Văn bản chính quyền cho phép nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa dự hôn lễ con trai. |
Nhà
văn Nguyễn Xuân Nghĩa một tù nhân lương tâm, sau khi ra tù được một
năm, một tuần ông tổ chức đám cưới cho con trai đầu vào ngày 25/9. Tối
ngày 23/9 an ninh đã đến hỏi tôi: Anh có được mời không, anh có đi
không… Tất nhiên tôi không trả lời, bởi họ không thể giấu nổi cái thứ
tình cảm quỷ ám và nghiệp vụ vô duyên để dò hỏi thông tin cho những kẻ
chỉ huy cấp cao thực hiện mưu hèn kế bẩn. Ngày 24/9 an ninh liên tục đến
nhà không thấy tôi ở nhà, họ hỏi người nhà, tôi đi chơi gần hay đi chơi
xa. Tôi hỏi một số anh chị em thì cũng được an ninh quan tâm như thế.
Mặc cho sự quan tâm của AN, hầu hết số người được mời rất nhiệt tình đều
sẵn sàng đi dự đám cưới (trừ một số người bận không thể đi được). Vì
anh chị em ai cũng hiểu, ngoài tình cảm con người với con người, còn một
thứ tình cảm đặc biệt cao quý. Đó là tình cảm đối với những người dám
hy sinh dấn thân tranh đấu cho sự thật công lý, cho dân chủ nhân quyền,
cho một xã hội văn minh, cho sự toàn vẹn lãnh thổ - lãnh hải của Tổ
quốc. Tình cảm đặc biệt đó vượt lên trên sự sợ hãi và nó trở nên nhạy
cảm đối với chế độ độc tài đảng trị.
Sáng 25/9, một số anh em ở Hà Nội đi xe buýt, một số anh chị em đi xe
con, có 3 xe mỗi xe có 5 chỗ ngồi (kể cả lái xe) đến Hải Phòng lúc
11h30. Vì phải chờ nhau và bị lạc đường khoảng 12h30 chúng tôi mới tìm
đến được nơi tổ chức đám cưới. Mọi chiêu độc, mưu hèn kế bẩn của công an
thực hiện đối với đám cưới đã được nhà văn Nguyễn Tường Thụy tường
thuật và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bổ sung chi tiết qua việc đối thoại
với chủ nhà hàng Bùi Xuân Chiến. Nên ở đây tôi chỉ bàn đến sự nhạy cảm
của đám cưới.
Các đám cưới bình thường không có vấn đề nhạy cảm XHCN thì chỉ sau khi
khách đến ăn cỗ xong gần như ít ai nhắc đến. Đàng này đối với đám cưới
con trai nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng đã một tuần trôi qua vẫn
được dư luận bàn tán xôn xao và dư âm chắc còn dài dài.
Nhiều người chưa từng biết ông Nghĩa, hỏi thăm: Ông là ai và tại sao đám
cưới con trai ông lại được đảng nhà nước quan tâm đến thế.
Nhìn bề ngoài đám cưới không ít người dân nghĩ ông là người có chức
quyền cao trong giới cầm quyền của chế độ. Có lẽ sự nhìn nhận của người
dân bình thường ít quan tâm đến thế sự họ thấy không có một đám cưới nào
từ trước đến nay lại có hàng trăm công an, cả thường phục và sắc phục,
trật tự, dân phòng vòng trong vòng ngoài đông như quân Nguyên, thậm chí
mặc cả áo nhân viên nhà hàng đóng vai tiếp tân áp sát từng mâm cỗ, (chưa
kể những viên an ninh mặc thường phục lợi dụng khi khách của hai họ đến
đông đúc len lỏi ngồi vào các mâm). Mặt khác, đám cười lại có rất nhiều
khách, nhiều thành phần từ mọi miền đến dự (cả nhà sư, mục sư, nhà văn,
nhà báo, nghệ sĩ ưu tú…). Khách đi đến đâu được bộ phận an ninh bám sát
"bảo vệ" đến đó.
