Thượng tuần tháng 5/2014, báo chí quốc tế cho biết TC xây dựng đảo
nhân tạo Gạc Ma, biến toàn thể khu vực thành một hệ thống căn cứ Hải
quân đồ sộ để kiểm soát toàn vùng.
Gạc Ma là một đảo đá ngầm của Việt Nam. Trung cộng đưa 4 khu trục hạm
xuống và bất thần vây và nã trọng pháo vào một toán công binh VC đang
lội nước vào đảo để tiếp tế cho ít quân trú phòng. TC giết 64 người, và
chiếm giữ đảo đó. Hơn một thập niên sau, TC xây một kiến trúc quân sự
trên đó.
Vùng đá ngầm Gạc Ma là một rạng san hô nằm ở đầu phía tây nam của cụm
Sinh Tồn và là một trong sáu đảo mà TC chiếm vào 14 tháng 3 năm 1988.
Khu này nằm ở phía Nam quần đảo Trường Sa.
Ngày 25 tháng 5/14, Hoàn cầu Thời Báo cho biết TC "xây dựng một đảo nhân
tạo tại Trường Sa có thể là GạcMa, trên đó có một sân bay, hải cảng để
cho tàu chiến có thể đáp ứng nhanh". Nay TC tuyên bố cơ sở này làm
“trạm cung cấp” cho ngư dân và xây dựng các văn phòng, nhà nghỉ, gồm cả
nông trại. Cảng biển có thể tiếp nhận các tàu lên đến 5,000 tấn.
Hình: Kiến trúc quân sự trên đảo Gạc Ma, xuất hiện chừng một thập niên trước khi TC bắt đầu xây dựng đảo nhân tạo Gạc Ma. Trên nóc toà nhà xi măng cốt sắt mọc trên mặt nước giữa biển có 2 antennes liên lạc vệ tinh, đường kính 2,5 m, cao 2.4 m. Tọa độ: 9°42′B 114°17′Đ
Hình: Kiến trúc quân sự trên đảo Gạc Ma, xuất hiện chừng một thập niên trước khi TC bắt đầu xây dựng đảo nhân tạo Gạc Ma. Trên nóc toà nhà xi măng cốt sắt mọc trên mặt nước giữa biển có 2 antennes liên lạc vệ tinh, đường kính 2,5 m, cao 2.4 m. Tọa độ: 9°42′B 114°17′Đ
Theo tờ South China Morning Post (SCMP) hôm Thứ Bảy, 7 tháng 6/14 , Bắc
Kinh đang biến bãi đá ngầm Gạc Ma (TC gọi Xích Qua Tiêu) thành một đảo
nhân tạo khổng lồ. Trên đó có cả phi đạo cho máy bay lên xuống, cảng
biển riêng cho tàu quân sự và tàu dân sự. Lại còn có cả khu vực gia cư,
khu du lịch, tất cả xây dựng trên đảo nhân tạo đang được các máy hút cát
dưới lòng biển làm thành đảo.
Ngày 13 tháng 5, Bộ Ngoại Giao Phi tố cáo TC làm công tác xây dựng trên GạcMa trong đó có một đường bay.
Ngày 15/5 Hoa xuân Oánh của TC tại Bắc Kinh nói TC có chủ quyền không
tranh cãi tại vùng này trong đó có GạcMa, nên có quyền xây dựng.
Đảo nhân tạo này sẽ rộng 30 hectares. Lưu ý: căn cứ Phú Lâm thuộc Hoàng Sa chỉ có diện tích 1.3 - 2 cây số vuông.
