Nguyễn Thị Quỳnh Như (Một Thế Giới)
- Báo cáo từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy kinh tế Việt
Nam kém tươi sáng. Việt Nam xếp ngưỡng trung bình trong xếp hạng về chỉ
số năng suất sáng tạo trong tổng số 22 quốc gia trong khu vực châu Á.
Điều đáng chú ý là Việt Nam xếp sau cả Lào, Singapore, Indonesia,
Malaysia và Thái Lan. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế
Việt Nam cũng không được như kì vọng ban đầu.
Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế Việt Nam kém tươi sáng
là do tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được
như kỳ vọng ban đầu, căn cứ vào số liệu của ADB
Bảng xếp hạng chỉ số năng suất sáng tạo do ADB phối hợp thực hiện với
Đơn vị Tình Báo Kinh tế EIU. Bảng báo cáo này dựa tổng hợp dựa trên các
báo cáo phân tích từ các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà hoạch định
chính sách.
Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu. Việt Nam đứng thứ 16 trong bảng xếp hạng,
xếp sau 5 quốc gia là Lào (hạng 9), Singapore (hạng 10), Indonesia (hạng
12), Malaysia (hạng 13), Thailand (hạng 15) và xếp trên 3 quốc gia là
Philippines (hạng 18), Myanmar (hạng 22), Cambodia (hạng 24) trong khu
vực Asean.
Các tiêu chí đánh giá để xếp hạng bao gồm khả năng tiếp thu công nghệ
mới, tính sáng tạo, môi trường khuyến khích sáng chế (input) và số bằng
sáng chế (output).
Bảng xếp hạng Chỉ số năng suất sáng tạo của ADB;
Xanh lá cây đậm: Rất cao; Xanh lá cây nhạt: Cao; Vàng: Trung Bình, Đỏ: Thấp
ADB còn đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ở mức nghèo nàn,
chỉ đạt 27.2/100 điểm. Dù cho hơn 90% dân Việt Nam biết chữ nhưng hệ
thống trường học và giáo trình của Việt Nam bị lỗi thời.Việt Nam đang
thiếu hụt nhân lực có kỹ năng trong các ngành dịch vụ, công nghệ thông
tin, tài chính và ngân hàng.
Điều này cho thấy, Việt Nam bị đánh giá thấp về số lượng người tham gia
học các ngành thiên về kỹ thuật và đào tào nghề. Số lượng các sáng chế
được bảo hộ và các bài báo khoa học của Việt Nam đang ở mức thấp.
Giáo dục đại học bị đánh giá thấp
Báo cáo của ADB nhận xét Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và
nên có nhiều sinh viên theo học các chương trình thiên về khoa học. Nhìn
chung số đơn đăng kí bằng sáng chế từ Việt Nam không ổn định và ở mức
thấp trong thập niên qua, xuống rất thấp vào năm 2006.
Số đơn xin cấp bằng sáng chế từ tăng từ 322 trong năm 2011 lên 424 trong
năm 2012. Tuy nhiên con số này là muốn bỏ biển nếu so với hai nước Nhật
Bản và Hàn Quốc. Chỉ riêng năm 2012, số hồ sơ xin cấp bằng sáng chế của
Nhật là 486.070 và của Hàn Quốc là 203.410.
Theo cách nhìn nhận từ báo cáo của ADB, yếu tố sáng tạo của nền kinh tế
cần một đòn bẫy mạnh dựa vào năng lực cơ sở hạ tầng như hệ thống giao
thông, thông tin liên lạc, khả năng đáp ứng về năng lượng cho sản
xuất...
Cách đánh giá của ADB cho thấy Việt Nam phải còn đối mặt với nhiều thách
thức trên con đường hội nhập vào sân chơi toàn cầu. Những vấn đề về cơ
sở hạ tầng của Việt Nam cũng đang là sự trở ngại đối với những mục tiêu
phát triển kinh tế.
Việt Nam thua cả Campuchia
Theo dự báo của World Bank, Campuchia dẫn đầu về GDP trong cả năm 2014
(các chuyên gia kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng thực sự của
Campuchia trong năm 2014 sẽ đạt mức 7.2%) trong khi Việt Nam chỉ ở mức
5.5%.
Trong giới chuyên gia phân tích kinh tế nảy sinh lo ngại các nhà đầu tư
nước ngoài sẽ rời việt nam để sang đầu tư tại lào và campuchia.
Theo Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 54% doanh nghiệp được
khảo sát có vốn đầu tư tại Việt Nam cho rằng họ sẽ bỏ vốn vào thị
trường Lào và Campuchia.
Theo World Bank, thu nhập đầu người bình quân tại Việt Nam ở mức 1.910
USD trong năm 2013. Con số này ở Lào là 1.645, ở Campuchia là 1.007 và
Myamar là 900 USD.
Theo báo cáo của Bloomberg, vào cuối quý 2 của năm 2014, đồng tiền Việt
Nam bị giảm giá do nguy cơ khủng hoảng địa chính trị giữa bối cảnh giàn
khoan 981 của Trung Quốc tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam.
Không chỉ riêng Việt Nam, mà các đồng tiền khác trong khu vực cũng bị đi giảm giá ví dụ như đồng rupiah của Indonesia.
Bối cảnh đi xuống của nền kinh tế Việt Nam cũng cần có cái nhìn khách
quan trong bối cảnh đi xuống của các nền kinh tế khác trong khu vực.
Chẳng hạn như nền kinh tế Philipinnes ở quý 3 cũng đang ở giai đoạn tăng
trưởng chậm nhất trong vòng hơn 5 năm qua, theo tin từ Reuters.
Theo Báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới (WB) mới đây về tình hình phát triển
của Việt Nam. Việt Nam chỉ có thể khắc phục những nhược điểm về năng
suất và khả năng sáng tạo của nền kinh tế bằng cách tập trung vào việc
phát triển một nguồn nhân lực có khả năng chuyên môn cao.
Nguồn nhân lực ưu tú sẽ là nòng cốt cho quá trình hiện đại hóa nền kinh tế của Việt Nam.
Nguyễn Thị Quỳnh Như tổng hợp
No comments:
Post a Comment