Trở Về Trang chính

Friday, October 2, 2015

Trung Quốc lần đầu phái tàu ngầm hạt nhân tuần tra chiến đấu




Một tàu ngầm của Trung Quốc trong cuộc tập trận chung giữa Trung Quốc và Nga ở biển Hoàng Hải ngày 26/4/2012.
VOA / 02.10.2015
Một tàu ngầm loại 094 của Trung Quốc, được trang bị phi đạn có khả năng bắn tới Hoa Kỳ, có thể đã bắt đầu tuần tra chiến đấu, theo một nguồn tin ở Hồng Kông.
Quân đội Giải phóng Nhân dân, một tờ báo nhà nước của Trung Quốc, cho biết, ông Lưu Minh Lợi, ủy viên chính trị của Hạm đội Nam Trung Hoa của Bắc Kinh, đã khen thưởng công trạng hạng nhất cho 41 thành viên của căn cứ hải quân Vịnh Yalong trên đảo Hải Nam. Theo tờ Minh Báo của Hồng Kông, lễ trao thưởng chứng tỏ Trung Quốc phái các tàu ngầm nguyên tử lớp Jin thực hiện cuộc tuần tra chiến đấu lần đầu tiên.
Cơ quan Tình báo Quốc phòng của Ngũ Giác Đài cho biết hồi tháng 9 rằng Hải quân Trung Quốc có thể sẽ triển khai một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo JL-2 nhưng không đưa ra ngày cụ thể.
“Khả năng duy trì tuần tra răn đe liên tục là cột mốc quan trọng đối với vũ khí hạt nhân”, ông Larry Wortzel, thành viên của Ủy ban Giám sát An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung do quốc hội Mỹ thành lập, nói với Bloomberg ngày 24/9. “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ công bố khả năng này nhằm phô trương sức mạnh và uy tín”.
Ủy ban Giám sát An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung cho biết, phái tàu tuần tra là một bước tiến quan trọng đối với Trung Quốc.
Các tên lửa JL-2 có tầm bắn 4.600 dặm và có thể bắn tới Alaska nếu khai hỏa từ khu vực gần Nhật Bản, và tất cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ nếu bắn từ vùng biển phía đông của Hawaii.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc đưa tin, 41 thành viên của căn cứ hải quân Vịnh Yalong đã phóng thành công tên lửa JL-42 SLBMs từ tàu ngầm loại 094 hồi tháng 11 năm 2013 và đã được ghi nhận với giải thưởng đầu tiên.
Ông Anthony Wong, chủ tịch Hiệp hội Quân sự Quốc tế Macau, cho biết, Trung Quốc đã bắt đầu phát triển các tàu ngầm loại 094 vào năm 1985, và lần đầu tuần tra vào năm 2005, nhưng Bắc Kinh đã vấp phải trì hoãn trong việc phóng thử tên lửa JL-2.
Tàu ngầm của Trung Quốc sẽ cần phải đi qua các rạn san hô ở Biển Đông để không bị các máy bay trinh sát tầm ngắn của Hoa Kỳ phát hiện.

Nguồn: UPI, Ming Pao, Yonhap.
TQ: Nước thứ ba không được quyền thăm dò dầu khí ở Biển Đông




Nơi khai thác dầu thô của Ấn Độ ở vịnh Bengal. Mặc dù không nêu đích danh Ấn Độ, nhưng Bắc kinh lâu nay phản đối hợp đồng khai thác dầu khí của New Delhi với Hà Nội.
VOA / 02.10.2015
Trung Quốc tuyên bố không một nước thứ ba nào có quyền thăm dò dầu khí trên Biển Đông trong những vùng thuộc quyền tài phán của Bắc Kinh mà không được Bắc Kinh cho phép.
Tờ Hindustan Times dẫn phản hồi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 1/10 đáp các câu hỏi của báo này khẳng định Bắc Kinh có ‘chủ quyền không thể tranh cãi tại Trường Sa và các vùng biển lân cận cũng như chủ quyền và quyền tài phán đối với phần đáy biển và tầng đất liên quan. Trung Quốc phản đối bất kỳ hoạt động thăm dò dầu khí của quốc gia hay tập đoàn nào trong các vùng biển thuộc quyền tài phán Trung Quốc mà không được phép của Trung Quốc”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không nêu đích danh Ấn Độ trong bình luận này nhưng Bắc Kinh trước nay nhiều lần phản đối hợp đồng khai thác dầu khí của New Dehli với Hà Nội tại các lô dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam.
Bắc Kinh nói các cơ chế hiện hành đang vận hành tốt để kiềm chế những tranh chấp và Trung Quốc sẽ không cho phép các nước bên ngoài khu vực can thiệp vào chuyện Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định Bắc Kinh theo đuổi nguyên tắc ‘5 kiên trì’ bao gồm kiên trì duy trì hòa bình ổn định Biển Đông, kiên trì giải quyết tranh chấp với các nước liên quan dựa trên luật quốc tế và tôn trọng chứng cứ lịch sử qua các cuộc thương lượng song phương, kiên trì dựa trên hệ thống luật lệ để kiểm soát tranh chấp, kiên trì gìn giữ tự do hàng không-hàng hải ở Biển Đông và kiên trì thực hiện chính sách cùng thắng lợi thông qua hợp tác.
Phản hồi của Trung Quốc được đưa ra sau khi Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ hôm 30/9 nhấn mạnh cần giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế và tuyên bố tăng cường hợp tác để bảo đảm an ninh hàng hải trong khu vực.
Nguồn: Hindustan Times, Maritime Security.

No comments:

Post a Comment