Người ta đang dối trá với chính mình/ trong đói nghèo vẫn hét toáng quang vinh. - Nguyễn Thông
Bông Hồng Tạ Ơn (tập I) là tác phẩm của nhà văn Nguyễn
Đình Toàn, T&T tái bản năm 2012, viết về hai trăm ba mươi tư
tác giả và nghệ sĩ Việt Nam. Trang bìa cuối có in những dòng
giới thiệu ân cần:
Mục đích của người viết nhằm chia sẻ chút hiểu biết, những
gì còn nhớ về tác phẩm, tác giả mình yêu thích, với những
người có cùng cảm nghĩ, như một cách bầy tỏ lòng ngưỡng mộ,
lòng biết ơn đối với những người đã dâng hiến những gì tốt
đẹp nhất mình có thể làm ra được cho đất nước, nhờ đó, mọi
người đã được thừa hưởng...
Đây rõ ràng là một việc làm ý nghĩa và cao đẹp. Tuy thế,
giữa những bông hoa tạ ơn của Nguyễn Đình Toàn – đôi lúc –
người đọc hơi bị bất ngờ khi gặp phải gai. Những gai hồng dù
rất nhỏ (và dù đã được chăm chút bởi một ngòi viết tài hoa,
thông tuệ lẫn bao dung) vẫn khiến cho độc giả thoáng chút ngỡ
ngàng, cùng thương xót.
Nguyễn Tuân: Chuyến ông đi thăm chiến trường miền Nam, thấy
một người lính Mỹ chết, ông đã cắm điếu thuốc nhét vào miệng
anh ta bảo “hút đi!” (S.đ.d trang 494).
Xuân Diệu: Mỗi lần đứng lên nói về thơ Bác, tôi phải khóc để người ta phát cho tôi cái phiếu hai lạng rưỡi thịt heo. (S.đ.d trang 508).
Tương tự, Tô Hoài – cũng đã có lần – phải diễn một show khó coi không kém:
“Khoảng hai trăm tù binh phi công Mỹ xếp hàng đầy hết lòng đường đi
tới. Quần áo bà ba mầu xám khói nhạt. Tôi giật mình: tất cả đoàn người
bị trói kia sao quá giống hệt nhau? Ở chiều cao, ở khổ người, ở dáng đi,
ở nét mặt, ở tư thế và thần thái. Lầm lũi ngửng đầu nhìn thẳng vào cái
không gian bao quanh đằng đằng sát khí và tiếng la ó...
Dân hai bên đường hò hét, đánh đấm, ném đá. Những cái đầu tù binh
quay ngoắt tránh đá, tránh đấm rất nhanh. Những con mắt không một lúc
nào cầu van, nao núng...
Ba chúng tôi đứng lặng trên hè. Tương quan sức mạnh quá chênh nhau tự
nhiên làm se lòng. Đoàn tù binh đã đến đoạn cuối, chợt Tô Hoài nhào
xuống đường, nhảy vội lên đấm một cái trượt vào mặt một người tù binh đi
ở ngoài cùng.
Anh trở lại, tôi hỏi khẽ:
- Đánh người ta làm gì?
- Xung quanh căm thù như thế chả lẽ ba đứa mình đứng yên? ” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, tập I. Người Việt, Westminster, CA: 2014).
Diễn là động tác tự giác, gần như một thứ vô thức tập thể,
tự phát bởi hầu hết công dân trong chế độ hiện hành. Bởi vậy,
không có gì ngạc nhiên khi ông Hồ Quang Lợi – Trưởng Ban Tuyên
Giáo Thành Ủy Hà Nội – vừa múa may một màn (trên báo Nhân Dân) để “biểu diễn lập trường” chính trị của mình:
“Năm 2015 đánh dấu thêm một mốc son rạng rỡ trong chiều dài lịch sử
Việt Nam hiện đại: 70 năm Nhà nước Việt Nam mới ra đời; 40 năm giải
phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước; sau gần 30 năm đổi mới
đầy cam go và thách đố, đất nước đang đi tới với sức bật mới... Từ bệ
phóng 70 năm đất nước độc lập, 40 năm thống nhất đất nước và 30 năm đổi
mới, sức đột khởi Việt Nam ngày nay được bồi đắp, nâng cánh từ thế nước
đang lên.”
Thế nước đang lên: Ảnh:tuoitrenews
Cái nhìn lạc quan (“thế nước đang lên”) của ông Hồ Quang Lợi, tất nhiên, không được mọi người chia sẻ.
Blogger Dương Hoài Linh chế giễu (thế nước đang sôi) trên trang Dân Luận:
Phải công nhận rằng "Đảng ta" càng ngày càng vui tính. Trên thế giới
không thấy một đảng cầm quyền nào có tính trào lộng như "Đảng ta". Hầu
hết bọn "giãy chết" đều nghiêm túc, chán bỏ xừ. Người có tính hài hước
nhất Đảng lại là đồng chí đứng đầu Đảng mà dân ta quen gọi là"Trọng Lú".
Thật ra đồng chí ấy chả "lú" chút nào. Chẳng qua là đồng chí ấy luôn có
tinh thần "lạc quan cách mạng", dầu trong hoàn cảnh nào cũng có thể đùa
được, trào phúng, tự sướng đến nỗi người ta bảo đồng chí ấy mặt dày,
không biết xấu hổ, trơ trẽn, trâng tráo, trắng trợn... cũng chẳng sao.
