Tony Nguyễn, đạo diễn film Enforcing the Silence, đáp lại sự chỉ trích về phim tài liệu phóng sự điều tra Terror in Little Saigon của FRONTLINE và ProPublica điều tra vụ ám sát các nhà báo Mỹ gốc Việt. Tổng quan các tài liệu liên quan và những tranh biện xung quanh chủ đề này có thể tìm thấy ở đây.
bài gốc trên trang diaCRITICS - screenshot by TV PVT |
Tôi là một người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai. Là con trai của một người Việt tị nạn đào thoát khỏi Việt Nam vào 1975.
Bốn năm trước, tôi phát hành một phim tài liệu có tựa là Enforcing the Silence kể về vụ Dương Trọng Lâm, nhà báo Việt Nam đầu tiên bị ám sát trên đất Mỹ. Phim đã được một tiểu ban chọn trình chiếu tại Festival phim quốc tế về Việt Nam năm 2011 tại Orange County, California, nhưng về sau bị loại khỏi chương trình vì Ban tổ chức sợ rằng phim có thể gây phản đối và nổi giận từ lớp người Mỹ gốc Việt chống cộng lớn tuổi.
Ban tổ chức nói với tôi rằng một nhóm cựu quân nhân thường được gọi là Mặt Trận tỏ ra khó chịu một cách không chính đáng trong cách thế xử sự với cuốn phim, còn một trong những người được tôi phỏng vấn thì nói rằng họ -Mặt Trận - không phải đùa đâu. Vậy cũng tốt. Đó là ý kiến của họ. Còn Triết lý của tôi là, cứ để yên cho việc nó diễn ra.
Thoắt cái đã đến ngày 03 tháng 10, năm 2015. Cơ sở truyền thông ProPublica và chương trình Frontline của hệ thống truyền hình PBS đã loan tin về phim tài liệu Terror in Little Saigon do Richard Rowley và AC Thompson dựng phim và đạo diễn với tư cách thông tín viên và phóng viên báo chí. Là nhà liên kết sản xuất, tôi đã tham gia cùng chương trình này ngay từ đầu. Tôi tham gia trợ giúp đoàn làm phim các ý kiến như cần phải tập trung vào ai, phải hướng đến điều gì, ai cần phỏng vấn, và vân vân. Chiếc hộp đựng hồ sơ nghiên cứu mà AC lần giở trong phim là của tôi. Gợi ý AC bắt tay với Richard Rowley để cùng đạo diễn phim cũng là ý tưởng của tôi, bởi tôi là một fan hâm mộ của Rowley cũng như tài năng điện ảnh hiếm có của ông (xin xem phim được đề cử Oscar DIRTY WARS). Tôi cũng đưa ra phản hồi về những cắt bỏ các chỗ bị phô hay cầu kỳ cho phim.
Một số người Mỹ gốc Việt nổi giận với cách nhìn về thế hệ đàn anh của họ trong cuốn phim tài liệu của Frontline và cho rằng phim dành toàn những bất công cho Mặt Trận, một tổ chức bị giới chức tư pháp liên đới trách nhiệm trong những vụ ám sát nhà báo, tuy không phải là hết thảy. Có người còn nói tựa đề của chương trình phim phóng sự này: Terror in Little Saigon, là quá đáng và mang vẻ giật gân. Cứ đồng ý vậy đi. Nhưng khủng bố cũng là chữ mà chính giới ký giả báo chí Mỹ gốc Việt dùng để nói đến các mối hăm dọa, bạo lực, và những vụ giết người – ví dụ: "Khủng bố chống lại nhà báo". 5 nhà báo Mỹ gốc Việt này đã bị giết chết trong khu "Little Saigons" - San Francisco, Houston, Orange County, và Bắc Virginia. Cái tựa đề có lẽ hơi đích đáng, nhưng rõ ràng là nó không hề thổi phồng lịch sử.
