BBT.-
Từ ngày quyển CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM do nhà xuất bản Đồng Nai Saigon phổ
biến 1964 đến nay có nhiều người phê bình cho rằng tác giả quyển sách
không phải là ông Ngô Đình Nhu mà là của ông Lê Văn Đồng. Sự hư thực thế
nào thì chúng tôi chưa rõ, nhưng hiện tại trong tay chúng tôi có 3 bản,
khổ bìa và giấy khác nhau. Gần đây nhứt, tiến sĩ Lê Tinh Thông cho xuất
bản tại Cali và đã được gửi bán tại Âu châu trong ngày Lễ giổ Cố Tổng
Thống Ngô Đình Diệm vào hàng năm. Tiếc rằng trong ấn bản không có một
hình ảnh nào của Ngô Đình Nhu. Trong khi đó, có 2 ấn bản khổ lớn lại có
nhiều hình ảnh tác giả, ngay từ trang đầu. Có lẽ vì vậy, nên nhiều người
ganh ghét muốn hạ thấp tư thế tác giả mà cho rằng tác giả quyển sách là
ông Lê Văn Đồng. Chúng tôi mong rằng các nhà xuất bản sau nầy nên tìm cách chấn chỉnh cho đúng sự thật.
Trang đầu của một ấn bản có nhiều hình ảnh tác giả Ngô Đình Nhu
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu bài phân tích của tiến sĩ Phạm Bình Thuận về quyển Chính Đề Việt Nam.
CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM
‘’HY VỌNG có hai nữ tử xinh đẹp, tên của
họ là ‘SỰ NỔI GIẬN’ và ‘LÒNG CAN ĐẢM’: Nổi Giận trước cảnh huống đang
diễn ra trước mắt và Can Đảm để chân nhận rằng cảnh huống này không tiếp
tục được nữa’’. St. Augustine
.Những
Bài học Thực Tiễn Vượt Thời Gian nhằm Định Hướng Hành Trình cho DânTộc
qua Phân Tích và Suy Luận từ Thực Tế Lịch Sử của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu
Chẳng phải bắt nguồn từ một cảm xúc hoài cổ lãng mạn, càng không phải
là một động cử thời thượng nhằm khơi lên tính hiếu kỳ nhất thời của
người đọc, nhưng từ một thúc bách đơn giản thâm sâu khiến chúng tôi viết
lên những dòng này, như một cố gắng phủi bớt lớp bụi mờ thời gian, nhằm
trình bày những nét óng ả trân quý bàng bạc ẩn tàng trên từng trang
giấy của công trình nghiên cứu này. Đây là công trình biên khảo của ông
Ngô Đình Nhu được hoàn tất vào những năm đầu của thập niên 60. Mặc dù bị
vùi lấp dưới giòng thời gian gần một phân nửa thế kỷ, do nhiều điều
kiện khách quan và chủ quan, nhưng Bộ Tài Liệu này vẫn giữ được những
giá trị nguyên thủy của những suy luận không thể chối cãi được. Điều va
động mạnh nhất vào tư duy của người đọc là những tiên liệu chính xác của
tác giả về các diễn biến lịch sử trên thế giới trong nửa thế kỷ vừa
qua, dựa trên phương pháp phân tích từ ‘’vị trí thực tế lịch sử’’.
