, March 21, 2012

CHÂN DUNG MỘT TAY SAI VIỆT CỘNG

*NGUYỄN THIẾU NHẪN

LGT: Mấy năm trước, theo điện báo Đàn Chim Việt thì CSVN đã trả công bội hậu cho “Việt kiều yêu nước” Vũ Đức Vượng bằng cách “ban” cho ông này chức Giám Đốc Chương Trình SYA tức School Year Aboard (“Niên Học Nước Ngoài”). Bỏ công cho ông “Việt kiều yêu nuớc” này mấy năm trước đã xum xoe bợ đỡ bà Tôn Nữ Thị Ninh khi bà này đến Bắc California để “tuyên truyền” và “giải độc”.

Chúng tôi xin đăng tải lại bài viết của nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn về Vũ Đức Vượng để, đồng hương thấy rõ không phải ai cũng có đủ “khả năng”, “nhân cách” để làm được “Việt kiều yêu nước”- như Nguyễn Hữu Liêm, Vũ Đức Vượng, Đỗ Anh Thư, Hoàng Ngọc Phan (tức ký giả Hà Túc Đạo)…

Tờ Việt Weekly thì bây giờ đã rõ là tay sai VC khi phỏng vấn Nguyễn Thanh Sơn, Thứ Truởng Ngoại Giao của VC. Bọn báo chí tay sai VC ở hải ngoại đã về nhậu nhẹt với Tướng Công An VC.

Hơn lúc nào hết, “chân dung” của bọn tay sai VC đã rõ nét.

“Minh thương dễ đỡ, ám tiễn khó lường!”. Trong mục đích đó, chúng tôi xin lần lượt giới thiệu những kẻ đã đóng vai “ám tiễn” để kềm hãm phong trào chống Cộng của người Việt tị nạn tại hải ngoại.

Bài viết đầu tiên này xin vạch mặt một tên tay sai VC có “lai-sân” là Vũ Đức Vượng.

*

Theo tuần báo Việt Weekly (từ nay viết tắt là VW) thì Nguyễn Phạm Thanh Sơn, chủ nhiệm tạp chí Nhà, đã cùng với công ty tiếp thị Mekong Delta Group, đứng ra tổ chức Đại Hội Truyền Thông Việt Mỹ (Vietnamese American Media Expo – VAME) tại khách sạn Luxurious Westin St. Francis ở khu phố cổ của San Francisco vào ngày 5 tháng 5 năm 2006. Mục đích của đại hội là tạo cơ hội cho các cơ quan truyền thông gặp gỡ, quen biết lẫn nhau, và đồng thời tiếp cận trực tiếp với các công ty quảng cáo Mỹ”.

Và khi được hỏi: “VAME có nhằm mục đích riêng gì cho Nhà Magazine?” thì ông Nguyễn Phạm Thanh Sơn đã cho biết: “VAME nhằm giúp chung tất cả truyền thông Việt Nam. Quyền lợi riêng của Nhà Magazine không có ở trong đây. Tôi nghĩ rằng truyền thông Việt Nam rất mạnh, tuy nhiên, những công ty quảng cáo vẫn chưa biết rõ về thị trường của mình. Đại hội VAME là dịp để họ tìm hiểu thêm về sức mạnh, tiềm năng của độc giả và khán, thính giả Việt Nam trong cộng đồng.”

Chuyện lạ là ý đẹp “giúp chung tất cả truyền thông Việt Nam” của ông Nguyễn Phạm Thanh Sơn, Chủ nhiệm tạp chí Nhà lại bị đa số báo chí Bắc California tẩy chay.

Theo ký giả Cao Sơn của tuần báo Tin Việt News thì “Làng báo Việt ngữ tại miền Bắc California trong vài ngày tới hứa hẹn sẽ có những sóng gió xảy ra… xuất phát từ một tờ magazine kỳ cựu. Đó là tờ Nhà Magazine do vợ chồng Sơn Nguyễn và Tina Tiền làm chủ… Trong số báo phát hành vào “May/June 2006″, ở tiết mục chính trị, tờ báo dành từ trang 126 đến trang 133 để đăng một bài phỏng vấn dân biểu Trần Thái Văn. Nhưng đặc biệt, người viết lại là một người mà cộng đồng người Việt tỵ nạn mỗi khi nghe nhắc đến đều nổi gai ốc, đó là ông Vũ Đức Vượng.