Có người cho rằng công trình phim là một cách khác cố tìm một giải pháp trung thực tổng hợp giải tỏa bế tắc, thể hiện một con người trung thực cố đi tìm cho ra một lời giải. Vâng, đó là một phim phóng sự điều tra theo bước chân một phóng viên điều tra, AC, khi ông ra công điều tra một vụ án đã bị đóng băng, vụ giết một phóng viên điều tra Nguyễn Đạm Phong mà người ta chưa tìm ra thủ thạm. Trong phim, ông tìm gặp các thân nhân và bạn bè của nạn nhân, gặp các giới chức trách thẩm quyền, gặp những người bị tình nghi là sát thủ hoặc bị nghi là có khả năng điều động việc giết người. Thậm chí ông còn đi cùng một hành trình giống y như Dam Phong cố theo dõi dấu vết khu chiến của Mặt Trận ở Thái Lan thuở trước. Và xin quý vị lưu ý cho là: AC đã hơn 15 năm làm phóng viên điều tra viết lại nhiều thiên tường thuật về những bất công oan trái nghiêm trọng đã xảy ra, trong số đó có 1 trường hợp đã giúp giải thoát một người vô tội thoát khỏi nhà tù sau khi kết án 13 năm. AC là thông tín viên viên trên ba chương trình truyền hình của Frontline trước đó mà bạn có thể theo dõi trên trang web của Frontline. Ông quả là một “đồ chết tiệt” trong vai một phóng viên cố truy tìm sự thật và xem các nhà báo Việt Nam bị giết như là đồng nghiệp của mình.
Tuần trước Tina Hà Giang của nhật báo Người Việt có phỏng vấn tôi, nhưng tôi đoán cô ấy không thể dung hợp được bất kỳ ý kiến nào của tôi khi làm bài của cổ về đề tài này. Tôi đã nói với cô ấy những gì khiến tôi nghĩ mảng đề tài mà Frontline đã làm là một bước đột phá lớn đạt được những gì tôi không thể làm được trong bộ phim của tôi, đó là: đưa vào ngay trước ống kính với giọng nói bày tỏ quan điểm của các thành viên gia đình nạn nhân và của cả những kẻ bị tình nghi phạm tội, những cựu thành viên cũng như các cựu đầu lĩnh Mặt Trận. Điều này chưa từng làm được trước đây khi làm phim. Chúng tôi, thậm chí có cả cựu đầu lĩnh Mặt Trận Nguyễn Xuân Nghĩa đã có bàn tới việc làm sao mà loại phim truyền hình như vầy mà làm xấu hình ảnh cộng đồng người Việt được, không lẽ các thành viên, thân nhân gia đình nạn nhân không phải ở trong cộng đồng sao.
Những gì mà người ta đang cố la lên là đồn thổi tầm phào như việc Mặt Trận ra tay khủng bố và các thứ theo sau (như các đe nẹt, dọa dẫm và hành hung) thực ra đã được lên hồ sơ trong hàng ngàn trang tài liệu lưu trữ của FBI và cảnh sát, cũng như thu thập được qua các cuộc phỏng vấn với các cựu đầu lĩnh, cựu thành viên Mặt Trận và qua phỏng vấn các nạn nhân đã nhận chịu hậu quả của khuynh hướng quá khích kia. Điều này hiện có cả chứng từ nơi Nghị viên Tam Nguyen của thành phố San Jose, ông đã kể lại cảnh bị các đoàn viên Mặt Trận đánh đập ra sao trong đầu những năm 1980 chỉ vì những điều mà tờ báo của ông viết có đụng chạm tới Mặt Trận.
Vài năm trước, có một lúc có một biểu ngữ người ta chỉ trích tôi vì cuốn phim tôi làm về Dương Trọng Lâm, tôi trả lời dù là phim của tôi hay của bất kỳ ai khác đi nữa thì cũng đã được coi là lời khẳng định đâu. Thay vào đó tôi khuyến khích những người khác, đặc biệt là người Mỹ gốc Việt, hãy chú tâm vào những tên sát nhân đã giết chết các nhà báo của chúng ta, và xem xem có tiềm năng và bằng chứng khả dĩ nào để tóm lấy chúng không.
Giờ đây, sau khi Terror in Little Saigon ra mắt, thì thực ra cũng không lạ gì khi có người cố gán cho tôi cái nhãn cộng sản phá rối, thật là một buộc tội vô lý. Họ còn gợi ý rằng phim tôi làm về Dương Trọng Lâm là được Cộng sản Việt Nam bảo trợ, thật là quái đản; trong thực tế, dự định làm phim ấy đã huy động vốn cộng đồng qua chương trình Kickstarter, và có một người ở Việt Nam đã cho được $20. Ôi tuyệt vời thay cho âm mưu của Việt cộng. Họ còn vẽ nên một AC Thompson với nhóm làm phim Frontline là những tay bịp và bị chương trình nghị sự bí mật của tôi chi phối bằng một cách nào đó.
