Trở Về Trang chính

Monday, October 5, 2015

The coming collapse of Chinese communist is real!

Chủ Tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình bay từ Hoa Kỳ trở về Bắc Kinh chưa kịp ngồi xuống uống chén trà nghỉ xả hơi thì thấy Hoa Kỳ chuyển quân ầm ầm vào châu Á Thái Bình Dương. 

Giới chính trị Trung Quốc bàng hoàng lúng túng thấy rõ và không biết đưa ra thông cáo như thế nào trên bộ Ngoại Giao để lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ như mọi người vẫn thường thấy trước đây.

Hoa Kỳ tung cửa cho phép Hạm Đội Ba, vốn hoạt động tại vùng biển Thái Bình Dương gần khu vực châu Mỹ nay có thề tiếp tay với Ham Đội Bảy, hiện diện cán đáng an ninh tại châu Á Thái Bình Dương, nhất là khu vực biển giữa Trung Hoa- Nhật Bản. 

Bóng dáng của Hạm Đội Ba còn đang mờ mờ ảo ảo nơi biển khơi khi trên đường tiến gần về châu Á từ hướng San Diego thì lực lượng tấn công của chiếc Hàng Không Mẩu Hạm USS Ronald Reagan đã lồ lộ hiện ra ở vùng biển của Nhật Bản rồi. 

Một chiếc hàng không mẩu hạm mà đi đến đâu thì ôi thôi thì nào là tàu hộ tống, tàu tuần tra, tàu ngầm để tiêu diệt thủy lôi và phóng tên lửa bảo vệ chiếc hàng không mẩu hạm, tàu chở phụ tùng, tàu chiến lớn, tàu chiến nhỏ, vân vân , cả bày đi theo chiếc hàng không mẩu hạm, chưa kể sức mạnh không lực sẵn có của hàng không mẩu hạm. Rõ ràng vùng biển Trung Hoa- Nhật Bản nay chật kín tàu bè chiến hạm của Mỹ.

Chiếc Hàng Không Mẩu Hạm USS Ronald Reagan lần trước ghé Nhật là để hổ trợ các nạn nhân bị sóng thần, lần này không có sóng thần, chiếc Hàng không Mẩu Hạm này ghé lại đến nơi này, để mà chi? 

Tập Chủ Tịch bị Tổng Thống Obama sờ gáy, mặt mày xanh mét, hớp ngụm trà cố giữ bình tĩnh nhưng có lẽ đến giờ này, bình tĩnh chưa có hay sao mà bộ Ngoại Giao Trung Quốc vẫn im lìm chứ không có phản ứng dữ dội ngay lập tức như mấy tháng trước nữa mỗi khi Hoa Kỳ chuyển quân ở biển Đông.

Chưa hết đâu nhé, thông tin từ Nam Hàn cũng thừa nhận Thủy Quân Lục Chiến của Mỹ đã và đang chuyển dịch nhằm đóng quân tại những căn cứ gần vùng biển có các đảo đang bị Trung Quốc đang cho xây và lập phi trường quân sự. Phía Nam Hàn thừa nhận có khoảng 30 ngàn lính Thủy Quân Lực Chiến của Mỹ sẽ được di chuyển theo mục tiêu quân sự này.

Không cần tốt nghiệp cử nhân binh bị từ trường võ bị cũng đủ hiểu và thấy rõ Hoa Kỳ đang tạo cho mình một khả năng sẵn sàng có thể đổ bộ lên các đảo đang bị Trung Quốc xây lấn cũng như các đảo lân cận bất cứ lúc nào cho nên mới di dời Thủy Quân Lục Chiến đến những căn cứ quân sự gần vùng biển có các đảo này như thế!

Bộ Tự Lệnh Hạm Đội Bảy không ngần ngại thúc giục Tổng Thống Obama cho phép Hải quân và Thủy Quân Lục Chiến của Hoa Kỳ tuần tiểu và thực tập ngay sát bên các đảo đang bị xây lấn bới Trung Quốc. Nguồn tin di dời Thủy Quân Lục Chiến cho thấy Tòa Bạch Ốc đang bật đèn xanh cho những hành động quân sự tuần tiểu kèm sát bên Trung Cộng mà Hạm Đội Bảy đề nghị trước đây.

Hành động của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thường đi ngược lại với những dự đoán của các chiến lược gia trong vấn để căng thẳng tại biển Đông. Hoa Kỳ càng lúc càng dàn quân để sẵn sàng cho một cuộc tấn công quân sự vào Trung Cộng nhiều hơn là để đi theo đối sách kềm hãm phong tỏa Trung Cộng mà mọi người dự đoán hay tin tưởng bấy lâu nay. 