Đảo nhân tạo Gạc Ma đang được hình thành:
Hình: Tạp chí an ninh quốc phòng Jane
Tầm quan trọng của GạcMa trong chủ nghĩa bành trướng:
Vì có nhiều hạn chế, căn cứ Phú Lâm dù là trung tâm chỉ huy quân sự
chính của toàn vùng không thể giúp cho TC kiểm soát hết Biển Đông và xa
hơn. Các hạn chế đó là diên tích căn cứ ấy qúa nhỏ trên bình diện
tiếp vận cho không quân hải quân; quá xa so với phía Trường Sa. Khoảng
cách từ Gạc Ma lên tới Phú Lâm là khoảng gần 800 cây số. Nếu tính từ
đảo Thuyền Chài ( Barque Canada Shoal) ở vĩ tuyến thứ 3, tại cực Nam của
Trường Sa thì khoảng cách sẽ là 1780 cây số. Cách đây hơn 1 thập
niên, có tin cho biết rằng TC đã mua kỹ thuật tiếp liệu essence trên
không cho máy bay của Iran để nối dải hoạt động của không quân xuống
phía Nam Trường Sa. Nay, như Hoàn Cầu Thời Báo cho biết căn cứ này có
thể “đáp ứng nhanh”, giúp giải quyết mau chóng các nhu cầu chiến trường
khi chiến tranh xảy ra.
Căn cứ không lồ Gạc Ma sau khi xây xong sẽ không thua căn cứ Diego
Marcia của Mỹ tại Ấn Độ Dương. Nếu Gạc Ma nối liền với Khu Chữ Thập, thì
thành một vành đai dài 44 cây số. Hiện Chữ thập có 5 kiến trúc kiên cố (
xin coi 2 cuốn sách: Nguyễn văn Canh: Hồ sơ Hoàng Sa và Trường Sa; và cuốn Hồ sơ và Hình Ảnh).
Tại vùng này về phía đông có căn cứ khác là Vành Khăn, nơi đây cũng có
nhiều kiến trúc kiên cố, trong đó có một kiên trúc 3 tầng lầu, giống như
một khách sạn khổng lồ giữa biển, được sự dùng làm Bộ Chỉ Huy và căn cứ
tiếp vận nhỏ.
Gạc Ma, Chữ Thập và Vành Khăn hợp thành một Tam Giác đối phó với mọi
tình huống chiến tranh, gồm cả một sàn (platform) dài 116 m, rộng 96 m,
(1 trong 5 kiến trúc tại Chữ Thập) sẽ dùng để đặt dàn phóng hạ vệ tinh
của Mỹ điều khiển và hướng dẫn Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ. Nếu chỉ làm mù vệ
tinh của Mỹ mà thôi, thì HKMH Mỹ sẽ bị vô hiệu hoá.
Tam giác này sẽ dễ dàng kiểm soát hành lang, nhất là tàu thuỷ của hạm
đội 7, từ Malacca đi lên qua Biển Đông. Con đường này nằm sát phía tây
bờ biển Phi Luật Tân và là một tổng căn cứ cho TC kiểm soát và tiến
chiếm toàn vùng Đông Nam Á.
Riêng VC thì coi việc xây dựng đảo này thành căn cứ hải quân lớn của TC như không có gì xảy ra.
Riêng VC thì coi việc xây dựng đảo này thành căn cứ hải quân lớn của TC như không có gì xảy ra.
Tóm lại, Gạc Ma trong tương lai gây ra một mối nguy cơ lớn, không những
cho dân tộc Việt mà cho toàn vùng, nhất là để thực hiện mưu đồ Đại Trung
Hoa (toàn thể Á Châu là Đại Trung Hoa như Bản đồ đã phổ biến trong năm
2010), trước khi chúng đi xa hơn.
Riêng đối với VC, trong 3 năm nay, nhất là từ tháng 9/2013 trước hoạt
động rầm rộ của hải quân TC xây cất Gạc Ma thành đảo nhân tạo, chúng vẫn
im lặng coi như không biết, và như vậy là che dấu các hoạt động này.
Quốc tế đã phanh phui sự việc và chúng vẫn làm ngơ. Chúng vẫn tiếp tục
đồng lõa tiếp tay cho kế hoạch bá quyền của Bắc Kinh.
Chúng ta đòi hỏi VC phải đưa vấn đề này ra trước toà án quốc tế để
a) Ít nhất tố cáo hành vi bá quyền của TC, và từ đó kêu gọi quốc tế hỗ trợ cho cuộc đấu tranh khó khăn này.
a) Ít nhất tố cáo hành vi bá quyền của TC, và từ đó kêu gọi quốc tế hỗ trợ cho cuộc đấu tranh khó khăn này.
b) Nếu không đòi lại ngay được phần lãnh hải đã bị quân giắc cướp đoạt,
thì ít nhất, về phương diện thủ tục trên bình diện pháp lý là bằng cớ để
phản bác luận điểm rằng Việt Nam đã im lặng với ý nghĩa là đồng ý
nhượng các phần đất liên hệ cho quân giặc trong tương lai và rằng thời
hiệu tiêu diệt nếu có không bị mất.