Quá trình của ông Vũ Đức Vượng liên hệ với chế độ CSVN, – một chế độ mà Cộng đồng người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới không ai chấp nhận, ngoài trừ tay sai hay Cộng sản thứ thiệt – như thế nào không cần đề cập thêm cho tốn giấy, phiền lòng độc giả.

Đây không phải là lần đầu tiên Nhà Magazine đăng tải bài viết của ông Vũ Đức Vượng. Lần đầu tiên trong đợt tranh cử của đương kim Nghị viên khu vực 7 Madison Nguyễn, Nhà Magazine đã có một bài viết của ông Vũ Đức Vượng, khiến ứng cử viên này bị vạ lây làm anh em trong ban vận động và thân hữu phải “điên đầu”. Với số báo mới phát hành, đây là lần thứ hai bài viết của ông Vũ Đức Vượng xuất hiện trên báo Nhà Magazine và ở trang 14 của tờ báo tên ông Vũ Đức Vượng được xem là cộng tác viên (Contributors) của Nhà Magazine… Trước đó, do bởi cách thức tổ chức của VAME, nhiều cơ sở báo chí trong vùng đã có một cuộc gặp gỡ, thảo luận và không tham dự VAME như nhật báo Thời Báo, tuần báo Nàng Thế Kỷ 21, tuần báo Đời Mới, bán tuần báo Sàigòn USA và tuần báo Tin Việt News…

Nhưng nay với việc đăng bài viết của Vũ Đức Vượng thì chúng tôi khẳng định không còn là vì cách thức tổ chức mà vì quan điểm Quốc Cộng, chúng tôi xét thấy không thể tham dự VAME vì chúng tôi không thể chấp nhận quan điểm chọn ông Vũ Đức Vượng là một cộng tác viên của Nhà Magazine. Trên quan điểm đấu tranh chung của cộng đồng, ngày nào Nhà Magazine còn có sự cộng tác của ông Vũ Đức Vượng ngày đó cá nhân chúng tôi cũng như tờ Tin Việt News, không xem báo Nhà Magazine là đồng nghiệp và chúng tôi sẽ chấm dứt mọi sự liên hệ trừ khi có sự thay đổi.” (Tin Việt News số 537, phát hành ngày 04-05-2006).

Những đoạn trên được trích trong bài “Nhà Magazine lại tiếp tục đăng bài viết của ông Vũ Đức Vượng khiến 2 tờ báo lớn trong vùng rút lui sự bảo trợ & không tham dự VAME vào ngày hôm nay (05-05-2006)”. Bài viết này được đăng tải lại trên bán tuần báo Sàigòn USA số 857, phát hành ngày 05-05-2006 với tựa đề rất giựt gân, nhưng hơi khó hiểu: “Cộng Đồng Bắc Cali Bất Lực?” Bên góc phải của bài viết đăng lại của tuần báo Tin Việt News, bán tuần báo Sàigòn USA có đăng lại một trang báo Nhà Magzine với lời ghi chú bên dưới như sau: “Những bằng chứng tờ báo NHÀ vẫn sử dụng cộng con VĐV để viết bài cho NHÀ một cách chính thức và trân trọng chứ không phải chỉ tạm thời. Chủ nhiệm Sơn Nguyễn thách thức: “Mấy người chỉ chống cộng bằng miệng, nếu chống VĐV thì tại sao không chống Trần Thái Văn luôn đi, để VC phỏng vấn y đó! Để xem ai làm gì được tôi!”

*

Đại hội VAME đã diễn ra cùng ngày, cùng giờ, cùng tháng, cùng năm, cùng địa điểm với tổ chức VANG. Theo tuần báo Tin Việt News thì đây là một “đại hội one man band”. Trong đại hội này có cán bộ đảng Việt Tân Hoàng Hồ đã phát tán truyền đơn bênh vực cán bộ VC Huỳnh Tiểu Hương, nhằm mục đích đánh phá các báo Tin Việt News, Sàigòn USA nhưng các ông Nguyễn Sơn, Tuân Q.Phạm là những người tổ chức đại hội cho biết là các ông này không dính líu gì tới việc làm bỉ ổi này của một đảng viên đảng Việt Tân.