Sự thật thì lại nhiều điều chẳng mấy ly kỳ: Chúng tôi đã cùng nhau làm việc để thuật lại một tường thuật điều tra cam go, y cứ theo bất cứ các sự kiện nào dẫn dắt chúng tôi đến.
Là một cộng đồng, chúng ta nên quan tâm đến điều gì? Dường như nhiều người Mỹ gốc Việt quan tâm nhiều việc bảo vệ một hình ảnh nào đó của Little Saigon hơn là yêu sách các cơ quan thẩm quyền phải có trách nhiệm vì đã không bắt được những tên giết người cũng như những kẻ đã gieo rắc những hành vi khủng bố cho cộng đồng.
Tôi bận tâm nhiều việc điều tra các vụ giết hại các nhà báo của cộng đồng chúng ta bởi nếu giải quyết được việc đó ta sẽ không chỉ mang lại một kết thúc có hậu cho các thân nhân, gia đình của các nạn nhân, mà tôi còn tin rằngchúng ta sẽ làm được một kỳ tích chấn động đồng thời đem lại một sự hóa giải mọi nghi ngờ cho hết thảy các cộng đồng của chúng ta trên toàn nước Mỹ.
Vì vậy, với tôi, những gì chúng ta hiến có đó là một cơ hội kêu gọi FBI và sở cảnh sát địa phương mở lại các vụ án đó này, tận dụng các những thành tựu trí tuệ và kinh nghiệm của thời nay đang có để phụ lực phá án. Trong cộng đồng chúng ta hiện có nhiều người biết sự thật và tôi hy vọng một hoặc nhiều người trong số đó đó sẽ tiên phong cất tiếng chứ không còn giữ im lặng mãi nữa. Như Nguyễn Thanh Tú, con trai của Nguyễn Đạm Phong, đã nói: "Đối với chúng tôi, chúng tôi chỉ cần một lời giải đáp... [mà] chưa từng có được nơi cảnh sát hay bất cứ ai khác"
= = =
Tony Nguyễn làm đạo diễn với phim đầu tay đầu tay Enforcing the Silence về nhà báo bị giết Dương Trọng Lâm, mà tờ LA Times gọi là "một tường thuật có tầm ảnh hưởng". Gần đây anh lại phát hành phim GIAP’S LAST DAY AT THE IRONING BOARD FACTORY, đoạt giải Loni Ding 2015 về Phim tài liệu Công Lý Xã Hội. Là một thành tựu hợp tác với nhà làm phim Steven Okazaki -đoạt giải Academy Award- phim GIAP’S LAST DAY là khởi đầu của một chuỗi phim tự truyện đem lại một thể loại phim tường thuật mới mẻ có tính nhất quán liên tục về những trải nghiệm đời tị nạn ở Mỹ.
by Tony NGUYEN - nguồn: diaCRITICS Nov. 16, 2015 - Lê Tùng Châu dịch sang Việt ngữ Nov. 18, 2015
Văn bản nguyên văn:
TONY NGUYEN: A CHANCE FOR TRUTH IN LITTLE SAIGON
diaCRITICS Posted on Nov. 16, 2015Tony Nguyen, director of Enforcing the Silence, responds to criticism of FRONTLINE and ProPublica’s new documentary investigating the murders of Vietnamese-American journalists, Terror in Little Saigon. An overview of the documentary and the controversies around it can be found here.
I’m a second-generation Vietnamese American. The son of a refugee who escaped Vietnam in 1975. Four years ago I released a documentary called ENFORCING THE SILENCE about Lam Duong (Dương Trọng Lâm), the first Vietnamese journalist to be assassinated on US soil. It was voted in by a screening committee to play at the 2011 Vietnamese International Film Festival in Orange County, California, but was ultimately pulled from the program for fear that it would incite anger and protest from older, anti-communist Vietnamese Americans, according to festival organizers. The festival told me the film’s treatment of a militant group called the Front was too harsh and inaccurate, that they were not a joke as one of my interviewees said. That’s fine. That’s their opinion. My philosophy is, keep it moving.
Fast forward to October 3, 2015. PBS Frontline and investigating reporting organization ProPublica broadcasted TERROR IN LITTLE SAIGON, a TV documentary written and directed by Richard Rowley with A.C. Thompson as the correspondent and lead reporter. I’m an associate producer on the show and have been involved since its inception. I helped guide the crew with ideas of who to focus on, what to look into, who to interview, and so forth. The box of research documents that A.C. is looking through in the film is mine. It was my idea for A.C. to reach out to Richard Rowley to direct, as I am a fan of his films (watch Oscar-nominated DIRTY WARS) and his exceptional cinematography. I also provided feedback on the show’s rough and fine cuts.
