Phân tích về cuộc biểu tình ở bình thuận vào ngày 15-16.4.2015 và dự đoán kế lược của chính quyền cộng sản trong những ngày tới
Vừa qua, theo nhiều báo đưa tin về cuộc đụng độ gay gắt giữa người
dân và chính quyền Bình Thuận mà sự leo thang đỉnh điểm của cao trào là
sự ném đá dữ dội và bom xăng từ phía người dân vào lực lượng cơ động
chống bạo động được trang bị đầy đủ các quân trang, quân dụng và trong
tư thế sẵn sàng chiến đấu. Lực lượng an ninh cũng đáp lại bằng lựu đạn
khói, hơi cay và bố ráp một số người.
Nguyên nhân được cho là Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (với công nghệ lạc
hậu của Trung Quốc) xả bụi xỉ than gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng
đời sống của người dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận.
Tuy nhiên dưới góc nhìn phân tích xã hội và tìm hiểu về bản chất của chế
dộ CS, xin đưa ra một vài đánh giá và dự đoán để bạn đọc cùng nhau trao
đổi.
1. Biểu tình Bình Thuận là để giảm nhiệt sự giận dữ của người dân các tỉnh phía Nam đối với chính quyền cộng sản (CQCS)?
Có thể thấy những vụ việc gần đây chính quyền các tỉnh phía nam đã làm
cho người dân vô cùng thất vọng và trở nên giận dữ hơn bao giờ hết. Phải
kể đến: Vụ 5 công an đánh chết người ở Phú Yên; Vụ bố ráp, bắt người tùy tiện với các nhà đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Khánh Hòa, mà cụ thể là nhắm vào Bloger mẹ Nấm và Bùi Hằng ở Đồng Tháp. Vụ khởi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận với tiềm ẩn hủy diệt và ô nhiễm; Chính quyền Bình Thuận đóng cửa Thánh đường của người hồi giáo ở Tánh Linh; Dự án lấp sông Đồng Nai
tiềm ẩn hậu họa về biến đổi môi trường. Vụ biểu tình ôn hòa của hàng
ngàn công nhân ở Tp. Hồ Chí Minh về chế độ bảo hiểm xã hội vô lý. Vụ
cưỡng chế đất ở Long An với sự đáp trả quyết liệt của dân oan bằng axit và bom xăng…
Những vụ việc nổi cộm trên đã cho thấy lòng dân đang ở đỉnh điểm của sự
tức giận và vụ việc biểu tình ở Bình Thuận về việc nhà máy điện Vĩnh Tân
2 ô nhiễm môi trường chỉ là giọt nước tràn ly.
Hãy đặt câu hỏi có phải CQCS cố tình để cho cuộc biểu tình Thuận diễn ra
và leo thang bạo lực theo một kịch bản? Trả lời: Rất có thể. Vì sao?
Thứ nhất: là để hạ nhiệt lòng dân các tỉnh phía nam
Thứ hai: chuyển sự giận dữ của người dân vào doanh nghiệp, nhà máy để không còn chỉ trích nhắm đến chính quyền.
Thứ ba: Biểu tình dân sự (ô nhiễm môi trường) không mang tính chính trị và xã hội.
Thứ tư: Lấy cớ do “phần tử phản động” xúi dục để tăng
cường triệt phá các tổ chức hoạt động dân chủ và thắt chặt an ninh cho
những ngày sắp tới.
2. Biểu tình Bình Thuận có phải là cái cớ để tăng cường công tác an ninh cho các tỉnh phía Nam vào ngày 30.4 sắp đến?
Mặc dù nắm trong tay quân đội, công an và vũ khí để có thể sẵn sàng đàn
áp những cuộc biểu tình hay bạo động. Nhưng với sự lãnh đạo yếu kém của
Đảng CS để kinh tế đất nước suy sụp, tham những tràn lan, lợi ích nhóm
chỉ dành cho bộ phận chóp bu kéo theo một bộ phận giới trẻ là con em
lãnh đạo được đi học nước ngoài hay ăn chơi trác táng; trong khi đó đạo
đức xã hội suy đồi, xuống cấp, cướp bóc, giết người, mại dâm nhan nhãn
khắp nơi; đời sống người dân vô cùng cơ cực nghèo đói sau 40 năm thống
nhất. Đặc biệt hơn một bộ phận con em người dân phía nam mà chính quyền
coi là con em “ngụy quân, ngụy quyền” như bị đẩy ra bên rìa cuộc sống,
không có cơ hội phát triển; ngấm ngầm theo dõi, rình rập và thường bị
nghi là "có mối quan hệ với bọn phản động bên ngoài" Tất cả những điều
này có nguy cơ bùng phát những cuộc biểu tình, đấu tranh nhân ngày 30.4,
nhất là năm nay kỷ niềm tròn 40 năm ngày miền nam Việt Nam bị thất thủ
và bị chiếm đóng bởi quân cộng sản đỏ Bắc Việt.