Trong tất cả những điều về "thế nước" đó, điều khôi hài nhất là Đảng
luôn tự nhận mình là "nhân dân". Khổ nỗi nhân dân lại coi Đảng là
giặc"nội xâm" nguy hiểm gấp ngàn lần giặc "ngoại xâm". Nhân dân đang
muốn dìm Đảng xuống nước mà chưa biết cách nhưng đảng vẫn nhận vơ, nhận
bừa như cái thuở"đào hầm nuôi đảng" năm nào.
Suy cho cùng bi kịch lớn nhất của một dân tộc cũng lại chính là hài
kịch lớn nhất: Chấp nhận tấn trò đời dối trá như một sự trào lộng bởi
chưa thể chuyển hóa chúng được khi chiếc bẫy vô hình cứ siết ngày một
chặt hơn. Đó cũng là bi kịch và hài kịch của trò "TREO ĐẦU DÊ BÁN THỊT
CHÓ".
Cái này phải gọi là "THẾ NƯỚC ĐANG SÔI" thì có lẽ đúng hơn.
Blogger Mạnh Kim cũng mỉa mai và đắng cay không kém:
Khi vẫn còn mải miết rổn rảng với những “hoa ngôn”, cái gọi là
“national identity” của quốc gia tự mãn đó sẽ luôn đóng khung với hình
ảnh một đất nước ngập chìm trong vũng lầy hôi thối của lạc hậu và nghèo
nàn.
Công luận, xem ra, có vẻ khắt khe. Không ai chịu hiểu cho là ông
Trưởng Ban Tuyên Giáo Hà Nội chỉ lên gân (hay lên giây cót) chơi
thôi, chứ tự thâm tâm đương sự cũng biết rõ là đất nước đang
...rên. Cũng chả ai chịu đặt mình vào hoàn cảnh, cùng công tác
(rất khó khăn) của ông Hồ Quang Lợi.
Ngày 9 tháng 12 năm 2012, nhân vật này long trọng tuyên bố:
“Tổ chức nhóm chuyên gia trực diện bút chiến trên internet trong việc
đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.”
Đúng là một tin mừng khiến mọi người mừng hụt. Cái được mệnh
danh là “nhóm chuyên gia” này, chỉ sau một thời gian ngăn ngắn,
đã hiện nguyên hình là một đám người vô lại, chỉ chuyên “đấu
tranh” bằng cái thứ ngôn ngữ bẩn thỉu và hạ cấp:
Do bênh đau dạ dày (bao tử) cộng thêm tuyệt thực trong trại giam lâu
ngày sinh ra ung thư?; Nếu như ông Đinh Đăng Định đang là giáo viên sẽ
được đi khám bệnh định kỳ hàng năm, thì đã phát hiện bệnh sớm và được
chữa kịp thời sẽ không có sự nguy kịch như hôm nay. Đấu tranh = nằm chờ
chết...
Kết quả của sự ảo tưởng, chống đối nhà nước nên bản thân Đinh Đăng Định
thời gian sống tính từng ngày. Hôm nay được vài nhóm người đến thăm,
tung hô nhưng sau 49 ngày chết sẽ hết. Lúc đó “con bị mồ côi, nhà mất
trụ cột”. Có thể cái nhà gỗ kia cũng phải bán và con thằng khác sai, vợ
thằng khác xài, nhà thằng khác ở. Mai kia những những người con gái của
Đinh Đăng Định sẽ ra sao?, có bị thằng khác lừa không?, lại ôm bầu
thương nhớ. Ra đi có thanh thản không?
Với “văn phong” và “văn tài” (thượng dẫn) thì kỳ vọng vào
chuyện “trực diện bút chiến trên internet” đã trở thành ảo vọng.
Lực lượng dư luận viên của chế độ hiện hành đã tự biến mình
thành một đám côn đồ thô lỗ và vô giáo dục. Bọn giá áo túi
cơm này, có cố gắng hết sức – may ra – cũng chỉ có thể làm
được mỗi việc là tụng ca, hay nói cách khác là ... “đánh bóng
chân đèn” thôi.
Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thiện Nhân (Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam) “chân thành” và “tha thiết” ngỏ lời:
“Chúng tôi chỉ mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong
40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về. Đất mẹ luôn sẵn sàng mời tất
cả những người con trở về nhìn lại làng xã của mình, chắc chắn sẽ thấy
nó phát triển.”
Vậy là ba hôm sau đám lâu la của ông Hồ Quang Lợi đều nhất loạt đồng ca:
“Lời bộc bạch, lời mời tha thiết, chân thành của Chủ tịch
Nguyễn Thiện Nhân khiến nhiều người xúc động. Xúc động lắm
chứ, con người ai cũng hướng về nơi chôn rau cắt rốn, ai cũng
hướng về cội nguồn máu thịt, ai chả có lòng tự hào dân tộc!
Ai ở xa mà chẳng sởn da gà, lâng lâng cảm xúc mỗi khi nghe
Quốc ca Việt Nam, mỗi khi thấy người Việt Nam được vinh danh!”
Tương tự, sau khi ông CTN Trương Tấn Sang
chém gió (“Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 30 năm
đổi mới mà nhân dân ta đạt được khiến chúng ta hãnh diện và tự hào, bạn
bè quốc tế ngưỡng mộ” ) và ông TBT Nguyễn Phú Trọng hãnh diện khoe mẽ (“Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!” ) thì ông Hồ Quang Lợi liền phải vội vã hét theo: Việt Nam Thế Nước Đang Lên!
Thế nước đang lên: Ảnh: wikivn.org
Ở vào hoàn cảnh của ông Hồ Quang Lợi thì ai cũng phải “hét toáng” lên như thế, chứ biết làm sao khác?
No comments:
Post a Comment