Chuyện “Đại Hội Truyền Thông Việt Mỹ” (VAME 2006) do tạp chí Nhà ở Bắc California tổ chức chắc chắn rồi cũng sẽ đi vào quên lãng như “Đại Hội Truyền Thông Việt ngữ” do nhật báo Người Việt ở Nam California tổ chức vào năm 2003 để “thử phổi” làng báo Việt ngữ hải ngoại.. Nhưng tuần báo VW từ Nam Cali lấn sân lên Bắc Cali đã “quậy” câu chuyện cho nổi bèo nổi bọt bằng cách phỏng vấn, tạo diễn đàn để “tên Mỹ vàng” Vũ Đức Vượng dùng những lời lẽ của phường đá cá, lăn dưa, của bọn đầu đường xó chợ tấn công vào làng báo Bắc Cali.

Vũ Đức Vượng đã hèn nhát mượn lời của Nguyễn Quý Đức để lớn tiếng “dạy dỗ” làng báo Bắc Cali rằng: “Sau 30 năm rồi, các anh phải trưởng thành một chút, phải làm công việc thông tin và giáo dục quần chúng, chứ không phải cứ làm tuyên truyền cho một khuynh hướng chính trị nào.” Tưởng cũng nên biết Nguyễn Quý Đức là người đã cùng Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong hiện diện trong cuộc hội thảo “Bể Dâu” do Vũ Đức Vượng tổ chức tại San Francisco cách đây nhiều năm khi Vượng còn làm Giám đốc Trung tâm Định Cư Đông Nam Á. Do đó, không ai ngạc nhiên gì khi Vượng “nhai lại” lời của “tôn sư” Nguyễn Quý Đức. Một người con (Nguyễn Quý Đức) lại quên đi chuyện cha mình (cụ Hoàng Liên Nguyễn Văn Đãi, tác giả hồi ký “Ánh Sáng và Bóng Tối”, bị VC bắt (?) trong cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968) bị VC giam cầm, đày ải gian khổ trong nhiều năm trời, hãnh diện khoe là mình “không bị ràng buộc bởi những ân oán xưa cũ của chiến tranh Việt Nam” thì có gì đáng được đề cập?!

Vượng đã hỗn xược kết tội ký giả Cao Sơn đã dùng vụ tạp chí Nhà đăng tải bài của Vượng để tẩy chay tờ báo này là “ngớ ngẩn, ngu xuẩn”. Không biết là ông ký giả Cao Sơn có “ngớ ngẩn, ngu xuẩn” hay không nhưng ông Nguyễn Phạm Thanh Sơn, Chủ nhiệm tạp chí Nhà, đã phải tuyên bố rằng “anh Vũ Đức Vượng không có thể tiếp tục làm việc cho Nhà Magazine nữa” với lý do “Vượng vừa là nhà báo vừa là “nhà đấu tranh cho lý tưởng… (VC?) (sic!)” đã chứng minh việc làm của ký giả Cao Sơn không phải là “ngớ ngẩn” hay “ngu xuẩn” mà ký giả Cao Sơn đã can đảm nói lên tiếng nói của Lẽ Phải và Sự Thật! Nếu bảo là “ngớ ngẩn” hay “ngu xuẩn”, mấy chữ này Vũ Đức Vượng nên tự dùng cho chính mình thì đúng hơn!

“Nhà văn trẻ” Đỗ Vẫn Trọn của “hệ thống truyền thông Viên Thao” khi bị luật sư Nguyễn Tâm, Chủ nhiệm bán tuần báo Sàigòn USA tố cáo là lợi dụng lòng tốt của người Việt Quốc Gia tỵ nạn gây quỹ giúp người mù ở Việt Nam để VC đem tiền này qua Kampuchea làm “nghĩa vụ quốc tế”, khi được phỏng vấn thì tuyên bố: “Tôi không phải là Việt Cộng!”.