Some Vietnamese Americans are angry with the Frontline documentary’s portrayal of the older generation and what they see as an unjust focus on the Front, a group that law enforcement has linked to some of the journalist killings, if not all. Some say the show’s title, TERROR IN LITTLE SAIGON, is loaded and sensational. Okay. But terror is what Vietnamese American journalists themselves have used to describe the threats, the violence, the murders –“terrorism against newsmen.” The five Vietnamese journalists were all killed in areas where there are “Little Saigons” — San Francisco, Houston, Orange County, and Northern Virginia. The title may be a bit on the nose, but it is not an exaggeration of history.
Some say the program is another example of the white savior complex, of the white man swooping in to save the day. Uh, it’s an investigative film that follows an investigative reporter, A.C., as he investigates a cold case, the unsolved murder of investigative journalist Nguyen Dam Phong. In the show he meets with the victim’s family members and friends, law enforcement, those suspected of the killing or of ordering it. He even goes on the same journey as Dam Phong and tries to track down the Front’s military base in Thailand. And note: A.C.’s been an investigative reporter for over 15 years writing stories about grave injustices, one of which helped free an innocent man from jail, 13 years after his conviction. He’s been a correspondent on three prior Frontline shows that you can stream on its website. He is a hell of a truth-seeking reporter who views the slain Vietnamese journalists as his colleagues.
Tina Ha Giang of the newspaper Nguoi Viet interviewed me last week, but I guess she couldn’t fit any of my comments in her articles on the subject. What I told her was that I think the Frontline piece is a major breakthrough for achieving what I could not do in my film, and that is: include the on-camera voices and perspectives of victims’ family members and that of the suspected criminals, former Front members and leaders. This has never been done before on film. We even included former Front leader Nguyen Xuan Nghia talking about how this kind of show makes the Vietnamese American community look bad, as if the victims’ family members are not a part of the community.
What people are calling rumor and gossip of terror by the Front and its followers (threats, intimidation and physical violence) is documented in thousands of pages of FBI and police files and through interviews with former Front members and leaders, and with victims of their wrath. This includes testimony from current San Jose Councilmember Tam Nguyen who described being beat up by Front members in the early 1980s for things his newspaper wrote about the Front.
A few years ago during a panel where I was criticized for my film about Lam Duong, I replied that my film or any other shouldn’t be considered the definitive piece. Instead I encouraged others, especially Vietnamese Americans, to look into the murders of our journalists and see where leads and evidence take them.
Now, after the release of TERROR IN LITTLE SAIGON, some people are, predictably, attempting to label me a Communist agitator, a ridiculous assertion. They are suggesting my work on Lam Duong was underwritten by the Socialist Republic of Vietnam, which is bogus; in reality, the project was crowdfunded through Kickstarter and one person in Vietnam gave $20. So much for the great Commie conspiracy. And they are portraying A.C. Thompson and the Frontline team as dupes who were somehow swayed by my secret agenda.
The truth is a lot less exciting: We worked together to tell a difficult investigative story, following the facts wherever they led us.
As a community, what do we care about? Some Vietnamese Americans seem to care more about protecting a certain image of Little Saigon than holding the authorities accountable for failing to arrest the killers and those who terrorized the community. I am interested in investigating the murders of our journalists because solving them would not only bring closure to the victims’ family members, but I believe would do a tremendous service and provide resolution to all our communities around the country.
So, to me, what we have is an opportunity to call on the FBI and local police to re-open these cases and utilize the knowledge and experience we have today to help solve them. There are people in our communities who know the truth and I hope one or more of them will come forward and no longer remain silent. As Nguyen Dam Phong’s son Tu said, “For us, we just want an answer… [that] we never got from police or anybody.”
–
Tony Nguyen made his directorial debut with ENFORCING THE SILENCE, a documentary that the LA Times called “an uplifting portrait” of slain journalist Lam Duong. He recently released GIAP’S LAST DAY AT THE IRONING BOARD FACTORY, winner of the 2015 Loni Ding Award for Social Justice Documentary. A collaboration with Academy Award-winning filmmaker Steven Okazaki, GIAP’S LAST DAY is the first of an autobiographical series that provides a fresh take on the refugee experience in America.
No comments:
Post a Comment