Vì vậy CQCS đang có kế hoạch tăng cường an ninh ở các tỉnh phía nam, mà
Bình Thuận là nơi eo thắt có thể canh chặn giữa hai miền Nam Trung Bộ và
Nam Bộ; Để có thể chia cắt dễ dàng và làm yếu lực lượng nếu có bạo động
xảy ra. Do đó, những ngày tiếp theo người ta thấy có nhiều lực lượng an
ninh ở Bình Thuận và nghĩ rằng là do biểu tình về nhà máy Vĩnh Tân 2,
nhưng thật ra các đội binh lính này là dự phòng cho ngày 30.4 để tránh
tiếng là quân đội có chiến lược chĩa súng vào người dân.
3. Biểu tình Bình Thuận có thể là bắt đầu cho chiến lược tiêu diệt người Chăm và các dân tộc thiểu số miền trung Tây Nguyên.
Nếu ai theo dõi thông tin gần đây về người Chăm ở Ninh-Bình Thuận và các
dân tộc thiểu số miền Trung Tây Nguyên sẽ thấy sự tàn độc của CQCS đối
với các tộc người này và sự căm thù vốn có của họ cũng đã lên đỉnh điểm
khi các chính sách vô cùng tàn độc mà CSVN ngấm ngầm thực hiện. Có thể
kể sơ qua các vụ CQCS đã lấy hết các Tháp Chăm thờ cúng cho du lịch mà
không cho phép họ đên đây để thực hiện lễ tục tự do tín ngưỡng; Để che
mắt thiên hạ và lấy hình ảnh cho truyền thông, một năm chính quyền chỉ
cho 1 ngày vào dịp lễ hội người Chăm nhưng phải làm giấy tờ, thủ tục
hành chính nhiêu khê, an ninh thắt chặt; Chính quyền có chủ trương cho
xây các chùa Phật giáo trên đất Tháp để trấn yếm theo tâm linh. Vì vậy,
ngày nay hầu hết trên các tháp Chăm đều có Chùa Phật giáo nhưng các nhà
sư ở đây hầu hết được cho là “công an đầu trọc” để theo dõi người Chăm.
(Điều này chỉ là dư luận dân chúng, cần kiểm nghiệm thêm). Còn người
Chăm Hồi giáo thì chính quyền đóng cửa thánh đường ở Tánh Linh Bình
Thuận trong mùa Ramadan làm dấy lên sự tức giận của cộng đồng Hồi giáo
trong và ngoài nước về sự vi phạm tôn giáo, nhân quyền trầm trọng. Bên
cạnh đó chính quyền còn dự tính Xây một cái Đàn Tiên Nông (văn hóa người
Việt) trên đất người Chăm ở Bình Thuận mà họ công nhận khống là di tích
văn hóa cấp tỉnh. Điều đáng nói ở đây là người Chăm hồi giáo thì không
ăn thịt heo mà cúng tế đàn Tiên Nông thì phải có heo quay, lễ tạ,… vì
vậy mà thanh niên Chăm trong làng đã kéo đến nhổ cọc, phản đối dự án
này. Chắc chắn xung đột xảy ra khi dự án tiếp tục. Vấn đề văn hóa giáo
dục của con em dân tộc thiểu số cũng bế tắc, chính quyền không cho học
chữ viết truyền thống nhằm làm mù chữ thế hệ trẻ về tài liệu lịch sử của
vương quốc Champa xưa. CQCS rất sợ con em người Chăm đọc được các tài
liệu lịch sử hiện nay còn lưu trữ ở rất nhiều thư viện trên thế giới, về
sự thật cuộc nam tiến của người Việt là cuộc diệt chủng người Chăm và
người Thượng như nhiều sử gia đánh giá. Vấn đề đất đai của người Chăm
cũng là vấn đề nhạy cảm. Nếu chiếu theo luật bản địa của Liên hiệp quốc
thì người Chăm phải được hưởng lợi từ một số chính sách đặc biệt, nhưng
dưới chế dộ CS, họ bị cướp trắng trợn đất đai của tổ tiên họ khai phá và
đẩy họ vào hoàn cảnh nghèo đói… Chính vì những lý do đó mà người Chăm
và các tộc người thiểu số rất căm thù chế độ CS, chỉ cần có một ngọn gió
của phong trào dân chủ, chắc chăn họ sẵn sang đi theo. Một điều cũng
cần nói thêm là phong tục, văn hóa, của các dân tộc thiểu số rất gần với