Y chang, “tên Mỹ vàng” Vũ Đức Vượng khi được hỏi về quan điểm thân cộng của mình thì cũng hô to: “Tôi không phải là người cộng sản.” Đúng! Vũ Đức Vượng không phải là cộng sản. Vượng chỉ là tay sai của Việt Cộng! Do những hoạt động có lợi cho Việt Cộng, vào năm 1997, Vượng đã bị sa thải khỏi Trung Tâm Cộng Đồng Đông Nam Á.

Xin mời độc giả đọc bản tin từ tờ Việt Nam nhật báo, được đăng lại trên tuần báo San Jose Rao Vặt số 28, phát hành ngày 24-01-1997. Nguyên văn bản tin như sau:

”VŨ ĐỨC VƯỢNG BỊ SA THẢI KHỎI TRUNG TÂM CỘNG ĐỒNG ĐÔNG NAM Á

SAN JOSE (VNNB) – Ông Vũ Đức Vượng, người từng nhiều lần bị cộng đồng người Việt tại vùng Vịnh tố cáo là đã có những hoạt động có lợi cho cộng sản Việt Nam, vừa bị Hội Đồng Quản Trị của cơ quan tỵ nạn Đông Dương mà ông là giám đốc điều hành (có lương bổng) từ nhiều năm nay, sa thải.

Tờ San Jose Mercury News số ra ngày hôm qua đã đăng tải bài viết của ký giả Ken McLaughlin liên quan đến vụ này và được tạm dịch như sau:

Một người gây ồn ào và tai tiếng nhiều trong cộng đồng người Việt tỵ tại San Jose là ông Vũ Đức Vượng đã bị sa thải khỏi chức giám đốc một cơ sở bất vụ lợi giúp người tỵ nạn Đông Dương lâu đời nhất tại vùng Vịnh. Nhưng ông Vượng, một con người có đầu óc độc lập, không chịu ra đi dễ dàng. Với sự hỗ trợ từ các nhân viên của ông tại Trung Tâm Cộng Đồng Đông Nam Á, ông Vượng đã chống lại lệnh sa thải và làm trung tâm từng hoạt động suốt 22 năm nay lâm vào tình trạng xáo trộn. Mới đây ông đã gửi văn thư tới hội đồng quản trị nói rằng, “Tôi vẫn là giám đốc của trung tâm này.”

Vì ông Vượng từ chối chấp hành lệnh sa thải nên hội đồng quản trị phải thay đổi các ổ khóa và xin lệnh tòa án tạm thời không cho ông vào văn phòng. Luật sư Đỗ Văn Quang Minh cũng là người điều khiển một “sô” những buổi đàm luận trên truyền hình, nói, “Như thể vở kịch nhiều kỳ – “Peyton Place”, hoặc có lẽ tôi nên gọi là “Hanoi Place?”

Lý do chính xác vì sao ông Vượng bị sa thải ngày mồng 9 tháng Giêng (năm 1997) vẫn chưa rõ ràng. Nhưng đồng chủ tịch hội đồng quản trị là Channon Chhim Reeves nói hôm Thứ Tư, lý do chính dường như ông Vượng cương quyết giúp những người Đông Dương hiện sinh sống tại Đông Dương, hơn là những người Đông Dương đã di cư sang bên này… (Do tác giả bài này in gạch đít) Chhim Reeves nói, “Chúng tôi cần tập trung nỗ lực vào vùng Vịnh.”

Vượng cũng là người cao giọng ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ với Hà Nội và ông cũng là người đảm nhiệm và cổ võ việc phát hành các ấn bản báo chí của cộng sản Việt Nam tại đây. Vì thế ông là mục tiêu chống đối của các cuộc biểu tình của những di dân Việt tại San Francisco và San Jose. Các đoàn thể biểu tình từ lâu vẫn kêu gọi đẩy ông ra khỏi cơ quan này.

Nhưng Chhim Reeves nói việc sa thải “không liên hệ gì tới chính trị.”

