Trở Về Trang chính

Monday, November 23, 2015

Làm gì khi lịch sử lâm nguy?

Xã hội hóa những trò bố láo nhằm bẻ cong lịch sử đất nước và dân tộc với hàng loạt những vinh danh anh hùng rởm kiểu Lê văn Tám, Võ thị Sáu, Phan thị Ràng, Nguyễn văn Trỗi… tổ chức hàng loạt các lễ hội, festival gọi là tôn vinh những anh hùng dân tộc chống Pháp, chống Mỹ, làm biến tướng hoặc thủ tiêu những lễ hội, những địa danh từng một thời hiển hách trong công cuộc chống quân xâm lược Hán, Tống, Nguyên, Minh Thanh, Tàu Cộng như Phát Ấn Đền Trần, Núi Yên Tử, Sông Bạch Đằng, Ải Chi Lăng, Đống Đa, Vân Đồn, sông Như Nguyệt, Lễ tưởng niệm 6 vạn dân quân trong cuộc chiến Việt Trung năm 1979 hay hoàn toàn dấu nhẹm sự kiện Trường Sa năm 1988. Cho tới Đền Hùng mà chúng cũng không tha, nào trấn yểm bùa chú, nào tạo ra những kỷ lục bá láp bá xàm...

*

Lịch sử là gì? "I.1. quá trình, ra đời, phát triển cho đến tiêu vong của một sự vật, sự việc trong quá khứ: Lịch sử thế giới; lịch sử dân tộc; lịch sử kiến trúc. 2. Khoa học chuyên nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội loài người, của từng quốc gia hay dân tộc: học lịch sử; biên soạn sách lịch sử.

II. Thuộc về lịch sử, có tính chất quan trọng trong lịch sử: bước ngoặt lịch sử; nhân vật lịch sử.(Tự Điển Tiếng Việt. Nguyễn Kim Thản. trg 692. TTKHXH & NV. QUỐC GIA. Nxb VHSG. 2006. FAHASA). Hầu hết các tự điển đều giải nghĩa từ lịch sử như thế hay na ná như thế. Nhưng “Môn học Lịch sử” thì không thấy (hoặc NV chưa thấy) ai giải nghĩa bao giờ.

Thực ra, ba môn Văn – Sử - Địa. Đây là một liên hệ hữu cơ không thể tách rời. Dạy cho học trò hai câu thơ:

Không thơm như thể hoa nhài
Không thanh lịch cũng là người Tràng An.

Người thầy sẽ chuyển tải đến học trò cấu trúc, ý nghĩa câu thơ (Văn), tiểu sử và hành trạng của của tác giả là Cụ Nguyễn Công Trứ, giai đoạn lịch sử mả ông đã sống (Sử) và cảnh quan, thế núi sông cũng như quá trình hình thành của vùng đất Tràng An (Ninh Bình) là kinh đô Hoa Lư (Sử-Địa). Tất nhiên khi tách riêng để nhấn mạnh từng môn thì vấn đề sẽ khác hơn. Nhưng trong quá trình giảng dạy người thầy giáo tích hợp lại sẽ làm cho bài học trở nên thú vị và ấn tượng hơn. Vấn đề là tay nghề của người thầy như thế nào? Ngoài ra còn một điều nữa là giáo trình, giáo án được soạn làm sao?.

Khi thầy cô dạy cho học trò về Bình Ngô Đại Cáo (Văn) thì học sinh sẽ tiếp nhận được những kiến thức về lịch sử trong suốt cuộc đời cụ Nguyễn Trãi (Sử) về Ải Nam Quan (Địa) nơi ông nhận được lời giáo huấn cuối cùng của cha ông là Nguyễn Phi Khanh

Nhưng khi dạy cho học trò một bài thơ của Tố Hữu:

Giết, giết nữa ban tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sitaline bất diệt”

Tất nhiên có cho kẹo, cũng chả ai dám đem bốn câu thơ này vào sách giáo khoa, mà nếu có cho vào thì lượng giáo viên sẽ nhanh chóng hao hụt vì hộc máu mà chết hàng loạt vì chẳng biết nói thế nào về CCRĐ, nói dóc thì giết chết lương tâm, nói thật thì giết chết bao tử. Nhưng không cho vào thì KHÔNG ĐƯỢC. Thôi thì đành tìm cách xóa sổ từ từ hết môn Lịch sử, rồi Địa Lý và Văn Học bằng cách chuyển qua môn “Công Dân và Tổ Quốc” để dạy học sinh Yêu Tổ Quốc XHCN (bao gồm Việt Cộng và Trung Cộng). Đúng là #ĐMCS (Đổi Mới Cuộc Sống từ Độc Lập Tự Do sang Nô Lệ).

Nhìn lại chương trình Giáo dục hiện nay, không riêng gì môn lịch sử, mà tất cả các môn học đều bị cái môn chính trị “Sọt rác Mac-Lê-Mao” thọc tay vào từ rất lâu và đang trong quá trình tiếp tục. Từ những hình ảnh cờ 6 sao trong sách GK mẫu giáo đến đổi thay cụm từ quân xâm lược Hán Tống Nguyên Minh Thanh thành giặc phương Bắc. Đưa tiếng Hoa vào môn sinh ngữ đến những âm mưu khôi phục “danh dự” cho những tên bán nước như “Mạc Đăng Dung”.

