Một
sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng rất thú vị không riêng với tôi mà có lẽ
rất nhiều theo dõi tin tức hằng ngày trên mạng sáng ngày 14 tháng 9 năm
2014 về sự xuất hiện của hai cuốn phim: “Sống với lịch sử” và “The Last Days in Vietnam.”
BBC đưa tin "Phim ca ngợi Tướng Giáp hủy chiếu 'vì ế': Một bộ phim ca
ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhà
nước Việt Nam đầu tư 21 tỷ đồng đã phải ngưng chiếu vì không bán được vé."
Trang Ba cây Trúc: Xem Phin 'Last Days in Vietnam': Những ngày cuối
cùng tại Việt Nam sau 40 năm hay 400 vẫn mãi... nhớ đời. Phim tài liệu
của Rory Kennedy. Phim nói về những cảnh khốn cùng, người dân Miền Nam
đang trốn chạy cs; những chiếc trực thăng đáp xuống bất cứ cao ốc nào có
thể của Sàigòn để đưa người ta đang hốt hoảng khi cộng quân trên đường
tiến về Sàigòn ra ngoài Hạm đội đang đậu ngoài khơi biển Việt Nam.
Người trốn chạy thì đông, trực thăng chỉ có hạn, nên đã có rất nhiều
người không thể trốn được, đã hoàn toàn thất vọng, sợ hãi, uể oải lê
bước về nhà mặc cho số phận.
Rory Kennedy, con của Cố Bộ trưởng Tư Pháp Robert Kennedy và cháu của
Tổng thống Kennedy, đồng thời cũng là cháu của Thượng Nghị sĩ Ted
Kennedy, người đã cạn tầu ráo máng cắt viện trợ cho VNCH trong những
ngày cuối cùng.
Nay chị sưu tầm và nói lại cho không những dân chúng Hoa Kỳ và cả thế
giới biết rõ được sự hy sinh chiến đấu cao cả của quân nhân Hoa Kỳ, VNCH
để bảo vệ tự do và những hành động thể hiện tình cảm con người cứu vớt
lẫn nhau trong giây phút tuyệt vọng nhất.
Giờ đây sau 40 năm, mỗi người cả bên thắng cuộc lẫn bên thua cuộc, xin
hãy bình tâm và chỉ tưởng tượng lại một phút thôi, khi chiếc máy bay vận
tải C41, hoàn toàn chỉ chở những em cô nhi sơ sinh, bị bên thắng cuộc
bắn hạ khi vừa cất khỏi đường băng sân bay Tân Sân Nhất.
Phim “The Last Days in Vietnam” được hai đài truyền hình và một số báo ca ngợi và đánh giá xứng đáng được trao giải thưởng Oscar.
Phim này được chiếu thử tại Rainier Center, Seattle và sẽ lần lượt ra
mắt tại New York, Whasington DC, Boston, LA, Philadelphia, San
Francisco, Berkerly, SN Rafael, San Jose, San Diego, Irvine (CA),
Chicago, Denver, Minneapolis, Phoenix, Atlanta, Seattle. Rất nhiều người
đang háo hức mong được coi cuốn phim này.
Còn Phim “Sống cùng Lịch sử” riêng phần tôi, có lẽ sẵn thành
kiến. Phải thú thực mỗi khi nhìn thấy nón cối, dép râu với AK, tự nhiên
tôi thấy nó có vẻ man rợ. Nó thể hiện tư tưởng cỏ dại của Đức Đạt Lai
Lạt Ma. Đoàn quân này theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp lấy thịt sống chèn
pháo để tấn công Điện Biên Phủ làm tôi kinh tởm. Cho nên bây giờ giá có
ai mua vé cho tôi đi coi những hình ảnh này, tôi cũng không thấy hứng
thú gì. Nó không nói lên được vẻ hào hùng của người trai đất Việt, nhưng
chỉ cho thấy mạng người quá rẻ, chỉ để cho người ta sử dụng.
Sau này đọc thêm tài liệu cho thấy những kế hoạch đánh chiếm Điện Biên
Phủ là do tướng Lã Qúy Ba của Trung cộng, và những hoạt động, thái độ
của tướng Giáp lúc cuối đời cho thấy người ta nghi ngờ về những tài
năng, thành tích và khí phách của ông.
Sau mỗi chiến thắng lớn của CSVN, có nhiều người cảm thấy vô cùng sung
sướng, nhưng không thiếu những người đau khổ. Họ đau khổ vì sau mỗi lần
chiến thắng như thế cũng cùng lúc báo hiệu tai họa sắp giáng xuống đầu
họ. Nên họ đã tìm cách trốn chạy.