Các quản trị viên của cơ quan này nói họ phải xin lệnh tòa án sau khi Vượng từ chối rời cơ quan và lại còn tiếp tục reo rắc những nghi ngờ ngay trong nội bộ nhân viên về việc ai là người điều hành trung tâm này. Trong hồ sơ trình toà để xin lệnh, đồng chủ tịch là bà Đỗ Thị Thơ nói khi bà viếng thăm văn phòng chính của trung tâm ở San Francisco ngày 15 tháng Giêng thì “Vũ Đức Vượng đã ở đó, ngồi tại bàn và nói điện thoại – hành động như thể ông vẫn còn được trung tâm thuê mướn.”

Bà Thơ nói bà cũng nói chuyện với nhân viên tài chánh của trung tâm là Mai Lâm trong cuộc viếng thăm này. Mai Lâm cho biết bà đã được ông Vượng thuê mướn và ông Vượng vẫn là giám đốc của trung tâm và “ông ấy là xếp của tôi”. Bà Thơ cho biết bà nói với Lâm là “ưu tiên số 1 của chúng ta” là có được danh sách các trương mục ngân hàng của trung tâm. Nhưng Lâm không chịu cung cấp vì Vượng đã ra lệnh cho bà là “không cung cấp tài liệu cho hội đồng quản trị.”

Trong ba năm qua, ông Vượng vẫn nói công khai là ông muốn trung tâm giúp “người Việt, Miên, Lào tại quê nhà.” nhưng cho tới gần đây vấn đề này mới trở thành đề tài bàn cãi tại hội đồng. Ông nói ông và hội đồng quản trị cần ngồi lại để thảo luận những khác biệt. Nhưng trong thực tế, ông đã được gọi tới trước hội đồng và bị sa thải. Ông Vượng nói: “Sâu xa hơn, việc này có liên quan nhiều đến những khác biệt cá nhân và hội đồng quản trị muốn lấn quyền.”

Theo biên bản chính thức thì toàn thể 5 thành viên của hội đồng đều bỏ phiếu sa thải ông trong một phiên họp kín ngày 17 tháng Mười Hai. Nhưng tới ngày 9 tháng Giêng, Vượng mới nhận được thông báo trong phiên họp đặc biệt. Khoảng trong thời gian đó, một trong năm thành viên của hội đồng, Claude Hess, từ nhiệm.

Dù theo điều lệ của trung tâm thì phải cần từ 9 tới 15 thành viên đồng ý, nhưng các luật sư của hội đồng sẽ lập luận rằng là việc sa thải này hợp pháp vì 5 thành viên đã đủ số phiếu cần thiết vì hội đồng chỉ có 9 thành viên.

Nhưng Vượng đặt nghi vấn về sự ngay thẳng của hội đồng, và ông đã thuyết phục được hầu hết nhân viên ký vào tờ ủng hộ ông. Vượng nói, “Họ cần họp toàn thể hội đồng quản trị cũng như toàn thể nhân viên và các thành viên cộng đồng lại cùng nhau để rồi quyết định có nên giữ tôi hay không.”

Vượng, 49 tuổi, sang Hoa Kỳ du học 7 năm trước khi Chiến Tranh Việt Nam kết thúc. Ông là người Việt đầu tiên điều hành một văn phòng phục vụ công cộng. Năm 1984 ông được bổ làm giám đốc cơ quan gọi là Trung Tâm Định Cư Tỵ Nạn Đông Nam Á. Cho tới tháng 8 năm ngoái trung tâm này đổi thành Trung Tâm Cộng Đồng Đông Nam Á. Có lúc trung tâm có tới 4 văn phòng tại vùng Vịnh và ngân sách hàng năm lên tới 2.5 triệu mỹ kim, hầu hết là tiền của liên bang. Nhưng vì tài trợ cho các chương trình tỵ nạn giảm, nên ngân sách trung tâm nay chỉ còn khoảng 850,000 mỹ kim. Hiện nay trung tâm chỉ có văn phòng tại San Jose và San Francisco.

Vượng có những người bênh vực ông trong cộng đồng di dân. Luật sư Nguyễn Hữu Liêm ở San Jose, người đã từng là thành viên của hội đồng quản trị trong 4 năm và 2 trong 4 năm này là chủ tịch hội đồng quản trị, nhận xét về ông Vượng “Ông ấy là người tốt, lương thiện, làm việc chăm chỉ.” Luật sư Liêm cũng nói “Vượng là người “thẳng tính và nói năng bộc trực” nên thường tạo cho người ta cảm giác ông là con người thiếu uyển chuyển, Liêm nói, “Sự thiếu uyển chuyển của ông có thể gây va chạm với hội đồng.”