Trên stt FB của Đào Tu Non ghi rõ: "Hình ảnh những vị khách không
công an, an ninh Tp Hải Phòng, côn an, an ninh Tp Hà Nội, cùng công an,
an ninh bộ công an khách không mời mà đến cũng tham gia dự tiệc ngồi
cạnh biển hiệu nhà hàng tình chiến bên ngoài có 2 an ninh công an đứng
mặc áo thun lâu, viền cổ đỏ trà trộn giả làm nhân viên phục vụ nhà để
theo dõi nghe ngóng bà con dân oan cùng các nhà hoạt động dân chủ”.
Sự thật thì chỉ những người quan tâm đến thế sự, nhất là những người
đang tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền mới biết rõ bản chất sự
quan tâm đặc biệt của đảng nhà nước CSVN đối với đám cưới có một không
hai từ trước tới nay. Bởi đám cưới đó là đám cưới con trai của một tù
nhân lương tâm.
Vì sao gọi là tù nhân lương tâm?
Bản thân ông Nguyễn Xuân Nghĩa trước đây đã từng là văn, nhà thơ, nhà
báo quốc doanh ở đất cảng. Vì yêu công lý và sự thật, không chấp nhận
ngòi bút của mình bị bẻ cong trước cường quyền đen tối ông đã từ bỏ môi
trường bút nô để được độc lập viết lên những suy nghĩ, chính kiến của
mình. Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa luôn bày tỏ lương tâm của mình đối với
những bất công trong xã hội, ông đã từng tham gia nhiều cuộc biểu tình
chống Trung Quốc xâm lược và là người viết và treo khẩu hiệu có nội
dung: "Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải cho Việt Nam – Tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam – Đa nguyên, đa đảng cho Việt Nam”
ở cầu vượt Lạch Chay Hải Phòng và cầu Lai Cách Hải Dương. Ông bị công
an nhà nước Cộng sản Việt Nam bắt giam và tòa án của nhà cầm quyền nhân
danh nhà nước CHXHVN xét xử ông về tội “Tuyên truyền chống phá nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” với bản án 6 năm tù giam và 3 năm quản chế.
Gia đình ông và bản thân ông vẫn khẳng định ông không có tôi. Việc bắt
giam, xét xử ông không công khai rồi bỏ tù ông một cách phi lý, nhưng
còn tồi tệ hơn từ khi ông Nghĩa bị bỏ tù, liên tục bị công an trại thi
hành công vụ đối xử với ông một cách dã man tàn bạo. Ông bị chuyển từ
nhà tù này sang nhà tù khác làm khó cho gia đình người thân thăm nuôi.
Chỉ cần suy nghĩ một chút, người bình thường ai cũng có thể thấy những
người cầm quyền của chế độ không thực chất được nhân dân bầu chọn ra, họ
không có tính chính danh, họ luôn luôn đặt quyền lợi của cá nhân, phe
nhóm, đảng phái lên trên quyền lợi của Tổ quốc và Nhân dân. Nhưng họ lại
luôn luôn nấp vào Tổ quốc, nấp vào Nhân dân để tồn tại. Họ không có
tâm, không có tầm, sợ mất quyền lực không chính danh, mất những đặc
quyền đặc lợi bất chính, mất sự cai trị độc tài độc tôn. Chính vì lẽ đó
họ rất sợ những người có chính kiến khác, sợ bản chất của họ bị phơi bày
trước số đông, sợ sự thật, sợ các tổ chức độc lập, đối lập hình thành.