chế độ dân chủ, về sự tôn trọng sự khác biệt của nhau và cùng phát
triển, không độc tài và tàn bạo như chế độ CS. Cho nên với CQCSVN, khác
với các dân tộc thiểu số phía bắc, họ coi các dân tộc thiểu số miền
trung như cái gai trong mắt họ, họ xem như là đối tượng có nguy cơ tiềm
ẩn phản động; họ vin vào quân đội fulro ngày xưa để mà đối xử tàn độc
với nhóm người này. Mặc dù dựa vào nhóm này chính phủ VN được nhận rất
nhiều viện trợ của các tổ chức ngoài nước, đặc biệt là các di sản văn
hóa quốc tế như thánh địa Mỹ Sơn hoặc các báu vật trưng bày triển lãm
mang tính nghệ thuật cao có bảo hiểm lên đến triệu đô…
Kinh nghiệm cho thấy từ cuộc biểu tình ở Tây Nguyên năm 2001, sau khi
đàn áp đẫm máu những người dân tộc thiểu số vô tội trong cuộc biểu tình
về đất đai, ngay liền sau đó là sự ồ ạt tràn vào Tây Nguyên với số lượng
lớn quân đội, công an; một số ban ngành mới, cả những dự án lớn cũng
theo đó ùa vào và đẩy người thiểu số ra bìa rừng heo hút, mà Boxit Tây
Nguyên tiềm ẩn bùn đỏ chế người là một ví dụ điển hình.
Phải chăng sau cuộc biểu tình rầm rộ của Bình Thuận cũng là cái cớ để
CQCS trấn áp và thắt chặt an ninh đối với người Chăm và dân tộc thiểu
số ở hai tỉnh Ninh – Bình Thuận. Nơi chảo lửa miền Trung vốn đã khắc
nghiệt với nắng gió và sự bất công, tàn bạo của chính quyền đối với các
dân tộc thiểu số ở đây. Và giờ đây tiếp thêm các dự án khủng như nhà máy
điện hạt nhân đã khởi công và kéo theo hàng vạn công nhân Việt cùng gia
đình vào đây xây dựng để thu hẹp không gian sống của người Chăm và co
cụm lại để dễ dàng quản lý và thắt chặt.
Một điều cũng cần phân tích thêm là người Chăm ở hải ngoại, đặc biệt là ở
Mỹ hiện đang rất phát triển và được sự bảo trợ của các Nghị sĩ tiểu
bang và liên bang Hoa Kỳ. Để giành chiến thắng trong các cuộc đua chính
trị, bầu cử, các nghị sĩ muốn lấy số phiếu cao cho mình thường ủng hộ
các chương trình nhân quyền, tự do và tôn giáo của người Mỹ gốc Chăm. Vì
vậy họ rất ủng hộ các cuộc đấu tranh, lên tiếng bảo vệ đồng tộc trong
nước của người Chăm ở Mỹ. Điều này làm cho CQCSVN rất bất an. Sắp tới
một Đại hội lớn về Thanh niên Champa sẽ được tổ chức ở Mỹ vào ngày
24.5.2015 nhằm giúp cho thế hệ trẻ người Chăm ý thức hơn về vấn đề dân
tộc. Lo ngại cho những ảnh hưởng sâu rộng đến người Chăm trong nước,
CQCSVN chắc chắn sẽ tăng cường an ninh và sự điều quân sau biểu tình
Bình Thuận vừa rồi cũng là một tấm màn để che dư luận và quốc tế.
Kết luận
Những phân tích trên đây cho thấy với CQCSVN “thấy vậy mà không phải vậy” hay “nói một đường, làm một nẻo”
là chuyện thường của họ. Dối trá, lừa lọc, không chân thật là bản chất
của CSVN. Do vậy bài viết này cũng đưa ra những dự đoán thâm độc của
CQCSVN sau sự vụ biểu tình ở Bình Thuận để chia sẻ cùng bạn đọc, trao
đổi và cùng lên tiếng để đánh tan những âm mưu đen tối đằng sau những
hiện tượng biểu tình được dàn dựng một cách có chủ ý. Có thể người dân
không biết âm mưu này, thấy biểu tình thành công, thấy công an bỏ chạy
là vui sướng, hả dạ, nhưng cũng cần nhìn xa hơn những kế lược tiếp theo
mà CQCSVN có thể bày ra theo mưu đồ đen tối của họ.
No comments:
Post a Comment