Trở Về Trang chính

Monday, April 13, 2015

Đừng để Dân Việt làm Nô lệ trên đất nước Việt

  Lúc kinh tế thế giới, nhất là kinh tế Hoa Kỳ suy trầm rơi vào khủng hoảng chưa tác động lên kinh tế Việt Nam thì các loa đài, các lý thuyết gia cộng sản “tự sướng” ca ngợi kinh tế xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế ưu Việt, không rơi vào vòng khủng hoảng chu kỳ như kinh tế tư bản giãy hoài không chết. Lúc mê say nói, các ông lý thuyết gia cộng sản không thấy yếu kém, mâu thuẫn trong lý luận của họ bởi rằng thì là... kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa chưa vượt qua ngưỡng nghèo đói để vươn lên mức phát triển cao nhất là giàu mạnh thì lấy chi để đi vào “chu kỳ” khủng hoảng?

Những năm trước, khi khủng hoảng kinh tế thế giới đổ bộ lên Việt Nam, rồi nằm ỳ không chịu đi thì cái lưỡi không xương của các ông bà lý thuyết gia, kinh tế gia lẫn quan chức lãnh đạo cộng sản tịt ngòi nổ “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giải quyết được khủng hoảng chu kỳ”quá trơ trẽn. Thế là quan chức đảng ta liền chuyển sang đổ vấy sự yếu kém của nền kinh tế quái thai cộng sản cho tình hình chung, cho suy thoái chung của kinh tế thế giới.

Hiện nay đa phần công ty 100% vốn nước ngoài (FDI) sau một thời gian ngắn sựng lại do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, đã nhanh chóng trở lại vòng quay hồi phục tràn đầy sức sống. Hình ảnh biểu hiện sự phục hồi mạnh mẽ của các công ty vốn nước ngoài là việc tăng ca, tăng thêm giờ hoạt động sản xuất của các công ty làm các mặt hàng giày da, may mặc... cùng với chỉ số nhập siêu, xuất siêu của các công ty có 100% vốn nước ngoài trên đà tăng trưởng, góp phần vào bảng điểm gia tăng GDP cho Việt Nam.

Trong lúc các công ty vốn ngoại vượt qua chu kỳ khủng hoảng, ăn nên làm ra thì các công ty, các tập đoàn kinh tế chủ đạo của nhà nước Việt Nam vẫn còn loay hoay với khẩu hiệu “tái cơ cấu nền kinh tế” và tìm kiếm phương hướng giải quyết khủng hoảng trên các Diễn Đàn Kinh Tế Mùa Thu liên tục trong nhiều năm qua. Diễn Đàn Kinh Tế Mùa Thu quy tụ giảng viên các trường đại học kinh tế, các nhà nghiên cứu kinh tế, các lãnh đạo doanh nghiệp, các quan chức nhà nước... họp bàn, thảo luận tìm ra giải pháp khắc phục, vực dậy nền kinh tế xã hội chủ nghĩa chìm sâu, ngày càng ngập sâu dưới đáy khủng hoảng với nguy cơ, dấu hiệu đổ vỡ không thể phục hồi. 

Hơi buồn là diễn đàn kinh tế mùa thu mỗi năm tổ chức một lần rất hoành tráng, bàn luận sùi bọt mép ở tầm vĩ mô, ở tầm cao của lý thuyết và những thành phần lao động khó để hiểu các ông bà “tinh hoa” của đảng, nhà nước nói, bàn chuyện trên trời dưới biển, tiêu tốn nhiều tỷ tiền thuế của người dân không ra chi cả - để làm gì?

Bài viết này sẽ không bàn đến những điều cao siêu của các “đỉnh cao trí tuệ” đảng ta bàn thảo đưa ra giải pháp trên trời mà chỉ nói đến một số vụ việc kinh tế dưới góc nhìn hạn hẹp của người dân lao động tiếp cập, quan sát nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong cuộc sống đời thường.

Cụ thể là ngành nuôi trồng “con gì cây gì” để xuất khẩu – Nói theo ngôn ngữ của đảng, nhà nước ta là ngành kinh tế chiến lược thu tiền đô, cải thiện đời sống nông dân ở nông thôn Việt Nam và những mặt hàng xuất khẩu nông thủy hải sản chiến lược của Việt Nam gồm có cá da trơn, tôm, lúa gạo, cà phê, tiêu, hột điều... Phải công nhận những mặt hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã thành công ở giai đoạn đầu, lúc mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) rồi sớm chết thê thảm do chính những lãnh đạo mù kinh tế thị trường và do tranh nhau những miếng mồi béo bở ngon ăn khó nuốt của kinh tế thị trường, của các thế lực trong đảng, nhà nước.