Hai thái cực này đã thể hiện rõ nhất trong hai cuốn phim nêu trên. Khi
chiến thắng Điện Biên Phủ vang lên, thì làng tôi tìm cách trốn chạy. Và
cũng may mắn đã thoát được vào Miền Nam. Một gia đình tiếc những thửa
ruộng ở lại; sau đó đã bị mang ra giữa làng bắn. Một người trong làng
tôi cho biết nếu không thoát kịp chắc chắn sẽ có một cuộc tắm máu.
Sau Điện Biên Phủ là Cải Cách Ruộng Đất, đã được nhiều người nói đến khi nhà nước Việt Nam cho triển lãm “Cải Cách Ruộng Đất”
trong suốt tuần qua. Rồi biến cố 75, khi quân CSVN tiến vào Sàigòn,
ngoài cs nòi ra, còn có rất nhiều người giả vờ vui mừng nữa ăn theo.
Nhưng rồi cuốn Phim The Last Days in Vietnam đã cho thấy những cảnh hốt
hoảng, sợ hãi người ta tìm mọi cách trốn chạy đoàn quân cỏ dại này.
Nhiều gương mặt ủ dũ, tuyệt vọng khi nhìn những chiếc trực thăng sau
cùng khuất dạng khỏi bầu trời Sài Gòn.
Xe hơi, xe hai bánh chen chúc nhau chạy trốn hết ra bến cảng; cũng có
nhiều người lao thẳng ra Vũng Tàu, xuống Lục Tỉnh, Cà Mau tìm đường ra
biển. Những hình ảnh người ta hốt hoảng, sợ sệt, tuyệt vọng trốn chạy
này đã thức tỉnh biết bao nhiêu nhà báo, nhiếp ảnh gia, sinh viên học
sinh và nhiều người khắp năm châu chỉ vì chán ghét chiến tranh, yêu
chuộng hòa bình đã mù quáng trước những lời tuyên truyền bịp bợm của
cs.
Hôm nay họ đã biết rõ được mặt trái của cuộc chiến, cuốn phim The Last Days in Vietnam
là một trong những tài liệu này. Chắc chắn nó sẽ được nồng nhiệt đón
chào khắp năm châu, mà còn cả ngay những người Việt Nam đang sống trong
nước. Ngược lại với cuốn Phim ‘Sống cùng Lịch sử’ được nhà nước đầu tư
21 tỷ mà cho vé người ta cũng không muốn coi.
Hai cuốn phim, hai thái độ nói lên cảnh chợ chiều của cộng sản Việt Nam.
Triển lãm “Cải Cách Ruộng Đất” theo cs nói là để cho thấy đảng muốn
mang lại công bằng xã hội, để người cày có ruộng. Cái tàn nhẫn trong
chính sách này đã được nhiều người nhắc đến là “đôn địa chủ” cho đủ chỉ
số 5% mỗi xã. Có nhiều người ăn độn suốt đời cũng vẫn bị kết là địa chủ
và mang ra đấu. Giá ngày hôm nay đảng quy định mỗi đơn vị hành chánh,
công an, quân đội hay xã ấp là 5% tham nhũng có phải dân được nhờ không.
Cái tàn nhẫn sâu xa nhất theo tôi là khủng bố để gieo rắc sợ hãi hòng
nắm linh hồn dân quê Việt Nam. Người ta giờ đây tố cáo lẫn nhau chỉ vì
sự an toàn và sống còn của bản thân mà thôi. Người cày có ruộng, nhưng
chỉ thời gian rất ngắn sau khi chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất hoàn tất,
lại phải tập trung ruộng vừa được chia vào Hợp tác xã. Nó cho thấy đảng
chỉ lợi dụng lòng tham của bần cố để dùng họ trong việc tiêu diệt kẻ thù
của đảng mà thôi. Cuộc triển lãm này hoàn toàn bị phản ứng ngược (side
effect), phải đóng cửa sớm.
Phim “Sống với Lịch sử” đã quăng xuống biển 21 tỷ đồng và chiếu
không cũng không kiếm được người đi coi. Không biết đảng dùng những
chiêu gì nữa trong thời gian tới. Cảnh chợ chiều, hàng hóa ế ẩm quá. Rõ
chán quá đảng ơi.
No comments:
Post a Comment