.Đây
cũng chính là phương pháp phân tích được sử dụng rất rộng rãi bởi các
cố vấn chính trị hiện đại trên chính trường Hoa 1 CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM Xin
đơn cử một vài ví dụ từ phân tích của tác giả:
.’'Như
vậy, thuyết cộng sản đối với Nga chỉ là một phương tiện và ngày nào mục
đích đã đạt được, phương tiện sẽ không còn giá trị nữa. Các biến cố
hiện tại ở Âu Mỹ chứng tỏ rằng Nga sắp đến lúc bỏ phương tiện cộng sản
và trở về với xã hội Tây phương. Những sự tiếp xúc của Tòa Thánh La Mã
với các lãnh tụ Giáo Hội Nga là một trong những cố gắng để đưa Nga Sô về
xã hội Tây phương. Và ngày đó sự tranh chấp quyết liệt giữa cộng sản và
Tư Bản, như ngày nay, sẽ tự tiêu và nhường chỗ cho một cuộc tranh chấp
khác quyết liệt hơn hiện nay đã bắt đầu thành hình giữa khối Trung Cộng
và khối Âu Mỹ’’. (trang 29)
.Điều
va động tư duy kế đến là kỹ năng vận dụng của tác giả từ các bài học
trong lịch sử, có khi từ hàng trăm năm trước, mà áp dụng vào các chính
sách và chiến thuật đương thời của quốc gia. Một ví dụ điển hình là Quốc
Sách Ấp Chiến Lược:
.Từ
khái niệm, lược đồ cho đến kỹ thuật và phương tiện: Đê hào đắp bằng
đất, lũy nhiều tầng dựng lên bằng tre chẻ, chông bằng tre vót nhọn, là
được chiết xuất từ binh kế chống Trung Hoa ngoại xâm của Lý Thường Kiệt.
.Sau
cùng, sự va động thâm trầm nhưng lan tỏa và bao trùm suốt mọi mạch văn
trong toàn hệ tư tưởng của Bộ Tài Liệu là ý chí sắt thép (một mất một
còn) chống Tàu cộng bành trướng.
.Tác
giả đã vẽ lên một viễn ảnh đen tối nếu Miền Nam rơi vào tay Bắc Việt,
thì sự kiện Tàu cộng xâm chiếm Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian.
Điều này càng ngày càng được minh chứng rõ ràng qua những biến chuyển
tại Việt Nam được phô bày trong những ngày gần đây: Văn kiện do ông Thủ
Tướng Phạm văn Đồng ký nhằm công nhận Hoàng Trường Sa thuộc về Trung
Cộng, và các sự kiện liên quan đến vấn đề nhường đất tại biên giới: Ải
Nam Quan, Thác Bản Giốc...
.Cũng
từ lý do đó mà tác giả đặc biệt ngưỡng mộ hai Vị Đại Anh Hùng Dân Tộc
là Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ do ý chí của Hai Vị nhằm đột phá não
trạng thuộc quốc của Tàu đã bám rễ trong cấp lãnh đạo Việt Nam, trải dài
hàng ngàn năm trong lịch sử Đất Nước.
.Trong
khung cảnh eo hẹp của đoản văn thô thiển này, chúng tôi cố gắng cô đọng
tư tưởng của tác giả và giữ gìn phấn khí nồng cốt của những mạch văn
chính. Chúng tôi ước mong mỗi một đọc giả đều có cơ hội tiếp cận với
toàn bộ bản văn để tạo sự giao lưu những phản hồi sau dó, nhằm bồi đắp
và phong phú hóa kinh nghiệm học hỏi này.
.Nhận
thấy hầu hết mọi phương pháp phân tích từ công trình nghiên cứu này vẫn
có thể được tham khảo để áp dụng vào các hoàn cảnh cụ thể của Đất Nước
trong tình hình hiện nay, chúng tôi trân trọng giới thiệu Bộ Tài Liệu
này như là một phương thế nhằm trao đổi, học hỏi và chiết xuất các
phương án cho tương lai.
.A. Bố cục của Bộ Tài Liệu: Để dễ dàng cho người đọc chúng tôi xin trình bày Mục Lục tóm lược ở đây:
MỤC-LỤC Bối Cảnh của Vấn Đề
Phần I: Nhận Định về Thế Giới
Phần II: Vị Trí của Việt Nam trong Khung Cảnh vừa Trình Bày
Phần III: Điều Kiện Nội Bộ 2 CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM
Phần IV: Một Lập Trường Thích Hợp Với các Nhận Xét Trên
ĐỂ KẾT LUẬN: Trụ mà không trụ.
