Nguyễn đắc Dõng (Danlambao) - The Bully -Kẻ ưa bắt nạt người khác- Đó là chuyện thường tình xảy ra trong mọi xã hội, mọi không gian và thời gian.
Bắt nạt người khác, phát xuất từ tâm lý cá nhân, tâm lý tập thể, và cũng từ tâm lý dân tộc. Thấy mình to con, lớn xác, khỏe mạnh. Có thế, có lực, muốn đàn áp kẻ khác để tiến thân. Vì xu nịnh, vì tính du côn, du đảng. v.v... Và cũng do phát xuất từ lòng tự hào dân tộc, được xây dựng bởi lịch sử lâu đời.
Báo chí Mỹ, dùng chữ: “The Bully” để ám chỉ Trung cộng. Tôi cũng muốn mượn danh từ này để viết về Trung cộng.
Đầu tiên hãy nói về cái tên của đất nước “Trung quốc”: Nước ở chính giữa. Chung quanh là man di, mọi rợ. “Trung hoa”. Cái hoa đẹp, hoa thơm ở chính giữa. Chung quanh toàn là hoa thúi địt.
Vua chúa cai trị đất nước Trung hoa, được gọi là Thiên triều. Chung quanh là chư hầu
Tên nước đã tạo cho người Trung hoa lòng tự hào.
Thứ đến, Trung quốc có dân số đông nhất thế giới. Trung quốc có Vạn lý trường thành là kỳ quan thứ nhất. Là đất nước có nhiều danh lam, thắng cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ nhất thế giới. Có đập thủy điện Tam- hợp lớn nhất thế giới. Có nhiều thành phố lớn và đông dân nhất thế giới. Có cầu Beipanjian Bridge cao nhất thế giới.
Từ ngàn xưa, đất nước Trung hoa đã sản sinh ra nhiều nhà Hiền triết lừng danh, nhiều nhà Tư tưởng vĩ đại. Cái Gene của các nhà Hiền triết, Tư tưởng đó còn di truyền đến các đời con cháu ngày nay. v.v.... Còn nhiều, nhiều nữa.
Tất cả những yếu tố đó cấu thành niềm tự hào cho dân tộc Trung hoa. Đáng để tự hào. Do đó, họ xem những nước lân bang là những tiểu quốc. "Mục hạ, vô nhân".
Chủ thuyết của ông Đặng tiểu Bình là nằm im, tích trữ năng lực, chờ thời.
Sau ông Đặng tiểu Bình là Giang trạch Dân, Hồ cẩm Đào, con sư tử vẫn nằm im, như còn đang ngủ.
Đến khi ông Tập cận Bình lên ngôi, con sư tử thức dậy. Thế giới rung rinh. Riêng vùng Đông Á, và Đông Nam Á châu, thì như đang nằm trên lửa.
Tập cận Bình tôn thờ Mao trạch Đông, và đang thực hiện tư tưởng và giấc mơ của Mao. Xem đó như một chiến quốc sách: Chúng ta phải thấy rằng, chúng ta sẽ xây dựng một nước vĩ đại trên nền tảng Xã hội. Sự quan tâm chủ yếu của Trung quốc là thực hiện cho được mục tiêu duy nhất: Xây dựng một nước hung cường bằng những nỗ lực của cả dân tộc trong một vài kế hoạch 5 năm. Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đối tượng của chúng ta là toàn bộ trái đất. Còn về công tác chiến đấu, thì theo tôi, trái đất là quan trọng hơn cả. Chúng ta sẽ xây dựng trên đó một quốc gia hùng cường. Nhất định phải thấm nhuần lòng kiên định đó.
Chủ nghĩa Mao đã tuyên bố lấy bạo lực, chiến tranh, chủ nghĩa quân phiệt làm phương sách thực hiện các mục tiêu Sô vanh nước lớn của mình:
"Toàn thế giới chỉ có thể được cải tạo bằng súng. Súng đẻ ra chính quyền".
Đó là ước mơ của Mao. Là tư tưởng vĩ đại của Mao. Mao đã tạo dựng một khung sườn, một mục tiêu, một đích nhắm, một hướng đi với tất cả những phương sách thực hiện.
