Kỳ họp quốc hội thứ 8, khóa 13 vẫn tiếp tục thu hút sự chú ý của dư
luận và báo chí, trở thành một chủ đề cho người dân thỏa sức đàm tiếu
xung quanh tư cách và trình độ của các ông nghị.
Hầu như không ai thèm quan tâm đến những bản báo cáo dài lê thê hay
những phát biểu soạn sẵn đọc giữa nghị trường. Trên các trang báo và
mạng xã hội tràn ngập những phát ngôn ngớ ngẩn của các ông nghị, nhất là
vụ lùm xùm gần đây giữa hai đại biểu quốc hội thuộc đoàn TP.HCM là ông
Hoàng Hữu Phước và ông Trương Trọng Nghĩa.
ĐBQH Hoàng Hữu Phước sử dụng blog cá nhân để công kích, chửi bới ĐBQH
Trương Trọng Nghĩa là ‘ngu muội’, bất chấp việc ông Nghĩa từng là thầy
dạy học của ông Phước trước đây.
Một nhân vật lùm xùm không kém cũng thuộc đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM,
ông Đỗ Văn Đương với những phát ngôn ngớ ngẩn đến mức bất bình thường.
Nghị trường quốc hội CSVN có lúc cũng bị biến thành một sân khấu hài
kịch rẻ tiền khi ‘thượng tọa’ Thích Thanh Quyết nêu kiến nghị phải xây
dựng quân đội Việt Nam mạnh như Bắc Triều Tiên.
Ứng viên đại biểu quốc hội phải khám bệnh tâm thần
Có lẽ do quá sốt ruột trước tình trạng quốc hội ngày càng nhiều ông nghị
có dấu hiệu thần kinh không bình thường, đại biểu quốc hội Trần Du Lịch
cảnh báo đến một người từ bệnh viện tâm thần cũng có thể lọt vào quốc
hội.
“Tôi thấy tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội đơn giản quá, nếu cứ
chung chung thế này thì một người mới từ bệnh viện tâm thần cũng ứng cử
được”, báo Tuổi Trẻ trích lời ông Trần Du Lịch phát biểu tại buổi thảo luận dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội chiều 5-11.
Bà Phạm Khánh Phong Lan lập tức nêu kiến nghị bắt buộc ứng cử viên ĐBQH
phải khám sức khỏe tâm thần trước khi ra ứng cử. Dường như phát biểu này
nhằm ám chỉ hai ông nghị có dấu hiệu tâm thần thuộc đoàn TP.HCM là
Hoàng Hữu Phước và Đỗ Văn Đương.
Đồng tình với kiến nghị này, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa nói: “Tôi đề nghị phải trắc nghiệm về trình độ, thần kinh, tâm lý. Sau đó đạt chuẩn mới cho ứng cử”.
Quả là những chuyện khôi hài khó ai nghĩ ra được. Không đâu như ở Việt
Nam, các ông nghị dành cả buổi thảo luận ở quốc hội để kiến nghị kiểm
tra tâm thần cho ứng cử viên đại biểu quốc hội.
Ở các quốc gia mà quyền tự do bầu cử được tôn trọng, một ứng cử viên
chưa cần biết có tâm thần hay không, nếu khi tranh cử mà có những phát
ngôn như nghị Đương, nghị Phước, nghị Thích Hành Quyết… thì chắc chắn bị
loại ngay từ vòng gửi xe.
Cử tri chính là những người kiểm tra và đánh giá tốt nhất cho khả năng và trình độ của những vị dân cử.
Trong khi đó tại Việt Nam, chế độ đảng cử dân bầu đã triệt tiêu mọi sự
kiểm tra, giám sát của người dân. Trong số 500 vị đại biểu quốc hội hiện
nay, có đến 458 người là đảng viên đảng cộng sản, 42 người còn lại đều
là những cảm tình viên do đảng cộng sản cài vào cho có tính ‘độc lập’.
Thời đại này mà vẫn còn mù quáng tin và theo cộng sản thì chỉ có 3 thành
phần: tham lam, dốt nát và tâm thần. Thế cho nên, quốc hội CSVN lắm kẻ
dốt nát và tâm thần là vậy.
Xây tòa nhà quốc hội trị giá hơn 7 ngàn tỷ đồng cho những ông nghị tâm thần này quả là cực kỳ lãng phí, bởi chỉ có những kẻ dốt nát và tham lam mới nghĩ ra được trò này.
Xây tòa nhà quốc hội trị giá hơn 7 ngàn tỷ đồng cho những ông nghị tâm thần này quả là cực kỳ lãng phí, bởi chỉ có những kẻ dốt nát và tham lam mới nghĩ ra được trò này.
No comments:
Post a Comment