B. Những Phác Họa Thô Sơ:
Vị Trí của Tác Giả: Đây là định điểm mấu chốt cho toàn bộ tư tưởng
trong ‘’Chính Đề Việt Nam’’. Tác giả muốn khẳng định ngay từ phút ban
đầu:
‘’Vị trí thứ nhứt là
một vị trí lúc nào tác giả cũng sẽ đứng vào để nhìn tất cả các vấn đề
trình bày: Đó là vị trí thực tế lịch sử. Bởi vì thực tế lịch sử không có
thể phủ nhận được. Và trên nền tảng vững chắc đó mới có thể lấy óc khoa
học mà suy luận không sợ phạm vào những lỗi lầm căn bản.
Vị trí thứ hai là
vị trí không bao giờ tác giả dám đứng vào để nhìn bất cứ vấn đề nào
được trình bày: Đó là vị trí triết lý, tôn giáo, và lý thuyết là những
lãnh vực mà sự đối chọi giữa hai chủ trương trái ngược có thể kéo dài vô
cùng tận.
.Bất
cứ trong lãnh vực nào của đời sống của cộng đồng: Chính trị, văn hóa,
và kinh tế, sự nhận xét phân tách và suy luận của tác giả đều căn cứ
trên những sự kiện lịch sử và để một bên tất cả các lý thuyết’’. (trang
22) Chính vì thế mà tác giả đã can đảm xác định rằng: ‘’Bởi vì mấy trăm
trang dưới đây là một tài liệu nghiên cứu sự kiện thực tế của lịch sử.
Mà thấy được thực trạng của vấn đề, biết mình và biết chung quanh mình
là một yếu tố quyết định cho sự thắng lợi. Chính vì lập trường nghiên
cứu sự kiện thực tế của lịch sử, cho nên tự ti mặc cảm tuyệt nhiên không
có, khi nhận xét rằng Việt Nam là một quốc gia nhỏ và yếu. Nhỏ và yếu
vì dân số, vì kinh tế kém mở mang, và vì sự góp phần vào văn minh nhân
loại. Và chính là khi chúng ta dám nhìn thẳng vào thực trạng của dân
tộc, chúng ta mới đủ điều kiện đưa dân tộc vượt lên’’. (trang 23)
.Và
sau đây là một xác quyết táo bạo của tác giả: ‘’Và cũng vì lý do trên
mà tài liệu này không đề cập đến bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc, lại
chỉ nói đến một ngàn năm lịch sử. Cũng như trên làm nư vậy không phải vì
tự ti mặc cảm. Những gì trong lịch sử của chúng ta chỉ có một ngàn năm
sau này mới có đủ tài liệu đích xác để làm nền tảng cho suy luận’’.
(trang 24)
.Dẫn Nhập:
Bối Cảnh của Vấn Đề: ‘’Nước Việt Nam là một nước nhỏ, nhỏ về dân số,
nhỏ về lãnh thổ, nhỏ về kinh tế kém phát triển, và nhỏ về sự góp phần
của chúng ta vào văn minh nhân loại. Trong suốt phần lịch sử nhân loại
mà chúng ta được biết tới ngày nay, số phận của các quốc gia nhỏ, từ xa
vẫn không thay đổi. Lúc nào các quốc gia nhỏ cũng phải bị chi phối bởi
những trận phong ba bão táp vô trách nhiệm do các nước lớn gây ra. Và
lúc nào cũng sống dưới sự đe dọa liên tục của một cuộc ngoại xâm. Từ
ngày lập quốc, hơn một ngàn năm lịch sử đã chứng minh rằng Việt Nam
chúng ta không thoát ra ngoài vận mạng thông thường đó. Hết phải chống
Bắc, rồi phải chống Tây, rồi lại phải chống Bắc. Liên tục và lúc này hơn
lúc nào hết, nạn ngoại xâm vẫn đe dọa dân tộc Việt Nam’’. (trang 9)
Nhận định này vẫn hoàn toàn chính xác cho tình hình Đất Nước hiện nay.
