Ông
Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng cũng như những người lãnh đạo của đảng CSVN
và Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai thường xuyên gặp nhau. Họ nói với nhau, ký
kết hứa hẹn với nhau những gì trên số phận của Việt Nam, cho tới giờ ai
biết? Ngay Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng người ta cũng chỉ biết sau
khi Trung cộng cho phổ biến. Vậy nếu bây giờ theo lời ông Nguyễn Tấn
Dũng đưa kiện Trung cộng về Giàn khoan HD-981 đặt trong lãnh hải Việt
Nam thì liệu họ sẽ công bố thêm những văn kiện nào nữa mà CSVN đã ký với
họ và như thế đảng CSVN sẽ xoay xở ra sao?...
*
Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: “Việt Nam đã chuẩn bị bằng chứng cho
một hành động pháp lý thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung quốc ở
vùng biển ngoài khơi của Việt nam và đang cân nhắc thời điểm tốt nhất để
trình vụ kiện.”
Đã có nhiều ý kiến cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ nói cho sướng miệng
chứ chưa bao giờ làm được một việc cho ra hồn và họ đưa ra bằng chứng
khi ông đến Nhà thờ Chánh tòa Hà Nội và hứa giải quyết khi chính quyền
Hà Nội cưỡng chiếm đất Tòa Khâm sứ cũ vào năm 2008.
Sau đó đến vụ chính quyền Tiên lãng cướp đất của gia đình anh em Đoàn
Văn Vươn vào năm 2012, ông cũng đến tận nơi và tuyên bố chính quyền địa
phương sai. Nhưng rồi sự việc cũng chẳng đi tới đâu và Nguyễn Hữu Ca thủ
phạm chính trong vụ này không những không bị kỷ luật lại còn được thăng
cấp. Mãi mới đây, ông ta lại bị dính chấu vụ Vinalines.
Nhiều người tỏ ra “phấn khởi” khi nghe ông Dũng tuyên bố nêu cao ngọn cờ
dân chủ và pháp quyền trong bài diễn văn đầu năm nay, nhưng rồi cũng
chẳng thấy mảy may điều gì xảy ra.
Không thấy người bị tù vì tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ nào được
phóng thích, và những người biểu tỉnh phản đối Trung cộng xâm lược vẫn
bị công an đàn áp thô bạo.
Và lần này liệu có gì hy vọng không khi ông đứng trên diễn đàn tại
Manila tuyên bố sẽ chuẩn bị vấn đề pháp lý đối với Trung cộng khi mang
dựng giàn khoan HD-981 khổng lồ ngay trên lãnh hải đặc quyền của Việt
Nam.
Ông vừa tuyên bố xong là Trung cộng lại nêu lên Công hàm 1958 Phạm Văn
Đồng. Thực chất công hàm này nhằm đổi lấy vũ khí và lương thực để xâm
chiếm Miền Nam. Là một công dân Việt Nam, tôi thật sự cảm thấy chua xót,
cay đắng khi đất nước bị xâm chiếm và rất căm giận Trung cộng, nhưng
càng cảm thấy căm giận những người CS Hà Nội hơn khi đưa đất nước vào
trong một tình thế lệ thuộc vô cùng khó khăn hôm nay.
Hà Nội nói họ đã chuẩn bị xong tài liệu và thủ tục chỉ còn chờ thời gian
thuận tiện là trình Liên Hiệp Quốc. Theo tôi thì Tết Congo họ mới đưa
vấn đề này ra pháp lý quốc tế được vì Trung cộng nắm trong tay không
những một mà rất nhiều con bài tẩy khác nữa của CSVN từ khi ông Hồ Chí
Minh mang ngọn cờ đỏ sao vàng của Hồng quân Trung cộng xuất hiện lần đầu
tiên tại tỉnh Phúc kiến vào năm 1942 về làm quốc kỳ cho chính thể CS
của ông. Suốt chiều dài thời gian kể từ năm đó đến hôm nay, trước đây là
ông Hồ chí Mình và bây giờ là đồng đảng của ông lúc nào cũng sát cánh
với các lãnh đạo Trung cộng. Họ trao đổi bàn bạc, hứa hẹn và ký kết với
nhau những gì sau lưng toàn dân Việt Nam, ai biết!?
Ngay bức công hàm Phạm Văn Đồng này cũng bị họ giấu biệt. Người ta chỉ
biết được sau khi Trung cộng cho phổ biến. Còn Hội nghị Thành Đô 1990 và
Hiệp định Biên giới và Biển đảo vào năm 1999 đã có ai biết rõ các điều
khoản và chi tiết như thế chưa hay cũng chỉ đoán mò.
Thực chất Hội nghị Thành đô là để cứu vãn sự sống còn của đảng CSVN.
