Kính gửi ông/bà:
Trong số báo này, chúng tôi tiếp tục thảo luận về chủ đề lao động nô lệ tại Trung Quốc.
Chế độ cộng sản tại Trung Quốc hiện nay tồn tại với một mục tiêu chính yếu độc nhất: duy trì quyền lực bằng mọi giá.
Những
người dân nào đặt đức tin và lương tri của mình cao hơn quyền lợi của
Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đều phải đối mặt với sức ép của chế độ
cộng sản này. Sự dũng cảm tin vào sự thật của họ, thường bị gán nhãn với
tội danh “phản quốc”, “tiết lộ bí mật quốc gia”. Họ bị mất danh dự, bị
giam cầm, bị tra tấn và thậm chí bị giết.
Một
phương pháp đàn áp chủ yếu là trừng phạt bằng cách “cải tạo lao động”.
Khôn khéo tuyên truyền bóp méo logic và tri thức thông thường, ĐCSTQ
tuyên bố rằng trừng phạt như vậy là tạo cho người ta cơ hội để “chuyển
hoá” bản thân họ. Bị ép buộc bằng thủ đoạn đã được hoàn thiện qua nhiều
năm này, nạn nhân dần dần đánh mất lương tri và “chuyển hoá” thành “ái
quốc” theo nghĩa là không bao giờ nghi ngờ ĐCSTQ.
Chi
phí sản xuất thấp của sản phẩm do nô lệ lao động làm ra đã thu hút một
nhu cầu lớn trên toàn thế giới. Còn đối với những quan chức bại hoại,
thì trại “cải tạo lao động” đã trở thành nguồn kinh doanh sinh lời, vậy
nên họ hầu như lờ đi một sự thật rằng hàng triệu tù nhân trong khoảng
1200 trại cải tạo lao động trên toàn Trung Quốc không bao giờ được xét
xử công minh theo đúng luật toà án hay có cơ hội thanh minh cho sự vô
tội của mình.
Tại
đây, chúng tôi mang đến cho quý vị ba câu chuyện như vậy: các học viên
Pháp Luân Công những người đã bị giam cầm chỉ vì đức tin của họ và bị ép
phải “cải tạo” qua những trại cải tạo lao động vì từ chối không phản
bội lương tâm của mình, đã làm hàng xuất khẩu cho các nước phương tây.
*********
Chuyện về hàng hóa mang nhãn hiệu “made in China”
Câu chuyện thứ nhất:
Tôi hy vọng trẻ em sẽ không đút chúng vào miệng
Phó tiến sĩ Wang Bin.
Trong
những năm 2000 và 2001, Phòng cảnh sát Bắc Kinh thuộc Phân cục bảo an
quốc gia Trung Quốc đã bắt một lượng lớn người trí thức tu tập Pháp Luân
Công, bao gồm các giáo sư của các trường đại học. Họ bị tra tấn cho đến
khi họ chấp nhận “cải tạo”. Điều này đã được ĐCSTQ công bố trên toàn
thế giới rằng đó chỉ là một biện pháp nhẹ nhàng như “làn gió và mưa phùn
ngày xuân”. Tôi là một trong số đó.
Sau khi ông được thả, Ông Wang Bin đã phát biểu tại một sự kiện về nhân quyền được tổ chức tại Chicago, Mỹ quốc.
Tôi
đã bị nhốt trong một phòng giam mờ tối dành cho tù nhân bị kết án tử
hình với khoảng 30 tù nhân khác đang chờ hành quyết. Căn phòng chỉ
khoảng 30m vuông. Lần đầu tiên khi tôi bị đưa vào căn phòng này, tôi có
thể ngửi thấy mùi của đủ loại phân, nước tiểu, thịt thối, mốc và các thứ
khác. Sau một vài tháng, tôi không thể ngửi được mùi gì nữa. Tôi đã
quen với cái mùi vốn ngập tràn nơi ấy.
Ở
đó yên tĩnh đến mức người ta có thể nghe được tiếng lá rơi. Mọi người
tận dụng sự yên tĩnh để ngẫm nghĩ về quá khứ của mình. Ngày qua ngày,
với nhiều người, là sống trong chờ đợi thời khắc hành quyết cận kề.
Những cái cửa
Phòng
giam có hai cửa, một trước một sau. Cánh cửa trước là cánh cửa bằng sắt
rất dày và một hàng rào sắt. Cửa sau cũng là cửa sắt dày và to như cửa
trước. Cửa trước là nơi các tù nhân bị hộ tống vào và cũng là nơi bị kéo
đi hành quyết.