Nhưng phản ứng từ những người Việt chống Cộng trong cộng đồng người Việt thì rất phấn khởi. Ông Võ Văn Sĩ, người từng bị cộng sản nhốt tù biệt giam trong thời gian “học tập cải tạo,” nói, “Chúng tôi rất vui mừng thấy ông ấy ra đi.” Còn Nguyễn Như Được, người tổ chức biểu tình, thì nói, “Lẽ ra ông ấy phải bị đuổi từ ba năm trước.”

Sự việc ông Vượng bị sa thải khỏi chức vụ Giám Đốc Điều Hành của Trung Tâm Tỵ Nạn Đông Dương thực ra không phải là điều vượt ra khỏi sự suy nghĩ từ bấy lâu nay của nhiều người trong cộng đồng người Việt tại vùng Vịnh. Một cuộc biểu tình đã diễn ra ngay trước Trung Tâm này vào năm 1994 ít lâu sau việc ông Vượng và ông Ngô Đức Diễm đứng ra tổ chức một cuộc hội thảo tại San Jose về phương cách giúp phát triển kinh tế tại Việt Nam. Ít năm trước đó, chính ông Ngô Đức Diễm, ủy viên kế hoạch của Liên Hội Người Việt Quốc Gia Bắc California và cũng là Phó Chủ tịch kiêm phát ngôn viên của Tổ Chức Phục Hưng với bí danh là Ngô Quốc Sĩ, cũng đã từng bị báo giới chỉ trích khi ông này tổ chức đón tiếp phái đoàn ông Nguyễn Gia Kiểng của nhóm Thông Luận từ Âu châu sang. Nhóm này vẫn được coi là có khuynh hướng thiên tả. (Ông Diễm sau đó đã lên tiếng phủ nhận việc ông nhận lời thuyết trình trong buổi hội thảo vừa kể. Tuy thế, hai tháng sau ngày cuộc hội thảo được tổ chức, Tiến sĩ Nguyễn Thiện Căn của Việt Nam Nhật Báo đã chính thức đặt câu hỏi với ông Vũ Đức Vượng, vào lúc cuộc biểu tình chống ông Vượng đang diễn ra ở bên ngoài trụ sở, liên quan đến việc ông Diễm đã nhận hay không nhận thuyết trình và ông Vượng đã trả lời rõ ràng là ông Diễm đã nhận lời nhưng rồi không thấy xuất hiện).

Vào đầu tháng 12 năm 1995, một lần nữa ông Vượng bị chống đối mãnh liệt khi xuất hiện như là một thuyết trình viên tại cuộc hội thảo mang chủ đề “Việt Nam: Nối nhịp cầu cũ và mới” do trường đại học San Diego tổ chức có sự tham dự của Phó Đại sứ CSVN tại Liên Hiệp Quốc là ông Hà Huy Thông. Trong lần xuất hiện này nhiều lần ông Vượng đã tìm cách đỡ đòn cho Nguyễn An Trung, đệ nhị tham vụ tòa đại sứ CSVN tại LHQ, khi viên chức cộng sản này không thông hiểu rõ những câu hỏi bằng Anh ngữ và không đủ kiến thức để trả lời những câu hỏi từ cử tọa. Một số người có mặt vào lúc đó đã tỏ vẻ hoài nghi về vai trò cựu du học sinh Vũ Đức Vượng trong khi một số người khác cho rằng ông ta đã gần như ra mặt hoạt động cho Hà Nội. (do tác giả vài viết này in đậm)

Sự kiện có vẻ như ngày càng rõ rệt hơn, vì trước đó ông Vượng bị cáo giác đã đứng ra giúp tổ chức Hội Chợ Viet-Expo tại San Francisco và chỉ ít tháng sau khi bị chống đối tại San Diego, ông Vượng đã chính thức kêu gọi và đứng ra cổ võ cho việc bán các văn hóa phẩm của CSVN tại Hoa Kỳ. Sau lần chính thức ra mặt này nhiều người cho rằng việc ông Vượng giúp Nguyễn An Trung tại San Diego là việc ông Vượng phải làm và qua việc làm đó ông Vượng đã được CSVN tin dùng hơn.