Nhờ vào số lượng vũ khí dồi dào của Trung cộng và Liên sô, CSVN đã có
thể kết thúc xâm chiếm Miền Nam vào ngày 30 tháng Tư năm 1975. Nhưng sau
đó, Lê Duẫn muốn thoát khỏi vòng tay Trung cộng và tự đặt mình dưới ảnh
hưởng của chỉ một mình Liên sô và họ nuôi mộng xâm chiếm luôn Lào và
Cambodia, có thể cả những nước Đông Nam Á Châu khác nữa như Thái Lan, Mã
lai và Singapore, mở rộng biên giới cộng sản dưới ảnh hưởng của Liên
sô.
Trung cộng không thể đứng nhìn CSVN ngăn cản thế lực bành trướng của
mình nên đã viện trợ và thúc đẩy Khmer Rouge của Pol Pot tấn công biên
giới Tây nam, còn Trung cộng mở cuộc tấn công những tỉnh biên giới phía
Bắc của Việt Nam. Liên sô cũng chỉ yểm trợ không vận và quân viện hạn
chế.
Khmer Rouge không những thất bại tấn công Việt Nam dọc biên giới Tây nam
lại còn bị CSVN đem quân sang đánh thẳng vào sào huyệt để tiêu diệt và
lập nên chính phủ bù nhìn Hun Sen. Mặt trận những tỉnh biên giới phía
Bắc, tuy Trung cộng thua, nhưng Việt Nam cũng vẫn phải ký hiệp ước biên
giới bất lợi sau đó nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ cho sự sống còn của đảng,
đưa đến mất nửa Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan và nhiều mất mát khác nữa mà
người dân chưa được rõ.
Do tình hình thế giới biến động, ông Gorbachev lên nắm quyền Tổng bí Thư
đảng CS Liên sô vào ngày 11 tháng Ba năm 1985. Ông thấy nếu cứ tiếp tục
chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ thì kinh tế Liên sô sớm muộn cũng bị phá
sản nên đã đưa ra chính sách Cởi trói (Gasnost) và Đổi mới
(Perestroika). Song song với những chính sách này, ông cũng chủ trương
không can thiệp vào nội bộ những nước CS khác đưa đến cả khối cộng sản
Đông Âu sụp đổ và những nước trong khối Liên sô tách ra và giành lại
được độc lập.
Vào thời điểm này, Trung cộng được coi như người anh cả trong thế giới
cộng sản còn lại, nên CSVN phải muối mặt khom lưng nối lại bang giao
nhằm cứu vãn sự sống còn của mình qua Hội nghị Thành đô năm 1990. Trong
hội nghị này CSVN hoàn toàn trong tình trạng thụ động vì vừa mới bị đàn
anh còn đang cay cú qua hai trận đánh biên giới Tây nam và phía Bắc.
Trước khi khai mạc hội nghị, Trung cộng đòi loại bỏ Ngoại trưởng Nguyễn
Cơ Thạch; còn lại Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh và Lê Khả Phiêu với Lý
Bằng và và Giang Trạch Dân phía Trung cộng.
Cho tới ngày hôm nay, những văn kiện ký kết này cũng vẫn chưa được công
bố. Người ta cho biết Nguyễn Cơ Thạch bị Trung cộng yêu cầu loại bỏ
trước khi hội nghị được khai mạc vì ông đã cảnh giác và nói lên cho biết “Một thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu”. Cũng có người nói Hội nghị này nhằm sát nhập Việt Nam thành một tỉnh của Trung cộng.
Ông Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng cũng như những người lãnh đạo của đảng
CSVN và Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai thường xuyên gặp nhau. Họ nói với
nhau, ký kết hứa hẹn với nhau những gì trên số phận của Việt Nam, cho
tới giờ ai biết. Ngay Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng người ta cũng chỉ
biết sau khi Trung cộng cho phổ biến.
Vậy nếu bây giờ theo lời ông Nguyễn Tấn Dũng đưa kiện Trung cộng về Giàn
khoan HD-981 đặt trong lãnh hải Việt Nam thì liệu họ sẽ công bố thêm
những văn kiện nào nữa mà CSVN đã ký với họ và như thế đảng CSVN sẽ xoay
xở ra sao. Ai sẽ là người đứng ra ngăn cản hành động này nếu không phải
là Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh và những người có liên quan đến Hội
nghị Thành đô và cũng có thể Việt Nam sẽ bị mất hết trắng tay.
