Trở Về Trang chính

Wednesday, April 15, 2015

Truyền hình Pháp với hai phim tài liệu về Việt Nam




Các bạn đừng tin nhng gì báo Le Monde viết, vì mấy thằng nhà báo nầy được toà đại sứ VC mua chuộc bằng cách cho vé máy bay về vn du hí với mấy em chân dài và còn được mời quay film ăn mừng ngày chiến thắng của lũ mọi rợ việt cộng na chứ !

Thằng cha Kissinger nhân danh nước Mỹ, tự động bí mật đem Miền Nam Việt Nam ra bán.  Nó bí mật bán đứt cho CSBV mà phải đàm phán đến 3 năm trong 45 lần họp mặt là để làm gì ?! Tổ cha ông cố nội 10 đời mi Kissinger !!!

Đồng bào chúng ta cần biết rõ bí ấn tồi bại ghê tởm mà tên điệp viên Do Thái Henri K đã làm hoen ố bẩn thĩu nước Mỹ và giết chết Miền Nam một lần, và VN thêm một lần thứ 2 cho trọn gói độc ác như tên Du Đa bán 32 đồng cho dân Do Thái giết Chúa Giêsu 2000 năm trước.

1- Đem dâng cho người ta, theo nguyên tắc thì người ta mừng, người ta nhận nhanh chóng, cớ sao phải mất đến 45 lần họp mật giữa 2 tên.

2- Như vậy té ra VNCH bị Kissinger phĩnh Mỹ, tự do bí mật, dấu diếm 25 triệu đồng bào VN, đem nước đi bán đắt bán rẻ như bán nô lệ vậy.

3- Chưa hết, đúng là thằng cha đểu cáng, đê tiện, tội lỗi ngập tràn đối với dân tộc và giang sơn đất nước VN Trời ơi ?

4- Vậy mà còn có “những hành động đe dọa, những hồi căng thẳng cho đến những mưu mô và thỏa hiệp”.

5- Có đúng là tụi bây làm tay sai cho Kissinger giết Cụ Diệm rồi là nước VNCH lọt vào tay thằng cha chó má Kiss Do Thái.

Kính thưa đồng bào CĐNVHN bên Paris Pháp, có vị nào đi coi 2 cuộn phim " Việt Nam, cuộc ‘chiến tranh bẩn thỉu’ "và " Chiến tranh Việt Nam ",  làm ơn xin kể lại tĩ mĩ cho đồng bào trên mang biết hết cái mặt ghê tởm của tên Do Thái Kissinger gớm guốc đến đâu.  Xin cám ơn vạn bội.

Trưng Triệu.
+++++++++++++++


Truyền hình Pháp
với hai phim tài liệu
về Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày 30 tháng Tư, dưới tựa đề « Việt Nam, cuộc chiến ba mươi năm », báo Le Monde giới thiệu hai bộ phim tài liệu về cuộc chiến tranh đã kết thúc cách nay bốn mươi năm. Phim được chiếu trên đài Pháp-Đức Arte vào hôm nay, 14/04/2015 lúc 20 giờ 50 và 22 giờ 35.

Mở đầu bài viết, báo Le Monde trước tiên giải thích lý do vì sao lại gọi cuộc chiến tranh kết thúc ngày 30 tháng Tư năm 1975 là một cuộc chiến 30 năm. Đó là vì đây là « một cuộc xung đột rất dài mà người Pháp khởi sự tại Đông Dương sau Đệ nhị Thế chiến, dẫn đến thất bại của Điện Biên Phủ năm 1954, rồi sau đó đến lượt người Mỹ, dù có sức mạnh quân sự khổng lồ, cũng đã không thắng được sức kháng cự của đạo quân cách mạng nhỏ bé của Việt Nam ».

Đối với Le Monde, đây cũng là một cuộc "chiến tranh bẩn thỉu", trong đó Mỹ đã thử nghiệm tất cả các loại vũ khí hóa học, tiến hành tra tấn và tuyên truyền bằng cách nói dối.

Le Monde đặc biệt nhấn mạnh vai trò của báo chí thế giới, bằng những tài liệu được công bố của mình, đã góp phần làm dấy lên các làn sóng phản đối trên toàn thế giới và giúp đánh bại quân đội Mỹ.

Nhật báo Pháp nhắc lại bức hình chụp năm 1972, cho thấy một bé gái trần truồng và bị phỏng chạy khỏi một ngôi làng đang bốc cháy vì bom napalm. Bức hình, theo Le Monde, đã xoay chuyển dư luận thế giới và làm sống lại huyền thoại về ảnh báo chí và các phóng viên chiến trường.

Tư liệu lưu trữ chưa từng được công bố

Bộ phim thứ nhất được chiếu trên đài Arte mang tựa đề " Việt Nam, cuộc ‘chiến tranh bẩn thỉu’ " là một phim tài liệu dài 90 phút của Đức, do Christel Fromm thực hiện vào năm nay.

Đạo diễn đã dành tiếng nói cho các cựu chiến binh Mỹ (536.000 người đã được gửi qua Việt Nam, 60.000 bị thiệt mạng) cũng như Việt Nam, (ở cả hai phía miền Nam và miền Bắc), các nhà hoạt động trong phong trào phản chiến và một số nhà báo.

Theo Le Monde, lời chứng của những người này khá rời rạc, nhưng lại được kèm theo nhiều tài liệu lưu trữ thường chưa từng được công bố, giúp khán giả có được một toàn cảnh, dù chỉ nhỏ bé, về cuộc chiến được đánh giá là một sự sỉ nhục lớn của nước Mỹ.

Bí mật về cuộc đàm phán Paris

Bộ phim thứ hai được Arte trình chiếu dài 55 phút, mang tựa chung chung là " Chiến tranh Việt Nam ", do đạo diễn Pháp Daniel Roussel thực hiện vào năm ngoái 2014.

Nhận xét chung của Le Monde rất rõ ràng : " Nếu bộ phim đầu tiên còn làm chúng ta thòm thèm, thì phim thứ hai là một tài liệu rất thú vị về cuộc đàm phán bí mật kéo dài ba năm ở vùng ngoại ô Paris giữa Henry Kissinger..., và Lê Đức Thọ ", bên lề cuộc đàm phán về Hiệp định Hòa bình Paris giữa Mỹ và Việt Nam, được ký ngày 27 tháng 1 năm 1973.

Theo Le Monde, với hàng trăm giờ thu âm ghi lại trong 45 cuộc họp bí mật và lời chứng của một số nhà đàm phán vẫn còn sống, Daniel Roussel đã dùng các đoạn âm thanh đó để dựng lại quá trình đàm phán, từ những hành động đe dọa, những hồi căng thẳngcho đến những mưu mô và thỏa hiệp.

Le Monde nêu bật lời ca ngợi của Henry Kissinger, năm nay đã 92 tuổi, về đối thủ Lê Đức Thọ, đã qua đời vào năm 1990 lúc 78 tuổi, theo đó Kissinger nói rằng ông " rất tôn trọng" cố lãnh đạo Việt Nam, vốn đã "làm chủ" hoàn toàn hồ sơ thương thuyết ".

No comments:

Post a Comment