Mặc dù họ đã áp đặt được những điều luật mù mờ và có cả một bộ máy cảnh
sát tư tưởng, kiểm soát bất đồng chính kiến nhưng họ vẫn luôn luôn lo
sợ. Bởi họ không thể áp đặt hoàn toàn ý muốn của họ bằng luật pháp phi
lý (như cấm các quyền tự do sinh hoạt cá nhân, đi lại thăm hỏi, chia sẻ
niềm vui nỗi buồn, giúp đỡ, động viên nhau lúc khó khăn hoạn nạn) để hạn
chế, cô lập triệt hạ tư tưởng đối lập. Không có lý lẽ cho sự cai trị
đen tối, nhà cầm quyền phải sử dụng một hệ thống công cụ bạo lực đã được
súc vật hóa, côn đồ hóa bất chấp luật pháp, chà đạp lên luật pháp của
chính mình để thực hiện cho được những mưu hèn kế bẩn.
Đây cũng chính là một trong những lý do nhà cầm quyền cộng sản không bao
giờ muốn thay đổi chương trình giáo dục, không muốn đất nước có một
luật pháp văn minh, để sánh vai với các cường quốc năm châu. Mặc dù con
cái họ thì hầu hết đều cho đi học ở các nước dân chủ văn minh, con cái
của dân nghèo phải học chương trình giáo dục bất hợp lý do nhà cầm quyền
áp đặt trong nước để thực hiện chính sách ngu dân.
Thật đau lòng cho những người cha, người mẹ có lương tri nếu biết, có
hiểu vì sao con mình sinh ra nuôi dạy, có ăn có học lại trở thành những
kẻ côn đồ, phải đi làm những điều bất nhân như thế!
Đối với những người hiểu biết và có lương tri thì hành động của những công cụ bị súc vật hóa, côn đồ hóa thật đáng thương hại.
Xin trích Facebook của anh Hải Thanh Nguyễn: “Các cháu An ninh, Công an, Côn đồ, Dư luận viên… yêu mến!
Các cháu, bác biết lắm, các cháu phần lớn con nhà lao động, chỉ vì miếng ăn mà chấp nhận làm bất cứ việc gì.
Bác thông cảm.
Nhưng các cháu ạ, những đứa tội ác ngập đầu, chúng lót ổ ở nước ngoài
cả rồi, nguy cơ mới lấp ló ở chân trời thì cả nhà chúng đã tìm đường
trốn hết.
Các cháu thì sao? Liệu có bao nhiêu cháu đủ tiền, đủ thế lực để kiếm
một chỗ trú thân, và còn gia đình, bố mẹ, vợ con, anh chị em… nữa.
Làm gì cũng nên nhìn trước nhìn sau, giữ cho mình một chỗ lùi, các cháu ạ.
Lòng dân… ai biết thế nào.”
Đám cưới đã một tuần trôi qua nhưng dư luận cư dân mạng cũng như quán nước, vỉa hè… vẫn không ngớt bàn tán xôn xao. Có người nói “bố mẹ những viên công an làm chuyện thất đức, vô phúc thì chúng nó mới làm những chuyện bất nhân như thế”; người thì “đến trùm xã hội đen như Khánh Trắng còn biết dạy con, đừng làm những việc như bố”; Người thì nói “cái
đám công cụ ấy nó thể hiện văn hóa của giới cầm quyền, văn hóa đảng chứ
gia đình ông bà, cha mẹ có ai đi dạy con làm những điều như thế”…
Càng nói thì càng buồn, càng chán ngán, càng thật vọng về cái văn hóa
cai trị dân của “đỉnh cao trí tuệ” được gọi là lãnh đạo. Nhưng tôi vẫn
tin tưởng rằng với thời đại thông tin thì chính cái văn hóa đó nó không
đạt mục đích làm cho người dân sợ hãi khi đa số hiểu biết sự thật và
cũng chính nó thôi thúc nhanh quá trình tự diễn biến. Đồng thời tôi cũng
tin chắc rằng trong đám công cụ không phải ai cũng u mê, cũng bị súc
vật hóa và đến một lúc nào đó người ta cũng khát khao quyền làm người.
Hà Nội, ngày 2/10/2015.
No comments:
Post a Comment