Nhiều bài viết trong thời gian qua đưa ra ý kiến làm cho tất cả các văn
kiện CSVN đã ký kết với Trung cộng trở thành vô dụng nếu CSVN tự giải
thể và lập lại Chính thể VNCH. Khi đó Trung cộng không thể dùng những
văn kiện mà CSVN đã ký kết với họ vì bị dụ dỗ hay lừa gạt (thế giới đại
đồng) hay vì ép buộc (để xin quân viện và thực phẩm) tự nó sẽ không còn
giá trị ràng buộc Việt Nam nữa.
Nhưng CSVN có dám hy sinh quyền lợi của đảng để bảo vệ tổ quốc và sự
toàn vẹn của lãnh thổ không. Những hành động và tuyên bố của những nhà
lãnh đạo CSVN trong mấy tuần qua không cho chúng ta thấy một hy vọng
nào:
Ông Nguyễn Phú Trọng xin sang gặp giới chức Trung cộng và đã bị từ chối.
Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyến bố được mấy lời gây tiếng vang. Nhưng có lẽ
cũng lại giống như những lần tuyên bố trước đây chẳng đi tới đâu và
người ta cho rằng nó chỉ có tính cách câu giờ để chờ cho sự tức giận của
người dân nguội dần.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đem chuyện đại sự tổ quốc ví với
chuyện trong gia đình vừa khôi hài vừa lố bịch và làm cho không những
quân nhân dưới quyền ông mà bất cứ người Việt Nam bình thường nào cũng
cảm thấy vô cùng thất vọng và xấu hổ.
Nhưng trận chiến biên giới 1979 đã xảy ra. Hội nghị Thành Đô 1990 mà dư
luận nói kết quả của hội nghị này nhằm sát nhập Việt Nam thành một tỉnh
của Trung cộng đã xảy ra. Hội nghị biên giới và biển đưa đến Việt Nam
mất nửa Thác Bản Giốc và Ải Nam Quan và hàng chục ngàn km2 mặt biển Vịnh
Bắc bộ cũng đã xảy ra. Khi vừa nghe những sự kiện trên, mọi người đều
bất mãn và căm thù Trung cộng, nhưng với chính sách câu giờ, tuyên
truyền huynh đệ hữu hảo, láng giềng gần với 16 chữ vàng rồi mọi thứ cũng
trôi qua theo thời gian.
Nhưng lần này với cái giàn khoan HD 981 khổng lồ đặt ngay trong lãnh hải
của Việt Nam trước mắt không những mọi người Việt Nam mà còn cả thế
giới nữa. Là công dân Việt Nam, chắc ai cũng cảm thấy không những lãnh
hải bị xâm chiếm, mà còn bị chà đạp nữa. Liệu đảng CSVN xoay xở sao với
tình huống này.
Cả thế giới văn minh đang giang tay ra để hỗ trợ Việt Nam trước một
Trung cộng bá đạo. Thủ tướng Nhật bản đã thẳng thắn tuyên bố: “Hỗ trợ tối đa cho các quốc gia khu vực để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của mình trước sự xâm lăng của Trung cộng.”
Những câu tuyên bố: “Việt Nam không liên kết với bất cứ ai để chống lại nước thứ ba”
hoàn toàn vô nghĩa trong thế giới lưỡng cực hôm nay; giữa độc tại và tự
do dân chủ, giữa cộng tác cùng phát triển trong hài hòa và xâm lăng,
giữa thiện và ác. Một quốc gia nhỏ bé không thể tồn tại được nếu đứng lẻ
loi một mình.
Hay can đảm theo gương Nhật bản sau Thế chiến II. Lẽ ra họ phải căm thù
Hoa Kỳ đến xương tủy vì họ là quốc gia đầu tiên chịu sự tàn phá khủng
khiếp của hai trái bom nguyên tử mà Hoa Kỳ đã thả xuống đất nước họ và
chắc hẳn cũng không còn quốc gia thứ hai khác nữa. Nhưng họ đã biết phân
biệt được thù và địch theo từng giai đoạn để phát triển và bảo vệ tổ
quốc. Trong chính trị không có bạn cũng như kẻ thù vĩnh viễn, nhưng tùy
thuộc thời cơ.
Trong hoàn cảnh này, nếu Việt Nam hay Phi Luật Tân đứng riêng rẽ lẻ loi
sẽ bị Trung cộng nuốt chửng ngay. Nhưng Trung cộng phải chùn bước không
thể tấn công cả thế giới.
Đây là cơ hội ngàn năm mà Việt Nam không nắm bắt thì người ta phải hiểu
Trung cộng đang nắm con bài tẩy liên quan tới sự sống còn của đảng CSVN
và như vậy cũng nói lên cho mọi người thấy là CS thà để Việt nam trở
thành thuộc quốc của Trung cộng để duy trì được đảng của họ hơn là bảo
vệ độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của tổ quốc.
No comments:
Post a Comment