Mặc dù trong cuộc điện đàm với Việt Nam Nhật Báo vào chiều hôm qua, bà Teri Tith, phát ngôn viên của Hội Đồng Quản Trị Trung Tâm Cộng Đồng Đông Nam Á xác quyết vấn đề sa thải ông Vượng chỉ thuần túy nằm trong lãnh vực quản trị và đường lối hoạt động của cơ quan này, nhưng đối với nhiều người Việt thường tham dự những sinh hoạt cộng đồng tại địa phương thì việc ông Vượng bị sa thải là điều trước sau gì cũng sẽ phải xảy đến vì cá nhân ông Vượng không được cảm tình của cộng đồng người Việt tại đây, phần vì quan điểm chính trị khác biệt của ông đối với đại đa số người Việt tỵ nạn hiện đang sống trong vùng Vịnh, và phần có thể vì ông Vượng đã dành thì giờ chú tâm đến những việc không nằm trong phạm vi hoạt động của Trung Tâm như Hội Đồng Quản Trị đã vạch ra.

Cũng trong cuộc điện đàm vừa nói, bà Teri đã xác nhận là ông Vượng hiện không còn là nhân viên của Trung Tâm CĐĐNA nữa. Bà Teri cho biết thêm là vào lúc trước khi phiên họp ngày 17-12-1996 diễn ra số thành viên thực thụ của hội đồng chỉ là 6 vì trước đó nhiều ngày 3 trong tổng số 9 thành viên đã quyết định rút lui. Một trong 6 người vừa nói không xuất hiện trong phiên họp và tất cả 5 người còn lại đã đồng thanh bỏ phiếu quyết định sa thải ông Vũ Đức Vượng.”

*

Trong bài phỏng vấn của tuần báo VW, “tên Mỹ vàng” VĐV đã hỗn xược và láo khoét khi tuyên bố: “Tôi thấy có nhiều anh chị em trẻ, tuổi từ 25 tới 40, ngại báo chí cộng đồng Việt Nam như cùi hủi vậy đó, không muốn dính vào…” Khi nói câu nói trên, Vượng đã làm chuyện nằm ngửa phun nước miếng lên trời! Câu nói này nên để dành cho chính bản thân Vũ Đức Vượng thì đúng hơn.

Theo bản tin do Việt Nam nhật báo loan tải, mọi người đều biết vì quan điểm “giúp những người Đông Dương hiện sinh sống tại Đông Dương, hơn là những người Đông Dương đã di cư sang bên này” mà Vượng đã bị Hội đồng Quản trị Trung tâm Cộng đồng Đông Nam Á đuổi cổ. Khi Vũ Đức Vượng đứng ra tổ chức cuộc hội thảo tại San Jose về phương cách giúp phát triễn kinh tế tại Việt Nam, Ngô Đức Diễm, Giám đốc VIVO, cũng là Phó Chủ tịch kiêm Phát ngôn viên của Tổ Chức Phục Hưng, tưởng bở đã nhận lời thuyết trình nhưng sau đó thấy bị đồng bào biểu tình chống đối đã phải… lỉnh đi nơi khác!

Cái gọi là Đại hội Truyền thông Việt Mỹ (VAME) được tổ chức chung với tổ chức VANG lần thứ 3, và được giới thiệu trong poster của tổ chức này nhưng khi có chuyện tên VĐV nằm trong Ban Biên tập của tạp chí Nhà, những người tổ chức VANG 2006 đã tuyên bố một cách dứt khoát: “VANG là VANG còn VAME là VAME, hai tổ chức không liên hệ, không dính dáng nhau…” cho thấy Ban Tổ chức VANG của bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi “cũng đã tránh né VĐV như tránh né cùi hủi, không muốn dính vào.”

Theo Nguyễn Phạm Thanh Sơn, Chủ nhiệm tạp chí Nhà thì nhật báo Cali Today của Nguyễn Xuân Nam và tuần báo Mõ San Francisco của Huỳnh Lương Thiện đã chính thức ghi danh tham dự VAME, nhưng khi có “sự cố” tên VĐV xuất hiện trong Ban Biên tập của tạp chí Nhà, hai tờ báo này đã phải tránh né VAME – như tránh né cùi hủi.