Mười
cảnh sát có vũ trang đứng gác ngoài cửa ngăn không cho tù nhân chạy
chốn. Mỗi khi cửa mở cũng đồng nghĩa sẽ có một ai đó sắp chết.
Không khí và mặt trời
“Mở
nhà lao!” một tiếng hét lớn của cảnh sát đứng trên đầu. Nó phá vỡ dòng
suy nghĩ của tôi và sự yên tĩnh của căn phòng. Những tù nhân lôi thôi,
xám xịt bắt đầu hiện lên tia hy vọng trên khuôn mặt họ. Từng người một,
các tù nhân bước ra theo cửa sau. Họ cúi đầu lễ phép tỏ thái độ hàm ơn
với cảnh sát. Rồi họ nhanh chóng bận rộn kiếm một nơi có nhiều ánh nắng.
Tôi
đã bị sốc trước những gì nhìn thấy vào lần đầu tiên được ra khỏi phòng
giam. Điều đầu tiên các tù nhân làm là trút bỏ quần áo. Những vảy nến,
ghẻ lở và các vết lở loét trên cơ thể họ bị phơi bày đầy đủ. Thực ra,
điều ấy cũng không đáng ngạc nhiên lắm.
Sống sót và Lao động
Nếu
không bị kết án tử hình, tù nhân sống sót trong trại tạm giam sẽ bị gửi
đến các nhà tù để thi hành bản án và làm nô lệ lao động. Họ mang theo
các căn bệnh truyền nhiễm và bệnh tình dục đến các nhà tù, trong khi họ
làm ra các sản phẩm giá rẻ với một số lượng lớn. Một số lượng sản phẩm
lớn đến kinh ngạc được làm ở Trung Quốc là được sản xuất trong những nhà
tù và trại cải tạo lao động
Vào
tháng 5 năm 2002, tôi bị đẩy đến Phòng Hồi hương tội phạm Bắc Kinh với
nhiều học viên Pháp Luân Công khác. Chúng tôi được chuyển sang nhà tù
địa phương để chịu nốt bản án. Qua nếm trải này, tôi đã thực sự kinh
nghiệm được thế nào là lao động cưỡng bức trong tù.
Một trong những “dụng cụ” được dùng để tra tấn tại các trại cưỡng bức lao động.
Chúng
tôi đã phải lao động không ngừng nghỉ. Công việc hàng ngày kéo dài từ
15 đến 16 tiếng. Nếu ai đó không hoàn tất công việc được giao, anh ta sẽ
bị trừng phạt bằng cách phải “hát cho đến sáng”, tức là anh ta phải
tiếp tục làm việc và không được ngủ. Căn phòng chật ních người, và tù
nhân không có thời gian để vệ sinh cá nhân. Họ đếm từng ngày với những
bệnh tật trở nên tồi tệ ngày này qua ngày khác.
Tôi
bị bắt chỉ vì tập Pháp Luân Công. Tôi không hề phạm tội. Do vậy, tôi tự
coi bản thân mình như một “phóng viên” được gửi tới đây để nghiêm túc
quan sát những gì diễn ra quanh tôi. Tôi nuôi nấng hy vọng rằng một ngày
nào đó những chứng kiến của bản thân mình sẽ được đưa ra công chúng để
mọi người có thể hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra trong trại cải tạo và
nhà tù Trung Quốc hôm nay.
Từ đồ giáng sinh cho đến đồ lót
Chúng
tôi được giao đủ việc: đóng gói đồ lót phụ nữ, sao chép băng đĩa nhạc
và hình, dán nhãn bao bì sản phẩm các loại, gấp sách, đóng sách, làm
thuyền đồ chơi, làm các đồ chơi giáng sinh và nhiều thứ để xuất khẩu
khác nữa. Tôi đã tham gia tất cả các lao động chân tay ấy và hiểu rõ
từng công đoạn cũng như quy trình tại đó.
Vào
một mùa hè nóng bức, quản lý nhà tù bắt chúng tôi đóng gói đồ lót cho
hãng Gracewell. Trời rất nóng nhưng các tù nhân đã lâu không được tắm
rửa. Họ gãi khắp người trong khi phải lao động chân tay. Một số tù nhân
luôn tay gãi chỗ kín. Và khi họ lôi tay ra, tôi thấy có cả vết máu trên
móng tay của họ. Tôi không rõ rằng các quý bà có thật sự xinh đẹp
(gracefull) khi mặc đồ lót này hay không.