Có thể Trung quốc sẽ không đơn thuần chinh phục trái đất bằng bạo lực, bằng chiến tranh. Mà đi song song bằng cả kinh tế, chiến tranh mậu dịch, cạnh tranh, chiến tranh tiền tệ. v.v... Dùng sức mạnh tài chánh, kinh tế, để lôi kéo một số quốc gia kém mở mang đang cần xây dựng cơ sở hạ tầng.
Trung quốc đang làm chủ Phi châu. Hơn 80% dân chúng các nước Phi châu đều bằng lòng chấp nhận sự hiện diện của người Trung hoa trên đất nước họ. Họ không nghĩ sâu xa đến những việc như tài nguyên thiên nhiên đang bị Trung quốc khai thác, hay những tiềm ẩn khác. Trước mắt họ, các cơ sở hạ tầng được xây dựng, đường sá lưu thông thuận tiện. Đặc biệt là thực phẩm và đồ dùng nhập cảng từ Trung quốc giá rẽ, vừa túi tiền ăn tiêu của họ.
Trung quốc đã bỏ ra hàng 5 tỷ Dollars để làm mới mạng lưới điện toàn quốc cho Pakistan. Họ -Trung cộng- đã bỏ ra hàng chục tỷ Dollars để xây dựng cảng nước sâu Gwada trên bờ biển phía Tây Pakistan, và nằm phía Đông của Guff of Oman, và xây dựng tuyến đường xa lộ đông tây xuyên Pakistan nối liền cảng Gwada với Tân cương, tây bắc Trung quốc. Dầu mua từ các nước trung đông, được chuyển theo lộ trình này về Tân cương. Một phần dầu khác được chuyển từ đảo Cheduba, phía nam của Myanma bằng đường ống dẫn xuyên Myanma về Kunming, phía tây nam Trung quốc.
Ngược lại, hàng hóa của Trung quốc xuất cảng qua các nước Phi châu và Trung đông, sẽ theo tuyến đường xa lộ Tân cương-Gwada. Tiết kiệm thời gian khoảng gần một tháng nếu đi đường biển.
“One Belt, One Road” là một tư tưởng vĩ đại. Một kế hoạch lớn. Con đường Tơ Lụa-Silk Road- từ ngàn xưa, nay được khởi động lại. Một kế hoạch lớn đã được Tập cận Bình thực hiện.
Ngày thứ Hai, February 15th. 2016, chuyến tàu lửa đầu tiên, phát xuất từ Tân cương, vượt biên giới Trung quốc, trên con đường tơ lụa để đi đến Tehran, thủ đô của Iran. Cuộc hành trình 14 ngày, chạy qua đoạn đường dài 6462 miles.
Ngày January 1st. 2017, chuyến tàu lửa thứ hai, khởi hành từ ga Yiwu West Railway Station, phía đông Trung quốc, cũng theo con đường tơ lụa để đi đến London, thủ đô nước Anh. Cuộc hành trình kéo dài 18 ngày, xuyên qua tuyến đường dài 8000 miles.
Tuyến xe lửa dự trù sẽ xuyên suốt Phi châu.
Các nước lớn ở Âu châu như Anh, Pháp, Đức v.v... Đã có nền văn minh rất sớm, nhưng người ta vẫn chưa thực sự kết hợp được một Âu châu thống nhất bằng những tuyến đường giao thông thuận tiên để đi lại, trao đổi hàng hóa, và kéo dài đến Phi châu. Người ta đã không có những tư tưởng lớn như người Trung quốc.
Như vây, Trung quốc một phần nào đó, xem như chinh phục gần hết Phi châu, và Âu châu. Và cũng một phần nào đó, các nước Pháp, Anh, Đức, đã bị Trung quốc khuất phục. Giấc mông chinh phục trái đất của Mao trạch Đông được xem như gần một nửa. Hãy nghĩ đến một ngày nào đó không xa, người Trung hoa sống trên đất Mỹ, gây được ảnh hưởng mạnh trên chính trường nước Mỹ, như người Do thái đã làm. Nước Mỹ và thế giới sẽ đi về đâu?. Hiện nay, Hollywood là mục tiêu trước mắt: Quyền lực mềm.
Bây giờ, chúng ta quay lại Á châu: Vùng biển Hoa Đông và Hoa Nam.
Trung cộng đang cầm cây gậy trên tay.