Cần lưu ý một điều là trong cuộc viếng thăm Manila vào 21 tháng 5/14,
Nguyễn tấn Dũng tuyên bố về việc sử dụng biện pháp pháp lý liên quan đến
HD 981 hiện nay, và còn làm cho người ta hiểu rằng biện pháp ấy sẽ được
sử dụng vào lúc thích hợp. Lý do trì hoãn này trước hoạt động xâm lăng
trắng trợn của quân giặc đã và đang xảy ra từ 1 tháng 5 chỉ là mưu mô
kéo dài việc chiếm đóng lãnh thổ Vietnam để có cơ may cho quân giặc tạo
sự chiếm đóng trở thành “sự đã rồi”.
Tôi cần nhắc lại một sự trì hoãn tương tự đã xảy ra hàng chục năm nay kể
từ khi với tư cách là chủ tịch Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ, tôi
đã nhiều lẫn đòi hỏi lãnh đạo VC là tuyên bố huỷ bỏ Công Hàm Phạm văn
Đồng mà TC dựa vào đó biện minh cho chủ quyền của chúng trên Biển Đông.
Chỉ riêng từ năm 1911 đến nay, đã có 4 tuyên bố về vấn đề này: 18 tháng
9/11; 1 tháng 9/12; 11 tháng 12/12 và 19 tháng 1/14. Tôi có nhấn mạnh
rằng tập tục quốc tế chập thuận sự huỷ bỏ đơn phương, không cần viện đẫn
lý do, không nhất thiết phải là Thủ tướng, mà chỉ cần một tuyên bố của
một viên chức cấp thấp là đủ. Mãi đến 23 tháng 5/14, Phó chủ nhiệm Ủy
ban Biên giới quốc gia, Trần Duy Hải, nói tại cuộc họp báo quốc tế hôm
ấy ở Hà Nội rằng Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá
trị pháp lý về vấn đề chủ quyền với vùng biển đảo của Việt Nam, vì hai
quần đảo ấy thuộc quyền sở hữu của VNCH… Đây là một hành động đáng khen.
Hiểm họa từ căn cứ quân sự trái phép TC xây trên đảo Gạc Ma
Trung Quốc đang có động thái ngày một hiếu chiến khi lên kế hoạch xây
dựng đảo nhân tạo ở trung tâm Biển Đông nhằm phục vụ cho mục đích quân
sự. Và VC
Đối
với Phi, cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines, Golez cảnh báo rằng,
nếu Trung Cộng hoàn thành kế hoạch xây căn cứ quân sự ở đảo Gạc Ma, đó
không còn là mối đe dọa cho riêng quốc gia nào mà còn khiến khu vực châu
Á – Thái Bình Dương rơi vào tình trạng nguy hiểm. Kênh tin tức ANC
(Philippines) hôm 10/6 dẫn lời cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines –
ông Roilo Golez – nhận định rằng, an ninh toàn khu vực Đông Nam Á sẽ
rơi vào tình trạng bấp bênh một khi Trung Cộng hoàn thiện cơ sở quân sự,
đường băng trái phép trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt
Nam.
Ông Golez khẳng định Trung Cộng muốn thay đổi thế cân bằng quyền lực tại
Đông Nam Á qua kế hoạch xây dựng các công trình phi pháp này.
“Trung Cộng muốn củng cố quyền lực trên Biển Đông và biến nơi đây
thành ao nhà. Họ thực sự muốn khẳng định tuyên bố chủ quyền trong đường
lưỡi bò tự vẽ ra. Họ muốn thay đổi cán cân quyền lực ở châu Á – Thái
Bình Dương vì nước Mỹ vẫn đang giữ vị trí thống trị. Trung Cộng đã bắt
đầu thách thức vị trí này”.