Một
dịp khác, tù nhân phải đóng gói món đồ ăn mang tên “Orchid Beans” cho
một hãng tư nhân nhỏ nào đó. Món snack này làm từ đậu tằm. Họ chở hàng
xe tải đậu tằm tới nhà tù. Tại đây đậu tằm được ngâm trong các thùng
nước lớn cho đến khi nó nở ra. Nhiều lúc tù nhân đổ cả nước lẫn nước
tiểu vào thùng ngâm đậu. Sau khi đậu đã nở, tù nhân sẽ bóc đậu bằng một
bộ dao chuyên dụng, sao cho cho hạt đậu được bóc vỏ theo cách để lại một
“vòng vàng” quanh hạt đậu trông thật ngon mắt. Nhưng thực ra nó rất
bẩn. Công đoạn cuối cùng là bỏ đậu tằm vào rổ.
Mỗi
tù nhân được giao tối thiểu 10000 hạt đậu tằm trong một ngày. Khi hối
hả làm cho xong, thì những thứ như rỉ mũi, nước dãi của tù nhân cũng lẫn
cả vào đậu. Các hạt đậu đã qua xử lý ấy được cho vào túi, chuyển tới
kho chứa, rồi được rang lên. Sau khi rang, đậu tằm trông vàng ươm, được
đóng vào bao bì đẹp mắt và bán cho khách hàng.
Đậu
tằm là một món hàng bán chạy và đem lại lợi nhuận lớn cho hãng kinh
doanh. Tôi thấy ở Mỹ quốc này, nhiều người xài món đậu tằm nhập khẩu từ
Trung Quốc, và tôi tự hỏi không biết họ có đang ăn món đậu tằm xuất
xưởng từ nhà tù nơi mình từng ở hay không.
Năm
nào cũng vậy, rất nhiều đồ giáng sinh được xuất khẩu từ Trung Quốc sang
các nước tây phương. Có lần chúng tôi phải làm bóng đèn. Hàng ngày tù
nhân phải nối dây đồng và quấn chặt ở xe tăng đồ chơi theo một mẫu hình
cố định và nối bóng đèn vào đó. Tay của họ thường là rớm máu. Cũng không
cần phải nói, có nhiều bệnh truyền nhiễm tình dục mà tù nhân mang theo
cũng đã dính lên bóng đèn và đồ chơi.
Một
lần khác chúng tôi phải xâu các hạt cườm thành chuỗi để làm đồ nữ
trang. Các tù nhân dùng kim và dây để luồn qua các hạt cườm đủ loại màu
sắc, rồi sau đó kết nút dây lại. Các chuỗi hạt trông thật sặc sỡ đẹp
mắt. Nhưng tôi mong rằng các quý bà không đeo chúng trên cổ và các cháu
bé không đút chúng vào miệng.
Câu chuyện thứ hai
Trải nghiệm của tôi tại trại lao động ở Trung Quốc
|
Cô Chen Ying làm nhân chứng trước
Hội nghị Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thuỵ Sỹ. |
Cô
Chen Ying đã bị giam cầm ba lần chỉ vì tập Pháp Luân Công. Cô đã bị
nhốt trong trại lao động cưỡng bức khoảng một năm khi mà cô thăm gia
đình tại Trung Quốc. Cai tù cưỡng bức tiêm những thứ thuốc độc hại vào
thân thể, tác hại lên phần thần kinh nửa bên trái thân thể của cô, gây
chứng co giật. Hiện nay cô Chen sống tại Pháp.
Tôi
bị cầm tù từ tháng 11-2000 đến tháng 11-2001 vì không chịu từ bỏ tập
Pháp Luân Công. Trong thời gian đó, tôi bị cưỡng bức lao động khổ sai
tại Nhà tù Tuanhe và trại lao động cưỡng bức Xin'an tại Bắc Kinh.
Những sản phẩm
1. Tại Nhà tù Tuanhe ở Bắc Kinh
o Đóng
gói một số lượng rất lớn đũa (loại dùng một lần rồi bỏ). Hầu hết là để
xuất khẩu, rồi được dùng trong các nhà hàng, khách sạn.
o Làm gói quà tặng “Florence Gift Packages”
2. Tại trại lao động Xin'an ở Bắc Kinh
o Đóng
gói một số lượng rất lớn đũa (loại dùng một lần rồi bỏ). Hầu hết là để
xuất khẩu, rồi được dùng trong các nhà hàng, khách sạn.
o Đan áo len.
o Đan khăn len (xuất khẩu sang Châu Âu).
o Bộ đồ nệm thêu móc để kê tách trà.
o Thêu mũ cho một hãng tại Qinghe, Bắc Kinh.
o Thêu đệm ngồi.
o Nhặt sạch các thứ vương trên áo len trước khi xuất xưởng.
o Làm
rất nhiều dép lót đi trong nhà. Công việc chủ yếu là dán đế dép. Giới
chức coi tù đòi hỏi chất lượng cao. Lúc đó là lúc nóng nhất vào mùa hè.