Lý do khiến Trung cộng phải dùng đến cây gậy tại vùng Đông Nam Á, vì họ biết những hành động xâm lấn, mở rộng lãnh hải của họ là bất hợp pháp, bất hợp lý. Trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Nhưng Trung cộng vẫn cứ làm, vì họ biết rằng, không có bất cứ quốc gia nào trong vùng ĐNÁ có đủ khả năng để đưa tay ra ngăn cản. Họ làm vì lòng tham lam. Họ cần mở rộng tầm hoạt động quân sự ra xa để dễ bảo vệ đất nước, khi có chiến tranh xảy ra. Họ muốn xử dụng các đảo nhân tạo như những pháo đài vững chắc, hùng hậu, để đẩy lùi sự hiện diện của quân đội Mỹ, hải quân Mỹ ra càng xa càng tốt. Gần như họ đã đạt được một phần mục tiêu.
Năm 1946, đường Lưỡi bò 9 đoạn được trưng bày cho thế giới biết. Bao trùm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Năm 1974, Trung cộng tiến chiếm Hoàng sa của VNCH. Năm 1988, Trung cộng tiến chiếm các đảo: Gạc-ma, Colin, Châu-viên, Chữ-thập, bãi đá Gaven, Tư-nghĩa, Subi. Năm 1995 chiếm Vành-khăn. Năm 2012 chiếm bải đá Scarborough của Philippines.
Tháng Năm, năm 2009, Trung cộng đã gởi Công hàm tới LHQ. Tuyên bố chủ quyền trong đường Lưỡi bò 9 đoạn. Cuối năm 2013, Trung cộng tuyên bố vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở vùng biển Hoa đông. Tả xung, hữu đột. The Bully.
Trung cộng biết (Họ cũng có những đội ngũ Luật sư giỏi), những hành động của họ là trái với Công ước của LHQ. về luật biển (UNCLOS: United Nations Convention on the Law of Sea), đã được 168 quốc gia thông qua, trong đó có Trung quốc, và có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1994.
Điều kiện duy nhất Trung cộng nêu lên để biện minh cho đường Lưỡi bò 9 đoạn và những hành động xâm lấn của họ là quyền thủ đắc lịch sử. Nhưng quyền lịch sử đó không được tòa Trong tài LHQ về luật biển chấp nhận. Theo quy định của Công ước về luật biển, quyền thủ đắc lịch sử phải được chứng minh bằng sự hiện diện liên tục
Như những tên du côn, sống ngoài vòng pháp luật, Trung cộng bất chấp pháp luật, bất chấp lẽ phải, họ mở rộng, chiếm lĩnh, xây dựng, cơi nới để tạo nên "Sự việc đã rồi".
"Sự việc đã rồi", là một thực tế, một thực thể, cái thuyết đó cũ như trái đất, nhưng luôn là những chiến lược quan trọng. Khi tạo nên một sự việc đã rồi, thì đối phương, hay những đối phương, không thể đảo ngược cái thực tế, cái thực thể đó được. Như Crimea-Ukrania-, hay Hoàng sa, và các đảo nhân tạo ở Trường sa. Cũng không có một giải pháp chính trị, hay pháp lý, kể cả sức mạnh quân sự buộc họ từ bỏ, hay đẩy lùi cái thực thể hiện hữu đó.
Bộ Ngoại giao VN. thỉnh thoảng có tuyên bố: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
Thế giới thông cảm cho những lời tuyên bố của bộ Ngoại giao VN. "Nói cho có nói", "Nói lấy lệ", "Nói để che mắt thiên hạ". Tiếng kêu của những kẻ bất lực.
Rồi trong làng ngoại giao thế giới, xuất hiện một danh từ buồn cười: "Maintain the status quo". (Giữ nguyên trạng). "Maintain the status quo" là một danh từ ngoại giao luôn thay đổi theo sự đổi thay của thực trạng và thời gian.
Sau khi Trung cộng chiếm Hoàng Sa, VN và một vài nước ở ĐNÁ, đã kêu gọi “Maintain the status quo”. Trung cộng tiến hành xây dựng cơ sở hạ tần, sân bay, đật hỏa tiển phòng không trên đảo, VN. Lên tiếng phản đối, rồi lại kêu gọi "Maintain the status quo". Rồi đến lúc Trung cộng chiếm vài đảo ở trường sa, cơi nới, VN. và các nước ĐNÁ. Lên tiếng phản đối, sau đó cũng kêu gọi “Maintain the status quo”.