Phản ứng của bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ từ trước đến giờ cũng phủ nhận dự đoán cho là Hoa Kỳ luôn né tránh xung đột quân sự với Trung Cộng.

Một thí dụ cụ thể là vào tháng 11 năm 2013, Hoa Kỳ cho oanh tạc cơ B52 bay thẳng vào vùng tuyên bố cấm bay bởi Trung Cộng, bất chấp nhiều lời cảnh cáo từ hệ thống phòng không của Trung Cộng.

Trung Cộng đã phải muối mặt nhịn nhục và không bắn rơi các chiếc máy bay B52 này như cảnh báo khi lập vùng cấm bay để tránh né xích mích có thể dẫn đến xung đột quân sự lan rộng bất ngờ giữa hai quốc gia. 

Xin lưu ý là thường thường, oanh tạc cơ B52 không bay một mình mà có các chiến đấu cơ hiện đại bay theo hộ tống, tiêu diệt các tên lửa tấn công vào oanh tạc cơ vì các chiếc oanh tạc cơ quá to lớn do cần thể tích để chứa bom nên không thể xoay xở nhanh như các chiến đấu cơ. 

Lần đó, Hoa Kỳ chỉ cho B52 bay khơi khơi không hộ tống rõ ràng là tỏ thái độ khinh bỉ sức mạnh quân sự và các lời tuyên bố hù dọa về mặt quân sự của Trung Cộng, muốn dồn Trung Cộng vào chân tường, buộc Trung Cộng phải nóng mặt, chịu nhục hết nổi mà khai hỏa.

Diễn tiến và kết quả sau cùng của vụ việc này cho thấy Hoa Kỳ không hề muốn né tránh xung đột quân sự với Trung Cộng như nhiều chiến lược gia nhận định mà ngược lại, Trung Cộng mới chính là kẻ luôn né tránh xung đột với Hoa Kỳ.

Khi ông Tập sang Hoa Kỳ bỏ ra một số tiền lên đến gần 40 tỷ Mỹ kim để mua gần 300 máy bay hàng không dân dụng của hãng Boeing cũng như tạo cơ hội để hãng Boeing lập phân xưởng tại Trung Quốc thì mọi người lại cho rằng như thế có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ khó mà đụng độ trực diện với Trung Cộng vì Trung Cộng đã mở hầu bao quá hậu hỷ. 

Thế mà mực bình luận viết chưa kịp khô thì lại thấy Hoa Kỳ ầm âm chuyển quân sang châu Á Thái Bình Dương như thế, đem cả Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan đậu ngoài khơi dòm ngó thẳng vào Bắc Kinh.

Có khi nào 40 tỷ Mỹ kim của họ Tập đối với nền kinh tế Hoa Kỳ chỉ bằng cái tăm xỉa răng chăng?

Trong lúc bối cảnh Trung Cộng phải tốn ngoại tệ với con số kỷ lục, từ mười cho đến bảy mươi tỷ Mỹ kim một ngày để bình ổn tiền tệ thì sức chi cho quốc phòng lại phải tăng dữ dội trong khoảng khắc nhằm giúp hiện đại quân đội cho nhanh chóng để có thể ứng phó trước sự sức ép quân sự của từ phía Hoa Kỳ ngay trước mắt. 

Và những động thái mở hầu bao để mua chuộc chính trường Hoa Kỳ của Trung Cộng như vụ mua máy bay Boeing vừa rồi nhằm ngăn cản Hoa Kỳ dồn mình vào chân tường sẽ phải cần thêm bao nhiêu nữa mới thì mới đủ ? 

Nếu tình hình như thế này mà cứ kéo dài thì Trung Cộng sẽ bị đuối về tài lực vì không thể nào đù tài chánh cán đang nỗi nhiều mặt tốn hao cùng lúc như thế, kinh tế đang suy kiệt của Trung Quốc sẽ lần lần đi đến đổ vỡ và bất ổn về chính trị cho đảng Cộng Sản cầm quyền sẽ xảy ra.

Giống như Liên Xô, Trung Cộng sẽ tự mình lao xuống hố và sụp đổ nhanh đến mức mà Hoa Kỳ chưa kịp động binh để tìm cho mình một chiến thắng quân sự. 

The coming collapse of Chinese communist is real!



Tham khảo:

No comments:

Post a Comment