Hiểm họa ngoại xâm của Tàu cộng bành trướng là vấn đề nhức nhối nhất
hiện nay cho mỗi một công dân có ý thức, trong nước cũng như ở hải
ngoại. Thể lực bành trướng của Tàu cộng đang hoành hành trên Đất Nước
chúng ta. Thế lực này ngày càng nguy hiểm và cực kỳ tinh vi và đã đạt
đến địa vị thống trị trong bộ máy cai trị toàn dân. Từ chiêu bài cộng
sản quốc tế và ẩn núp dưới mọi lớp áo của chủ nghĩa giải 3 CHÍNH ĐỀ VIỆT
NAM Qua thời gian, Tàu cộng bành trướng đã thành công trong việc tập
trung quyền hành tuyệt đối vào một bộ máy cai trị, đó là bộ chính trị
của đảng cộng sản Việt Nam. Ngày nay, bộ máy cai trị này bao gồm mười
bốn quan thái thú tuyệt phẩm mang danh hiệu ủy viên bộ chính trị trung
ương đảng cộng sản Việt Nam. Họ nắm mọi quyền sinh sát trong tay và tận
hưởng mọi đặc quyền đặc lợi của quốc gia. Nhưng họ phải tuyệt đối thỏa
mãn các yêu sách bành trướng của Tàu cộng. Từ bộ chính trị trung ương
này, như hình hài của một con bạch tuộc, các cánh tay vòi hút vươn ra
khắp mọi miền Đất Nước, qua hệ thống với danh xưng đảng ủy: Từ thành phố
đến thôn quê, từ trung ương đến mỗi địa phương. Đây là hệ thống quyền
lực tối cao nhất bao trùm mọi miền Đất Nước, mọi cơ chế Nhà Nước khác
chỉ là bộ áo ngoại vi nhằm làm trơn tru nhịp nhàng các động cử của đảng
xuất phát từ trung ương. Ngoài tác dụng bùng nhùng hành chính cố ý để
che đậy và luồn lách cho đảng, các cơ chế Nhà Nước còn có vai trò hứng
đỡ sức ép từ quần chúng nhân dân trong những trường hợp cấp thiết. Khái
quát như thế để chúng ta thấy rằng trong thâm sâu, đảng cộng sản Việt
Nam qua đầu máy bộ chính trị trung ương ngày càng tỏ lộ rõ ràng là một
công cụ tinh vi xuất sắc phục vụ đắc lực cho thế lực Tàu cộng bành
trướng. Trong tình hình hiện nay của Đất Nước, khi chúng ta nói tới
‘’thế lực ngoại xâm’’ hay ‘’thế lực Tàu cộng bành trướng’’ thì đảng cộng
sản Việt Nam với bộ mặt và danh ư- ng bộ chính trị trung ương cùng với
hệ thống đảng ủy là một bộ phận của thế lực này. Trong chiêu sách dùng
người bản quốc cai trị người bản quốc để phục vụ kế hoạch bành trướng,
Tàu cộng đã thành công lớn tại Việt Nam nhờ vào sự phối hợp của đảng
cộng sản Việt Nam. Điều này không khó để nhận ra. Lịch sử đã cung cấp
các văn kiện quan yếu đó, như quyết định của ông Thủ Tướng Phạm văn Đồng
công nhận lãnh hải 12 hải lý của Tàu cộng để nhường biển và các Quần
Đảo Hoàng-Trường Sa và việc cắm lại các cột mốc biên giới vừa qua nhằm
nhường đất cho Tầu cộng. Nên lưu ý, đây chỉ mới là giai đoạn đầu của một
kế hoạch lớn sẽ được dần hồi triển khai qua từng thời kỳ. Hiểu như thế
thì việc phân tích và giới thiệu công trình nghiên cứu ‘’Chính Đề Việt
Nam’’ lại có ý nghĩa thực dụng sâu sắc rộng lớn. Tác giả của Bộ Tài Liệu
tiếp tục: ‘’Để duy trì ách thống trị của mình, các cường quốc xâm lăng
thường áp dụng, đối với các dân tộc bị trị, nhiều biện pháp, tuy có khác
nhau về hình thức, nhưng chung qui vẫn thuộc hai loại chính.