Xã hội hóa những trò bố láo nhằm bẻ cong lịch sử đất nước và dân tộc với hàng loạt những vinh danh anh hùng rởm kiểu Lê văn Tám, Võ thị Sáu, Phan thị Ràng, Nguyễn văn Trỗi… tổ chức hàng loạt các lễ hội, festival gọi là tôn vinh những anh hùng dân tộc chống Pháp, chống Mỹ, làm biến tướng hoặc thủ tiêu những lễ hội, những địa danh từng một thời hiển hách trong công cuộc chống quân xâm lược Hán, Tống, Nguyên, Minh Thanh, Tàu Cộng như Phát Ấn Đền Trần, Núi Yên Tử, Sông Bạch Đằng, Ải Chi Lăng, Đống Đa, Vân Đồn, sông Như Nguyệt, Lễ tưởng niệm 6 vạn dân quân trong cuộc chiến Việt Trung năm 1979 hay hoàn toàn dấu nhẹm sự kiện Trường Sa năm 1988. Cho tới Đền Hùng mà chúng cũng không tha, nào trấn yểm bùa chú, nào tạo ra những kỷ lục bá láp bá xàm. Kể cả một câu trong phần lời nói đầu của Hiến Pháp năm 1980 của chính chúng đặt ra khi nhận một bài học của quan thầy cũng bị thủ tiêu, khi quay đầu bám đít. “Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử tự do trong cả nước, thực hiện thống nhất Tổ quốc. Tháng 7 năm 1976, nước ta lấy tên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hòa bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.”.
Bọn chúng không thủ tiêu môn lịch sử mà bẻ cong nó. Mục đích chính yếu của cái gọi là tích hợp với môn “Công Dân và Tổ Quốc” chính là để nâng cao lịch sử Đảng, một thứ lịch sử mang đầy tính dối trá vong bản và nô lệ, để hướng giới trẻ, thay vì yêu tổ quốc Việt Nam thì yêu “tổ quốc XHCN”

Dư luận trong và ngoài nước đang ồn ào về vấn đề này. Và luôn đặt ra giữ môn Lịch sử độc lập hay tích hợp lại với môn “Công Dân và Tổ Quốc”. Nhưng không nói lên cái cốt lõi của vấn đề là “Nội dung của môn lịch sử như thế nào để đảm bảo tinh khách quan và tôn trọng sự thật lịch sử”. Nếu như thế thì tích hợp hay không thỉ cũng vậy thôi. Còn như hiện nay thì cứ tích hợp vào để rồi nó chìm mất hẳn trong cái tình yêu “Tổ quốc XHCN” thì hóa ra hay. Chớ dạy lịch sử theo cái kiểu Quang Trung và Nguyễn Huệ là bạn chiến đấu thì chỉ tổ báo đời.

Vấn đề còn lại

Hiện nay, internet là một kho sử liệu khổng lồ về lịch sử và liên quan đến lịch sử Việt Nam do các nhà nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước (cả những tác giả người ngoại quốc). Riêng ở trong nước thì có rất nhiều người có thư viện riêng, tủ sách riêng, cả những phòng internet, số người sử dụng internet ở VN cũng khá cao; 30.800.000 người hơn phân nửa số đó hàng ngày dán mắt mắt vào Smartphon, Ipad, màn hình vi tính để tào lao xích đế trên FB hay những trang Web sex, thì người hiểu biết và có tâm với vận mệnh nước nhà và hào khí dân tộc nên lập những trang Web chuyên về lịch sử, sưu tầm những bài viết có giá trị, sắp xếp lại nội dung, phù hợp theo từng giai đoạn lịch sử để dễ truy cập, hoặc tổ chức các CLB trao đổi tìm hiểu về Văn-Sử-Địa, giới thiệu những trang Web với nhau hoặc những trang có sẵn như:

...

Tất nhiên những nội dung của những bài viết, những trang Web như vậy được viết ra, được thiết lập theo những góc nhìn khác nhau và thường thì chỏi nhau nhưng lại cho chúng ta những tư liệu khác xác thực. Vẫn biết Lê Tắc là một tên phản bội, bán nước nhưng giá trị của An Nam Chí Lược là không thể phủ nhận. Vấn đề là người tiếp cận những tư liệu này sử dụng nó như thế nào? Suy cho cùng thì chủ nghĩa Cộng Sản dù được rao giảng bằng những lời lẽ đầy nọc độc và người ta phải tiếp nhận nó dưới họng súng nhưng đâu có nghĩa là tất cả những người nghe đều trở nên xấu xa tàn độc như Cộng Sản.

Hơn một ngàn năm (111tcn-938scn) đất nước chìm trong nô lệ nhưng vẫn con đấy một dân tộc, một non sông và một nền văn hóa. Đây là một bài học lớn. Giờ đây chúng ta phải trả bài thôi.

Đã đến lúc Toàn Dân Dạy và Học Văn Sử Địa. Chớ để mấy thằng dạy sử theo kiểu bố láo này là chết cả một non sông.

Xin đừng cãi cọ với những âm mưu “Hán hóa” về cái việc làm trời ơi này của bọn CS bán nước, vì việc này như đàn gãy tai trâu, mà hãy làm cái nhiệm vụ nhỏ xíu của mình “Giúp cho thế hệ trẻ đừng quên mất cội nguồn để còn dũng khi và tư cách để “YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM”
24/11/2015
Vũ Bất Khuất

No comments:

Post a Comment