Chính quyền Mỹ, có sức mạnh về ngoại giao, kinh tế, quân sự, thì đẻ ra một từ ngoại giao có vẻ cứng rắn hơn: "Red line". Ý nghĩa, thì cũng tương tự như Maintain status quo, nhưng có thể làm đối phương phải lưu ý hơn, vì nó màu Đỏ (Red). "Red line" phải được hiểu như là “Giới hạn cuối cùng”. Nhưng cái line đó được làm bằng một loại cao su có độ co giãn tốt, tại Mỹ.
Đối phương cứ giả như kẻ mù, kẻ điếc. Đi chạm cái Red line, rồi cứ lấn nhẹ tới (Salami slicing). Cái red line càng ngày càng cong, cong sâu vào bên trong, và cũng tạo ra được những “ Sự việc đã rồi”. Đối phương biết người Mỹ có đầu óc thực tế: Cái Red line dù thẳng hay cong, thì cũng vẫn là cái Red line. Lỡ có đứt, thì căng dây khác.
Nhưng cả Mỹ, VN. và các nước ĐNÁ. không chịu hiểu cho thấu đáo những từ ngoại giao "Maintain the status quo" và "Red line", là những từ ngoại giao nhu nhược, của những kẻ yếu đuối.
Có một vài tác giả Mỹ và Âu châu đã nêu lên câu hỏi: Tại sao Trung cộng không xác định rõ ràng vị trí đường Lưỡi bò 9 đoạn của họ ở Biển Đông?.
Đặt câu hỏi như vậy, tức là không hiểu được mưu đồ thầm kín, không thấy được tham vọng, tính du côn, ngang ngược của bọn Cộng sản Trung nam hải. Họ không dại gì đóng cọc và ghi tọa độ để đánh mốc ranh giới đường 9 đoạn. Họ muốn để đường 9 đoạn đó trôi lênh đênh như những chiếc thuyền nhỏ trên biển cả. Nếu cần, nó trôi dạt vào vùng đặt quyền kinh tế của của các nước chung quanh một ít. Sẽ không có nước nào có đủ sức mạnh để đẩy lùi ra. Có kêu cứu cũng chẳng ai nghe. Liên Hiệp Quốc thì thiếu thực lực. Có luật mà không có quyền áp đặt, và không có cơ quan thi hành pháp luật. Mỹ thì không có nghĩa vụ để nhúng tay vào.
Ví dụ điển hình là bãi cạn Scarborough của Philippines, cách thị trấn Masinloc(Đảo Luzon) 135 hải lý (350 Km), và cách Trung quốc gần 900 dặm. Đảo Vành khăn cách Palawan 135 hải lý. Vành khăn và Scarborough nằm trong vùng đặt quyền kinh tế của Philippines. Nhưng Trung cộng chiếm đóng, và tuyên bố thuộc chủ quyền của Trung quốc. Trung cộng muốn lấn sâu vào vùng đặt quyền kinh tế của VN. ở phía Nam của đảo Côn sơn (Theo Tiến sĩ Trần công Trực). Điều oái oăm muốn nêu lên là số lớn các giếng dầu, khí đốt, đều nằm trong vùng đặt quyền kinh tế của VN. Đó là lý do tại sao Trung cộng đã không xác định rõ ràng biên cương của đường Lưỡi bò.
Trung cộng đã bỏ ra hàng tỷ Dollars để tạo 4 giàn khoan nước sâu. Nay cả 4 đều thất nghiệp, nằm đâu đó trên biển Trung hoa. Không phải họ làm ra để khoe với thế giối. Cũng không phải đó là những kỳ quan để thiên hạ ngắm. Chúng có mục đích của chúng, có những tính toán của họ. Nhưng thời cơ xử dụng chưa đến. Các nước ĐNÁ. hãy đề phòng.
Một vài chính trị gia vùng ĐNÁ, và thế giới đã ca ngợi Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte là người thực tế, khôn ngoan, có tầm nhìn xa và thiết thực. Muốn làm cân bằng ảnh hưởng giữa 2 siêu cường Mỹ và Trung cộng. Ông Tổng thống Duterte muốn rời xa dần đồng minh lâu đời Hoa ký, và muốn xích lại gần Trung cộng. Muốn xây dựng tình hữu nghị nồng ấm với Trung cộng. Dùng tình cảm thân thiện để xoa dịu và làm cho Trung cộng xuống thang xâm lấn, cản ngăn Trung cộng bớt hung hăng để tìm hòa bình cho Biển Đông.