Cá da trơn lúc đầu “bơi ra biển lớn” tức là lúc giao thương buôn bán với các nước tư bản giàu mạnh thì tiền con giống, thực phẩm, thuốc men, tiền mướn nhân công... cộng lại giá thành còn thấp và lợi nhuận thu vào khá hấp dẫn nên nông dân thi nhau đào ao nuôi cá, có sự khuyến khích, hồ hởi hỗ trợ bằng tiền của nhà nước. Rồi sự sôi động, thấy kiếm tiền dễ của nghề nuôi da trơn xuất cảng, nên chính phủ cắt cử đảng viên nòng cốt khoát áo doanh nhân, bỏ tiền vào đầu tư nhà máy lóc thịt cá, đóng gói, đông lạnh phục vụ xuất khẩu. Với động thái chi tiền hào phóng, mạnh tay của nhà nước đã thu hút các ông bà có thế, có thần “tay không vào bắt giặc” nhảy vào gây xáo trộn thị trường, thi nhau mạnh ai nấy mở nhà máy, thành lập công ty xuất khẩu vô tổ chức, không kế hoạch nên tự mình giết mình và cả núi tiền đầu tư vào ngành nuôi cá da trơn của dân, của nước đến giờ phút này hầu như đã bỏ cho hoang hóa.

Ngành xuất khẩu cá da trơn chết thảm bởi nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân đầu tiên là do các ông bà đỉnh cao trí tuệ lãnh đạo cộng sản không hiểu quy luật của kinh tế tự do nên đã bị các doanh gia lão luyện của kinh tế thị trường bóp cho nghẹt thở tới chết và không có khả năng trí tuệ để mở chiếc vòng thắt cổ do ngu dốt tự tròng vào đầu.

Kinh tế tự do không có nghĩa là tự do thành lập tràn lan công ty xuất khẩu vô tổ chức để quân ta đánh quân mình đến chết thê chết thảm và quy luật kinh tế thị trường là phải giữ mức cung cầu cân đối lẫn phải biết cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường bằng tài năng thật sự chứ không phải bằng độc quyền một mình một chợ vẫn thua lỗ hoặc gian manh đánh lừa khách hàng như cách các ông bà lãnh đạo cộng sản quen thói lừa dân trong chính trị!

Chuyện cá da trơn chết thảm cũng là câu chuyện của ngành xuất khẩu nông thủy hải sản chết thảm và chuyện xuất khẩu nông phẩm chết thảm không đến từ nguyên nhân khủng hoảng kinh tế thế giới mà đến từ các nguyên nhân sau: một là giá thành sản phẩm cao, chất lượng kém làm giá bán thấp hơn giá thành sản phẩm nên không thể cạnh tranh trong thế giới cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường; hai là những lãnh đạo của bộ máy nhà nước, những công ty xuất khẩu nông sản do “kinh tế nhà nước làm chủ đạo” không hiểu gì về kinh tế thị trường nên không có tầm nhìn, thiếu chiến lược hiệu quả dẫn đến khủng hoảng thừa, là điều tồi tệ, tối kỵ nhất của sân chơi thị trường tự do.

Đúng ra khi “bơi ra biển lớn” đảng, nhà nước - những nhà lãnh đạo hoạch định chính sách phải biết tiên liệu những diễn biến có khả năng xảy ra để đối phó kịp thời nhưng họ không có khả năng đó hoặc do cơ chế bóp chết năng lực của họ. Không những thế, họ lại còn làm cho tình hình xuất khẩu nông sản chiến lược có dấu hiệu xấu trở nên tồi tệ, nghiêm trọng hơn. Nghĩa là thay vì tập trung nguồn lực cho đội ngũ khoa học với hàng vạn giáo sư, tiến sĩ làm công tác nghiên cứu thành lập nhà máy chế biến phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, tự sản xuất thực phẩm chăn nuôi, trồng trọt kể cả trợ giá cho các sản phẩm nông nghiệp để giữ mức giá thành sản phẩm thấp bảo vệ ngành xuất khẩu nông sản giúp cho nông dân có lời thì chính phủ lại thực hiện những chính sách mang tính cổ động tuyên truyền hơn là thực chất để cứu nguy ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam như khẩu hiệu tam nông, như các diễn đàn kinh tế mùa thu họp bàn tìm giải pháp cứu nguy khủng hoảng kinh tế là điển hình.

Đến thời điểm này các công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động sản xuất ở Việt Nam đã ổn định trở lại nhưng nhà nước Việt Nam vẫn còn đang loay hoay, hô hào chỉ đạo các tỉnh thành tái cơ cấu nền kinh tế và các lãnh đạo một số tỉnh thành nhận chỉ thị từ chính phủ trung ương “tái cơ cấu” hơn hai năm qua vẫn còn trong tình trạng “dự thảo đề án” thì đủ cơ sở nhận ra tái cơ cấu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam ảm đạm như thế nào?