.* Ngăn ngừa không để cho các quyền lợi kinh tế thuộc vào tay người bản xứ.
.*
Kiềm hảm không để cho dân trí phát triển. Các loại biện pháp thứ nhứt
nhằm mục đích tiêu diệt tất cả các phương tiện vật chất của người bị
trị.
.Các
loại biện pháp thứ hai nhằm mục đích tiêu diệt những người có khả năng
sử dụng các phương tiện vật chất trên, nghĩa là các nhà lãnh đạo xứng
danh. Đối với các dân tộc bị trị hai loại biện pháp trên đều có những
hậu quả vô cùng thảm khốc. Tuy nhiên, nếu không có phương tiện của mình
thì còn có thể tìm phương tiện khác, chớ nêu không có người lãnh đạo,
thì dù có phương tiện cũng không xử dụng 4 CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM
.Vì vậy cho
nên, đối với một quốc gia mà nền độc lập bị đe dọa hay đã mất, thì
phương pháp hữu hiệu nhứt và điều kiện thiết yếu nhứt để chống lại ngoại
xâm là nuôi dưỡng và phát triển sự lãnh đạo.
.Trong
thực tế, nuôi dưỡng và phát triển sự lãnh đạo có nghĩa là tạo hoàn cảnh
thuận lợi để cho cái tinh túy của tập thể hun đúc nên thiểu số lãnh đạo
xứng danh’’ (trang 10)
.Như
thế, theo tác giả, vấn đề tuyệt đối quan yếu (không thể không có) là
nuôi dưỡng và phát triền sự lãnh đạo. Và như thế nào là thiểu số lãnh
đạo xưng danh ? Vai trò tối cần của thiểu số lãnh đạo và sự thấu triệt
vấn đề của cộng đồng.
.Tác giả giới thiệu khái niệm thăng bằng động tiến giữa ‘’thiểu số lãnh đạo, và ‘’đa số chịu lãnh đạo’’ như sau:
.‘’Trong
toàn bộ của cộng đồng, gồm có thiểu số lãnh đạo cộng đồng và đại đa số
chịu sự lãnh đạo. Cộng đồng lành mạnh khi nào, giữa thiểu số lãnh đạo và
đa số chịu sự lãnh đạo, sự thông cảm chạy đều, dẫn dắt đến một sự phối
hợp hữu hiệu trong mọi công cuộc của cộng đồng (trang 10) Thiểu số lãnh
đạo xứng danh phải bao gồm những ngời có đạo đức (Nhân), có đủ khả năng
vật chất, lý trí và tinh thần (Dũng và Lược) để ứng phó với các tình
thế, và phải thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của tập thể (trí).
Trí nghĩa là thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng, và vì
sự thấu triệt vấn đề chỉ có thể thực hiện bằng cách suy tầm, khảo cứu,
phân tích, lĩnh hội, quan sát và tổng kết những tài liệu bên ngoài liên
quan đến vấn đề. Không có tài liệu bên ngoài thì một bộ óc dù thông minh
xuất chúng, cũng không làm sao hiểu đợc vấn đề’’. (trang 10)
.Như thế, chúng ta có thể rút ra được ba luận điểm:
.1.- Việt Nam của chúng ta là một nước nhỏ và yếu lúc nào cũng bị nạn ngoại xâm đe dọa.
2.- Trong công cuộc chống ngoại xâm, một khí giới hữu hiệu nhứt là phát triển lãnh đạo.
3.-
Trong công cuộc phát triển lãnh đạo, điều kiện thiết yếu cần đợc thỏa
mãn là: Thiểu số lãnh đạo phải thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của
cộng đồng. Đa số chịu lãnh đạo và vấn đề cần phải giải quyết của cộng
đồng.