Người viết, có cái nhìn ngược lại đối với ông Tổng thống Duterte: Ông ta chủ quan và thiển cận. Xin bạn đọc đừng vội vã kết luận người viết là lộng ngôn, cao ngạo, tự đắc. Để tôi phân giải cái nhìn của tôi: Ông Duterte phải hiểu rằng, Trung cộng biết rất rõ thể chế cai trị của Philippines. Sau nhiệm kỳ 6 năm của Tổng thống Duterte, thì ai là người kế vị?. Người đó có muốn tiếp tục chính sách thân thiện của người tiền nhiệm hay không?. Hay quay lại với đồng minh lâu đời Hoa kỳ để chống Trung công? Trung cộng đã biết sự thân thiện mà Tổng thống Duterte dành cho họ là tình cảm nhất thời, có giới hạn thời gian. Như vậy họ chẳng dại gì hấp tấp nắm bắt cái tình cảm hời hợt đó.
Tổng thống Duterte, hãy nhìn về bờ biển phía tây: Việt Nam.
Có thể chế chính trị nào bền vững như chế độ Cộng sản tại VN?. Năm đời Tổng bí thư từ ông Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Lê khả Phiêu, Nông đức Mạnh, Nguyễn phú Trọng, VN. vẫn tiếp tục đi trên con đường duy nhất: Con đường Bác đi.
Có mối tình cảm giữa hai quốc gia nào thắm thiết và bền chặc hơn mối tình giữa VN và Trung quốc?. Thắm thiết và bền chặc bởi có cùng một ý thức hệ. Bởi lịch sử. Bởi có cùng một biên giới, và bởi VN lệ thuộc vào Trung cộng.
Nhưng thưa ngài Tổng thống Duterte, chắc ngài đã nghe, đã thấy Trung cộng đã đối xử với VN như thế nào!. VN. đã mất quần đảo Hoàng sa, một vài đảo ở Trường sa. Cắt cáp tàu Bình minh, giàn khoan 981. Hàng trăm ngư dân VN đã chết trên biển cả trong lúc đang mưu sinh. Hàng chục tàu cá VN đã bị tàu Trung cộng đâm chìm. v. v...
Thưa ngài Tổng thống, nếu không có sự hiện diện và ảnh hưởng của Mỹ tại biển Đông, thì thực trạng Biển Đông hôm nay có khác. Một điều chắc chắn tôi muốn đoan chắc với ngài là bãi cạng Scarborough của quốc gia Philippines nay đã là một đảo nhân tạo, có đủ các cơ sở hạ tầng, sân bay v. v.... Ngài phải hiểu rằng, bãi cạng Scarborough là một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng mà Trung công cần phải xây dựng, để bảo vệ sườn phái đông của đường Lưỡi bò, và làm cho đường Lưỡi bò hoàn tất. Ngài không biết ơn Hoa kỳ đã đành, mà ngài còn khích bác, chống đối, muốn cho Mỹ phải rời bỏ Philippines.
Thưa ngài Tổng thống Duterte, với cái nhìn và nhận xét thông thường của người VN chúng tôi, Tập cận Bình là người gian xảo. Là người độc đoán, kín đáo, mưu lược, sâu sắc, nham hiểm và thâm độc. Cặp mắt, và cái miệng của ông ta nói lên những đức tính đó. Chắc ngài không tin, thời gian sẽ trả lời cho ngài rõ.
Trung cộng đang đặt giá 1. 2 tỷ Dollars để thuê cảng nước sâu Hambantota của Sri Lanka trong 99 năm. Đó là hải cảng chiến lược rất quan trọng nằm trên one belt, chuỗi ngọc trai (the String of Pearls) mà Trung cộng đang xây dựng. Một khi hải cảng Hambantota hoàn tất, Chuỗi Ngọc trai sẽ hoàn thành. One belt, one road thành công.
Trong khi các nước phương Tây Mỹ, Anh, Pháp, Đức đang co cụm lại, dành hết thời gian cho việc nội trị. Human Right, Civil right, công ăn việc làm, Recession, lạm phát v.v... và nhất là lo đề phòng và chống khủng bố. Thì việc nội trị của Trung cộng vững chắc, bình chân như vại. Họ dành tất cả thời gian cho việc sản xuất, và mở mang bờ cõi.
Tự do và độc tài, ai hơn ai?.
January 2017
No comments:
Post a Comment