Có lẽ các ông bà chuyên gia, kinh tế gia, các khoa học gia... các lãnh đạo đảng nhà nước mải mê bàn chuyện trên trời nên không thấy những chuyện dưới đất cần làm ngay để vực dậy ngành chăn nuôi trồng trọt chết lâm sàng. Chẳng hạn như các siêu thị Co.Opmart, Hapro, Metro, Big C... buôn bán thực phẩm, nhu yếu phẩm bắt đầu mọc lên càng nhiều và đầu ra xuất khẩu bế tắc thì chuyển đổi “nuôi con gì, trồng cây gì” để cung cấp cho hệ thống siêu thị cũng là một giải pháp khả thi cho các mặt hàng nông sản phục vụ xuất khẩu đã bế tắc.

Ngoài ra vật nuôi cây trồng của Nam - Trung - Bắc Việt Nam khác nhau. Có thứ, có những thời điểm Bắc – Trung khan hiếm nhưng ở miền Nam lại dư thừa và ngược lại Miền Nam khan hiếm Bắc – Trung lại dư thừa và phân phối hợp lý phục vụ khách tiêu dùng để điều hòa thị trường cho nông dân có đầu ra bảo đảm thu nhập bền vững cho nông dân cũng là một giải pháp khả thi, ít tốn kém tiền thuế của dân lại hiệu quả hơn các cuộc hội thảo kinh tế kéo dài nhiều ngày, diễn ra từ năm này qua năm khác!

Cụ thể là khủng hoảng thừa giả tạo do gian thương Trung Cộng làm tắc nghẽn nông sản xuất khẩu của Việt Nam ùn tắc ở cửa khẩu Tân Thanh gây chấn động cả nước khiến dư luận xã hội quan tâm nên nhà nước phải vào cuộc mở thêm kênh phân phối, tiêu thụ trong các siêu thị, các chợ đầu mối trong nước và đã cứu được bàn thua trông thấy do khủng hoảng thừa một cách “ngoạn mục như phép lạ” đến độ đại diện bộ công thương mừng rỡ thốt lên: “Điều này cho thấy, những giải pháp kết nối cung cầu đã thu được những kết quả khả quan!”

Mãi đến thời điểm này quan chức cộng sản mới may mắn phát hiện được giải pháp chống khủng hoảng thừa thì đã muộn. Thế nhưng muộn còn hơn không và để cho giải pháp tình cờ này đi vào trong thực tiễn đời sống kinh tế mạnh mẽ, bền vững thì còn lắm chuyện khá nhức nhối, vì các lãnh đạo đảng, nhà nước Việt Nam có tư duy quái đản không giống ai. 

Chẳng hiểu các ông lãnh đạo kinh tế đảng ta có nhận ra là vực dậy nền kinh tế ngoài cái “vĩ mô” còn có những cái “vi mô” tưởng không dính dánh gì đến kinh tế vĩ mô - như việc chặn xe tải nông sản thu tiền mãi lộ và tiền chi cho cảnh sát giao thông sẽ đội giá thành sản phẩm, mất ưu thế cạnh tranh với hàng ngoại nhập trên chính sân chơi của nhà mình. Để “giải pháp kết nối cung cầu” hiệu quả đi vào cuộc sống thực tiển thì phải có công ty vận chuyển toàn quốc để điều phối cung cầu nông sản cho các vùng miền khác nhau, cùng lúc là phải xây dựng chiến lược kết nối cung cầu liên tục, bền vững để giảm bớt ùn tắc gây khủng hoảng thừa nơi này, nhưng khan hiếm ở nơi khác... trong bộ máy vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không giống ai.

Điểm sơ qua những điều vừa bàn đến, không phải đó là tất cả những việc cần phải làm ngay mà còn có những việc nhức nhối khác. Chẳng hạn như đời sống thực tế cho thấy, con người có thể nhịn son phấn, giày dép bóp tay đắc tiền, ăn sang mặc đẹp... Nói chung là con người có thể nhịn không tiêu dùng xa xí phẩm nhưng không thể nhịn nhu yếu phẩm phục vụ đời sống và điều chúng ta cần quan tâm là hiện tại ai đang làm chủ các siêu thị của Việt Nam?

Với những gì đã đang xảy ra trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do đảng, nhà nước cộng sản lãnh đạo thì việc dân tộc Việt Nam sẽ trở thành nô lệ trên chính mảnh đất của tổ tiên nghìn đời để lại chỉ còn là thời gian đếm ngược từng ngày. Để tránh cho dân tộc Việt Nam không phải làm thân nô lệ cho ngoại nhân nơi quê cha đất tổ của mình trước khi quá muộn, không còn cách nào khác là toàn dân Việt Nam phải đồng loạt đứng lên loại trừ độc quyền đảng lãnh đạo ra khỏi quyền lực lãnh đạo tổ quốc Việt Nam.


No comments:

Post a Comment