Nhiều học viên Pháp Luân Công và tôi ở trong các phòng giam nhỏ bé chật
chội sặc mùi keo dán đến ngạt thở. Mỗi bận phải sản xuất là chúng tôi bị
bắt làm đến nửa đêm hoặc 1 giờ sáng.
o Làm
thú nhồi bông: thỏ, gấu, cá heo, chim cánh cụt... Công đoạn chủ yếu là
nhồi các thứ vào trong, khâu kín lại, dán mắt dán miệng cho con thú
nhồi...
Điều kiện vệ sinh tại trại lao động
(1) Nhà tù Tuanhe, Bắc Kinh
|
Cô Chen Ying trình diễn lại thủ đoạn
cưỡng bức tiêm thuốc tại trại cưỡng bức lao động |
Tôi
bị nhốt cùng với hơn mười học viên Pháp Luân Công khác trong một phòng
giam khoảng hơn 10 mét vuông. Chỉ có tám chiếc giường nhỏ trong phòng,
vì vậy một số phải ngủ dưới sàn. Chúng tôi làm tất cả mọi việc trong một
gian phòng ấy: lao động, ăn, uống và đi vệ sinh. Do vậy có rất nhiều
ruồi muỗi. Chúng tôi chỉ được phép ăn vào một số thời gian đã định. Phải
tiết kiệm nước từng chút một vì rất thiếu nước. Cai tù không bao giờ
cho phép chúng tôi rửa tay trước khi ăn. Sau khi ăn, chúng tôi phải quay
lại lao động ngay. Hai ngày một lần, chúng tôi được dành ra 5 phút để
làm vệ sinh cá nhân. Hết 5 phút, cai tù bắt chúng tôi phải dừng ngay để
quay về phòng giam, và không được mang theo nước. Ai không hoàn tất công
việc được giao sẽ bị cấm vệ sinh cá nhân. Do vậy, mọi người phải làm
cho xong. Chúng tôi phải dậy từ sớm và làm đến khuya, không còn thời
gian rửa ráy. Có định ra một số thời điểm cố định để dùng toa-lét, nhưng
ngay cả như vậy, cũng phải xin phép cai tù rồi mới được đi. Mỗi lần như
vậy được phép trong 2 phút. Vì thế, nhiều người không kịp đi nặng xong
đã hết giờ. Chúng tôi chỉ được phép ngủ vào một thời gian nhất định. Nếu
chưa đến giờ thì không được ngủ, chỉ có thể co ro lại nghỉ. Ban đêm,
lính gác vẫn luôn canh chừng, và chúng tôi được cấp một cái bô để dùng
vào đêm. Lính gác luôn coi xét cả khi chúng tôi ngủ.
Chúng
tôi chỉ được phép ngủ rất ít, và bắt buộc lao động ngay từ khi mới mở
mắt tỉnh dậy. Tay của tôi bị nửt nẻ, rớm máu và rộp nhiều chỗ vì phải
lao động cực nhọc nhiều giờ mỗi ngày làm đũa. Tôi thường phải làm tới
nửa đêm. Chúng tôi không được ngủ khi chưa làm xong việc. Chúng tôi bị
bắt ép làm 16 giờ đồng hồ mỗi ngày. Điều kiện vệ sinh cực kỳ thấp kém.
Mặc dù trên bao bì của đũa ghi rằng sản phẩm đã được tẩy trùng, có thể
dùng ngay xong rồi bỏ, nhưng thực ra toàn bộ quá trình sản xuất cực kỳ
dơ dáy. Chúng tôi không hề được rửa tay và những chiếc đũa được đóng gói
ngay trên sàn. Nhà tù Tuanhe chỉ biết có tiền lời mà không xét gì tới
yêu cầu vệ sinh của người tiêu dùng, và họ đã làm điều xấu này một cách
ngang nhiên. Rất nhiều nhà hàng, khách sạn tại Bắc Kinh vẫn đang sử dụng
loại đũa này. Thậm chí đũa của Trung Quốc còn được xuất khẩu.
Nữ
học viên Pháp Luân Công bị bắt làm các việc nặng nhọc. Chúng tôi bị bắt
phải mang vác những thùng và bao hàng nặng cỡ 50 kg. Phải khuân vác
chúng lên xe và xuống xe. Chúng tôi bị bắt phải đào lỗ, trồng cây và
chuyên chở phân bón. Cảnh sát cai ngục tuỳ tiện sử dụng nhân công tù
nhân phục vụ để kiếm tiền bất chính. Chúng tôi bị bắt buộc lao động
nhiều giờ mỗi ngày, nhưng không bao giờ nhận được một xu tiền công.