Nói chung là cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản tại Bắc California đã tránh né VĐV còn hơn là tránh né cùi hủi!

“Người thế hệ 1,5″ Nguyễn Phạm Thanh Sơn, theo bán tuần báo Sàigòn USA, đã từng tuyên bố: “Mấy người chỉ chống cộng bằng miệng, nếu chống Vũ Đức Vượng thì tại sao không chống Trần Thái Văn luôn đi, để VC phỏng vấn y đó! Để xem ai làm gì được tôi!” Nay, đã phải tránh Vũ Đức Vượng như tránh cùi hủi, đã phải viện cớ không cộng tác với VĐV vì Vượng “vừa là ký giả vừa là “người hoạt động vì lý tưởng… (VC) ““Yếu tố đó đi ngược lại với chủ trương của tạp chí Nhà.” Là người tự xưng là “người của thế hệ 1,5,” người ta rất ngạc nhiên trước những lời biện bạch yếu ớt, gượng gạo của Nguyễn Phạm Thanh Sơn về trường hợp của Vũ Đức Vượng đứng tên, rồi không đứng tên trong ban biên tập của tạp chí Nhà Magazine. Ở Bắc Cali, làm báo mà không biết quan điểm, lập trường của Vũ Đức Vượng, một người “gây nhiều tai tiếng và ồn ào trong cộng đồng vì những việc làm có lợi cho Việt Cộng” đến nỗi bị Hội Đồng Quản trị Trung Tâm Cộng Đồng Đông Nam Á đuổi cổ và cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Bắc California coi như cùi hủi, thì không biết làm sao “người thế hệ 1,5 ” Nguyễn Phạm Thanh Sơn có thể “làm công việc thông tin và giáo dục quần chúng” - như ông diễn giả Nguyễn Quý Đức (cũng là người của thế hệ 1,5) đã dõng dạc tuyên bố trong đại hội VAME – như lời trích dẫn của “tên Mỹ vàng” Vũ Đức Vượng khi trả lời tuần báo VW?

*

Ông Tiến sĩ (?) Vũ Đức Vượng, kẻ đã là du học sinh đi du học nước ngoài từ năm 1968. Trong khi những người cùng trang lứa với Vượng phải hy sinh xương máu để bảo vệ lá cờ vàng ba sọc đỏ, bảo vệ tự do, dân chủ cho chế độ miền Nam. Trong khi hàng trăm ngàn quân, công, cán, chính của chế độ miền Nam bị VC đày ải, chết chóc ở những trại tù nơi rừng thiêng, nước độc; thì Vượng ung dung, nhàn nhã ở những trường học đầy đủ tiện nghi ở Hoa Kỳ học hành để lấy cấp bằng Tiến sĩ này, Tiến sĩ nọ.

Khi làm Giám đốc Trung Tâm Định cư Người Tỵ nạn Đông Nam Á, được hưởng bổng lộc từ nguồn “phân (fund)” của những người tỵ nạn Đông Nam Á, ông Tiến sĩ Vượng lại thốt ra những lời vô ơn đối với những người tỵ nạn; do đó, đã bị Hội Đồng Quản Trị Đông Nam Á sa thải.

Hưởng bổng lộc miền Nam để từ đó có bằng cấp này, bằng cấp nọ nhưng lại đi làm những việc làm có lợi cho chính quyền Hà Nội, Vượng đã bị cộng đồng người Việt tỵ nạn tẩy chay, xa lánh.

Khi được tuần báo VW tạo diễn đàn, Vũ Đức Vượng đã dùng những lời lẽ đá cá, lăn dưa của bọn lưu manh đầu đường xó chợ để thóa mạ, để tấn công làng báo Bắc Cali để thỏa mãn mối hiềm thù chưa phỉ!

Thế mới biết khoa bảng không làm nên nhân cách!

NGUYỄN THIẾU NHẪN

http://nguyenthieunhan.wordpress.com

0 comments:

Powered By Blogger