.Điều
kiện thiết yếu để thực hiện sự tự giác đóng góp như vậy là đa số chịu
sự lãnh đạo phải ý thức cộng đồng và hiểu biết vấn đề cần phải giải
quyết của cộng đồng. Có như vậy thiểu số lãnh đạo và đa số chịu lãnh đạo
mới phối hợp điều hòa và tạo cho cộng đồng sinh lực cần thiết để vượt
qua các thử thách quyết hệt đang đợi chờ.
.Những
lý lẽ để chứng minh sự kiện này lại nằm trong một ngàn năm lịch sử của
dân tộc Việt chống lại Trung Hoa. ‘’Kinh nghiệm lịch sử của chúng ta
chứng tỏ rằng, rốt cuộc lại, không phải ngoại giao, cũng không phải quân
lực đã giúp cho chúng ta mấy lần đánh bại các cuộc xâm lăng của Trung
Hoa và mấy lần quật khởi sự thống trị ác nghiệt của họ. Chúng ta đã đánh
bại quân xâm lăng và quật đổ ách thống trị vì chúng ta có người lãnh
đạo và ý thức quốc gia được hun đúc và nuôi dưỡng cũng như vấn đề của
quốc gia được giải thích sâu rộng trong đa số chịu lãnh đạo’’.
.Theo
tác giả, chỉ có sự tôn trọng tinh thần dân chủ mới và phát huy sự hiểu
biết của đa số chịu lãnh đạo đối với vấn đề cần phải giải quyết của quốc
gia là vũ khí bén nhạy nhất để chống ngoại xâm. 5 CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM
Sức
mạnh của sóng và gió Tác giả nhận đinh rằng mãnh lực của lý thuyết
tranh đấu là sóng, rất dễ thấy, nhưng người ta không nhìn thấy công
trình nghiên cứu thực tế lịch sử làm hậu thuẫn cho mãnh lực đó, cũng như
nhìn thấy mãnh lực của lượn sóng mà không nhìn thấy sức mạnh của gió
tạo ra lượn sóng. Đây là điều phải trở nên tâm đắc và trọng tâm học hỏi
cho mỗi cá nhân và tập thể của cộng đồng trong mỗi một phương hớng dấn
thân.
.Tín ngưỡng
Tác giả nhận định rằng tín ngưỡng là một tín hiệu tập hợp hữu hiệu. Các
chế độ cộng sản đàn áp tôn giáo chính vì khả năng qui tụ nói trên, lúc
nào cũng đe dọa sự độc quyền lãnh đạo cộng đồng mà theo họ nhứt thiết
phải dành cho đảng cộng sản. Tín ngưỡng sẽ trở thành lợi khí chống lại
cộng sản trong hai trường hợp:
- Khi bị cộng sản đàn áp.
-
Khi khả năng qui tụ của tín ngưỡng được sử dụng trong công cuộc giải
quyết các vấn đề do thực trạng xã hội tạo ra. Như thế thì, nếu muốn cho
chủ trương cộng sản thất bại, thì phải làm hai việc:
- Tìm hiểu rõ thực trạng của vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng.
- Có một giải pháp khác để thay thế cho giải pháp cộng sản.
.Lý thuyết tranh đấu
Tác giả nhận định rằng các lý thuyết đưa ra làm lý thuyết tranh đấu để
chống lại chủ nghĩa cộng sản đã có nhiều. Và hiện nay vẫn còn có người
đang đi tìm một lý thuyết khác nữa với tác dụng trên. Mỗi lý thuyết có
một số người tin tưởng, nhứt quyết trung thành với lý thuyết của nhóm
mình và thành thật hay miễn cưỡng bảo .vệ lý thuyết đó.
.Thành
ra khối người theo chủ trương Quốc Gia chia năm xẻ bảy làm cho sinh lực
chống lại kẻ địch còn yếu hơn là lúc không có lý thuyết ! Thật là không
có gì làm cho người cộng sản vui sướng bằng tình trạng đó. Và họ chỉ
ước mong khối quốc gia tạo ra thêm nhiều lý thuyết tương tư.
TS. Phạm Bình Thuận
No comments:
Post a Comment