Thiết kế căn cứ quân sự bao gồm một sân bay trên bãi đá Gạc Ma thuộc
quần đảo Trường Sa của Việt Nam do Viện Nghiên cứu và Thiết kế số 9 của
Trung Cộng tiết lộ
“Căn cứ mà Trung Cộng dự tính xây bao gồm cả bến tàu để họ có thể
tiếp tế và hỗ trợ cho các tàu khu trục. Ngoài ra, bạn có thể thấy đường
băng có chiều dài hơn 1,6 km. Điều này thực sự nguy hiểm vì đây có thể
làm căn cứ cho các máy bay chiến đấu, như chiến đấu cơ J-11 của Trung
Cộng (có phạm vi hoạt động hơn 3.200 km). Đảo Gạc Ma là chấm tròn ở
giữa, vòng tròn xung quanh bán kính khoảng hơn 1.600 km. Phạm vi này bao
gồm rất nhiều phần lãnh thổ của các nước trong khu vực. Do vậy tất cả
căn cứ của chúng ta đều bị đe dọa”, ông Golez nhấn mạnh.
Cựu đại sứ Philippines Parañaque nhận định rằng, nếu căn cứ quân sự được
hoàn thành, máy bay phản lực của Trung Cộng có thể dễ dàng tiếp cận với
toàn bộ Philippines, Việt Nam và một số khu vực của Malaysia trong vòng
bán kính 1.000 dặm.
Trước các hoạt động công khai, dồn dập và khẩn cấp đó, lãnh đạo VC im
lặng không dám lên tiếng bảo vệ chủ quyến, lại càng không dám kêu gọi
đồng minh giùp đỡ đẩ bảo vệ chủ quyền, dù đã được Mỹ công khai lên tiếng
giúp đỡ và bảo vệ. Thái độ và hành vi thụ động đó phản ảnh đe doạ của
Dương Khiết Trì qua tuyên bố “vào mặt” Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn
Dũng tại Hà nội vào ngày 16 tháng 8 rằng: “VC
- Không được sử dụng các “tư liệu” mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch
sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ
quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa)
- Không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải
- Cuối cùng VC là đứa con hoang phải qay trở về với tổ quôc khổ đau
nghĩa là không được đi xa khỏi đường lối của TC về Biển Đông.."
Hơn một tuần lễ nay, (27 tháng 11/14), báo chí quốc tế nói tới TC đang
xây một phi trường khác trên đảo Chữ Thập. Dần dần nhiều đảo nhân tạo,
từ mãi phía Nam của vùng Trường Sa, qua Chữ Thập lên tận Gaven, xuống
Colin, rồi Gạc Ma, chiếm một diện tích về phía Nam Trường Sa từ Bắc
xuống Nam dài khoảng hơn 100 hải lý, và từ Đông sang Tây độ 90 hải lý,
trên đó các kiến trúc kiên cố quân sự được xây cất. Quân đội TC sẽ đồn
trú trên đó. Và với đà diễn tiến này, chỉ trong vòng vài ba năm nữa lúc
đó quân trú phòng của VC sẽ rút khỏỉ Trường Sa và lãnh đạo VC thế hệ này
hoàn tất nhiệm vụ chuyển giao chủ quyền Biển Đông cho TC, dù một ít
lính hải quân của VC sẽ “làm vật tế thần” trong vài cuôc tấn công nhỏ
của hải quân TC để che mặt với quốc dân Việt và thế giới./.
Nguyễn Văn Canh
28 tháng 11 năm 2014
Nguyễn Văn Canh
28 tháng 11 năm 2014
Platform 116 m x 96 m dùng làm dàn phóng hoà tiễn để hạ vệ tinh Mỹ,
khiến Hàng Không Mẫu Hạm của Mỹ sẽ bi tê liệt. Đây là 1 trong 5 kiến
trúc trong khu bãi đá Chữ Thập được xây giữa lòng biển từ đầu thập niên
2010.
Tian Jian Hao, Tàu vét khổng lồ, dài 127 m, có thể hút đất từ lòng biển được 4,500 tấn cát/giờ.
No comments:
Post a Comment