(2) Trại cải tạo Xin'an ở Bắc Kinh
Lao
động khổ sai thực chất đã khiến cả thể xác và tinh thần chúng tôi bị
giam cầm. Cảnh sát ngăn cản không cho chúng tôi ngủ ngoài giờ được phép.
Còn khi có việc thì chúng tôi phải làm ngày làm đêm để thoả mãn số
lượng, chất lượng sản phẩm trong thời gian ngắn nhất.
Tất
cả công việc trong trại cải tạo đều là lao động căng thẳng. Các học
viên Pháp Luân Công phải làm việc đến nửa đêm trong ánh sáng mờ tối. Ai
cũng phải hoàn thành công việc của mình. Nếu không xong phần việc được
giao, thì không được ngủ, mà phải thức để làm cho xong. Một lần chúng
tôi phải làm đồ khuyến mại cho hãng Netslé, đó là những tấm thêu và đan.
Để thoả mãn thời hạn giao hàng, chúng tôi bị bắt phải làm ngay cả khi
đi vệ sinh cho tới hai giờ sáng. Đôi lúc phải làm thâu đêm cho tới sáng.
Họ không cho chúng tôi thời gian dù chỉ để suy nghĩ một cách cẩn thận
mọi việc. Họ dùng lao động liên miên làm một phương pháp kiềm chế tư
tưởng của tù nhân. Không còn thời gian suy xét, không còn thời gian để
trao đổi với nhau. Cảnh sát dùng những tội phạm nghiện hút để “chuyển
hoá” và theo dõi các học viên Pháp Luân Công. Họ muốn chúng tôi biến
thành những cỗ máy chỉ biết làm việc.
Mùa
hè khi tới những hôm trời nóng, có một số tù nhân không chịu nổi nên đã
ngất đi. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã phát bệnh như bệnh tim do làm
việc quá sức. Thân thể bị biến dạng.
Tại sao chúng tôi gửi bài báo này?
Cuộc
sống lành mạnh của chúng ta đòi hỏi không khí và nước trong lành để
sống; và hiểu biết về sự thật cũng là điều không thể thiếu.
Mùa
xuân năm 2003, khi toàn thế giới bị chấn động trước virus bí hiểm SARS,
thì bác sỹ giải phẫu Jiang Yanyong tại Bắc Kinh, nghe theo lương tri
của mình, đã tìm cách thông báo cho toàn thế giới về nguy cơ lây nhiễm
trên diện rộng của căn bệnh chết người ấy. Kết quả ông đã bị giam lỏng
tại nhà. Cộng đồng quốc tế trao cho ông nhiều giải thưởng, nhưng rất ít
người biết rằng ông không có mặt để nhận những giải thưởng đó.
Liệu chúng ta còn cơ hội có được một bác sỹ Jiang thứ hai nếu dịch cúm gia cầm lại nổ ra?
Tháng
Chín năm 2005, Yahoo đã cung cấp cho chính quyền cộng sản tại Trung
Quốc những thông tin cá nhân để qua đó ĐCSTQ kết tội nhà báo Shi Tao vào
tội danh “tiết lộ bí mật quốc gia”. Giờ đây, ông đang ngồi trong trại
giam với bản án 10 năm tù.
Liệu
chúng ta còn cơ hội để biết những “bí mật quốc gia” ấy không? Như sự
thật về bệnh AIDS ở Trung Quốc? Liệu có còn bác sỹ Jiang thứ hai hay
không?
Dù
là đang sống trong chế độ độc tài cộng sản, hay là đang sống tại một
quốc gia tự do ngôn luận, thì nhu cầu được nói lên và được biết về sự
thật đều như nhau. Nếu con người chúng ta làm ngơ trước tội ác để mặc
cho kẻ ác bỏ tù, tra tấn, thậm chí giết hại những người bất đồng quan
điểm một cách bừa bãi, thì phải chăng chính là chúng ta đang tự làm bế
tắc tương lai chính mình.
Tại
bài báo nài, chúng tôi, một nhóm hoạt động về nhân quyền, xin phép
trình bày trước toàn thể thế giới về sự thật vi phạm nhân quyền tại
Trung Quốc. Chung tôi kêu gọi những trái tim của người dân mọi miền thế
giới, hãy giúp đỡ và ủng hộ chúng tôi; vì chúng ta đều là những con
người và chúng ta đều muốn sống một cuộc sống lành mạnh trên trái đất
này.
|
No comments:
Post a Comment