Ảnh chụp bố phòng của Trung Quốc tại Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef, đá ngầm Vĩnh Thử theo tiếng Trung Quốc, Kagitingan theo Philippines), Trường Sa từ máy bay do thám Hoa Kỳ P-8A Poseidon, ngày 21/05/2015.Reuters
Bắc
Kinh có thể đang chuẩn bị xây dựng thêm một phi đạo thứ hai dài 3.000
mét trên một đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa. AFP hôm nay 03/08/2015
dẫn nguồn tin từ một cơ quan tư vấn ở Washington cho biết như trên.
Theo
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), Trung Quốc đã xây dựng
một đường băng dài 3.000 mét trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross) thuộc cụm
Nam Yết. Đây là phi đạo dài nhất ở khu vực Trường Sa, có thể sử dụng cho
các hoạt động tác chiến.
Asia
Maritime Transparency Initiative thuộc CSIS cho biết, việc xây dựng phi
đạo tại Trường Sa đã có từ gần 40 năm qua, và bốn nước đang đòi hỏi chủ
quyền đều sở hữu các đường băng. Nhưng Trung Quốc bị tố cáo muốn tạo
lợi thế cho yêu sách chủ quyền của mình, qua các chương trình bồi đắp
đảo nhân tạo, gây căng thẳng tại Biển Đông.
Trang
web của CSIS thông tin, phi đạo của Bắc Kinh trên Đá Chữ Thập, nằm cách
đất liền gần nhất của Trung Quốc là đảo Hải Nam đến 1.000 kilomet, đang
trong « giai đoạn hoàn tất » sau khi khởi công vào năm ngoái.
Ảnh
vệ tinh chụp một rạn san hô khác là Đá Xu Bi (Subi Reef) thuộc cụm Thị
Tứ, nơi gần bốn triệu mét vuông đất đã được bồi đắp, cho thấy có thể Bắc
Kinh sẵn sàng xây dựng thêm một phi đạo thứ hai có chiều dài tương
đương. CSIS viết : « Một căn cứ không quân của Trung Quốc trên Đá
Chữ Thập có thể gia tăng khả năng phòng bị, giúp Bắc Kinh triển khai các
phi cơ thám thính trên biển và các phi đội chiến đấu cơ trong khu vực.
Như vậy Trung Quốc có thể dễ dàng sử dụng các căn cứ không quân để tuần
tra hoặc tung ra các hoạt động tấn công giới hạn vào các quốc gia khác
đang đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông, thậm chí cả các cơ sở của Hoa Kỳ
».
Cũng
theo CSIS, Đài Loan đã nâng cấp phi đạo dài 1.195 mét trên đảo Ba Bình
(Itu Aba Island) thuộc cụm Nam Yết. Malaysia sở hữu đường băng dài thứ
nhì trong khu vực trên Đá Hoa Lau (Swallow Reef) thuộc cụm An Bang, có
chiều dài 1.368 mét. Đường băng của Philippines ngắn hơn một chút, nhưng
trên một mặt bằng rất xấu. Còn phi đạo của Việt Nam, được xây dựng sớm
nhất tại Trường Sa vào năm 1976, cũng là phi đạo ngắn nhất với 550 mét
bề dài.
Việt
Nam, Philippines, Malaysia là ba nước thành viên của ASEAN đang đòi hỏi
chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, thêm vào đó là Brunei. Quan ngại đang
tăng lên trước sự hung hăng của Bắc Kinh trong yêu sách chủ quyền.
Trung
Quốc cho đổ một lượng cát khổng lồ để mở rộng và gia cố các rạn san hô ở
Trường Sa, xây dựng các công trình mà theo Bắc Kinh là nhằm xúc tiến an
toàn hàng hải, nghiên cứu khoa học, cũng như các mục đích quân sự.
Hoa
Kỳ vốn có một mạng lưới căn cứ quân sự tại châu Á và tích cực tiến hành
các hoạt động giám sát, đặc biệt chỉ trích các hoạt động xây đảo nhân
tạo của Bắc Kinh, đồng thời kêu gọi các bên khác ngưng việc xây dựng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Vũ Quân (Yang Yujun) thứ Năm tuần rồi tuyên bố : «
Phía Mỹ làm ngơ và bóp méo các sự kiện, dùng ‘‘mối đe dọa quân sự Trung
Quốc’’ để gieo rắc bất đồng giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng
tại Biển Đông. Chúng tôi cực lực phản đối hành động này ».
Người
ta đang chờ đợi vấn đề bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc
được đưa ra mổ xẻ trong hội nghị cấp cao về an ninh của ASEAN diễn ra
vào ngày mai, với sự hiện diện của các quan chức Mỹ và Trung Quốc.
Tuần
trước, hải quân Trung Quốc đã rầm rộ tập trận bắn đạn thật tại Biển
Đông, huy động hơn 100 tàu chiến, mấy chục phi cơ, các tiểu đoàn tên lửa
và các đơn vị truyền tin.
No comments:
Post a Comment