Dư luận rùng mình vì dịch sởi gây tử vong cao ở Hà Nội
Câu chuyện cả trăm trẻ em chết vì
dịch sởi ở Việt Nam cho thấy một xu hướng rất đáng ngại tại
quốc gia đông dân đang trên đà phát triển này: tính chịu trách
nhiệm của giới chức rất yếu, gần như không có.
Bộ trưởng Y tế của Ả Rập Saudi b
ị cách chức vì dịch virus làm chết
hơn 80 người dân
|
So với một nước như Ả Rập Saudi thì làm
quan ở Việt Nam là nghề dễ hơn nhiều: quyền chức lớn, lợi ích
cao nhưng tính giải trình thật thấp. Vì cùng thời gian, Bộ
trưởng Y tế của Ả Rập Saudi, nước vẫn còn theo chế độ phong
kiến, đã bị cách chức chỉ vì virus Mers làm 81 người dân nước
này tử vong.
Theo tin tức từ Trung Đông hôm nay 22/4/2014,
chỉ vài ngày sau khi thăm các bệnh viện ở Jeddah để “trấn an dư
luận” về vụ virus đường hô hấp gây chết người, Bộ trưởng
Abdullah al-Rabiah đã bị nhà vua cách chức.
Cho đến nay, có 261 vụ nhiễm virus này được ghi nhận ở Vương quốc Hồi giáo gần 30 triệu dân.
Đổ tại thời tiết
Còn tại Việt Nam, báo chí đưa tin hôm 21/4
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng “đi thị sát một số bệnh
viện điều trị bệnh nhân mắc sởi tại Hà Nội”.
Bà chẩn thật đúng bệnh:
"Bệnh nhi dồn vào một chỗ, thời tiết miền
Bắc ẩm ướt thuận lợi cho virus phát triển là hai trong số nguyên nhân
khiến dịch sởi bùng phát mạnh."
Nhưng sự chẩn bệnh quá đúng này nghe lại
cứ như từ miệng một người ngoài cuộc, không hề liên quan gì
tới nạn quá tải ở các bệnh viện vốn không phải là chuyện
mới và những gì Bộ Y tế đã có thể làm những tuần qua.
Bà Tiến còn nói: "Giá mà truyền thông từ mấy tháng trước thì tốt," theo trang VnExpress tường thuật lại câu chuyện.
Như thế, lỗi hóa ra là ở chỗ báo chí
chưa đưa tin nhanh kịp để Bộ Y tế có hướng giải quyết, giãn
các ca nhập viện ồ ạt vào vài bệnh viện chính ở Hà Nội.
Bộ Y tế hóa ra vô can và lỗi chính nay chỉ còn thuộc về thời tiết.
Quan chức né trách nhiệm trong ngành của
mình không phải là chuyện gì mới nhưng điều đọng lại là vị
đắng của câu chuyện hơn 100 trẻ em chết vì dịch sởi ở Hà Nội.
Đắng vì cả sự bất lực của nhiều người
không làm gì để thay đổi cơ chế và thái độ coi mạng người
không ra gì kiểu như vậy.
Thông thường, ngoài lỗi chuyên môn, quan
chức ở đâu cũng còn phải chịu trách nhiệm để uy tín của
ngành mình, của chính quyền bị tổn hại. Và ở cả hai điểm
này, không chỉ so với Ả Rập Saudi mà so với Trung Quốc, tính
chịu trách nhiệm của quan chức Việt Nam cũng quá thấp.
Chẳng hạn Bộ trưởng Y tế Trương Văn Khang
và Thị trưởng Bắc Kinh, Mạnh Học Nông đều bị cách chức hồi
tháng 4/2003 vì "xử lý kém" các diễn biến của dịch SARS, gây
ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền.
Còn so với các nước như Anh thì ngành y
tế ở Việt Nam ngay từ nền tảng đã thiếu một số tiêu chuẩn cơ
bản để tăng tính chịu trách nhiệm của cả hệ thống.
Chuyện bệnh nhân chết ở đâu cũng xảy ra.
Nhưng theo những gì tôi biết ở Anh thì các
vụ chết trong bệnh viện và chết sau khi xuất viện 30 ngày đều
được thống kê đầy đủ, công khai. Các ngành khác cũng có quyền
giám sát ngành y tế. Chẳng hạn như ở Anh, sau vụ bệnh nhân
chết tại bệnh viện Stafford, giới chức tư pháp đã mở cuộc
điều tra mang tên Stafford Hospital Inquiry vì lợi ích công chúng.
Họ đã ra một loạt khuyến nghị bắt buộc
hệ thống bệnh viện phải thống kê đầy đủ những vụ chết tương
tự để ngăn ngừa chúng xảy ra nữa.
Các bệnh viện cũng được xếp hạng ‘rủi ro’ theo bảng mà trang BBC News đăng tải dưới ở đây:
Anh Quốc có bảng thống kê các vụ tử vong ở tất cả các bệnh viện
Việt Nam rất cần những số liệu như thế
và trách nhiệm của quan chức y tế, giới bác sỹ cần được ràng
buộc vào những con số cụ thể như vậy.
Ngoài ra, thân nhân người bệnh cũng cần
được nói rõ rằng họ hoàn toàn có quyền kiện dân sự đòi bồi
thường trong trường hợp có người nhà tử vong.
Ở Anh cũng mới trong tháng này có thêm một vụ như vậy.
Gia đình bà Sheila Acott , 67 tuổi vừa kiện
ngành y tế sau vụ bà chết vì bị ngã mà không được trợ giúp
kịp thời khi đang ở trong bệnh viện Maidstone, quận Kent hồi
tháng 2/2013.
Bò cừu và báo chí
Cũng tại Anh, không chỉ chuyện con người
mà dịch bệnh xảy ra với bò và cừu cũng tạo trách nhiệm cho
chính quyền.
Hồi năm 2001, bệnh lở mồm long móng (foot and mouth disease – FMD) đã khiến chính phủ Tony Blair gặp khủng hoảng.
Về mặt chính trị, đảng Lao Động cầm
quyền khi đó phải cho hoãn bầu cử toàn quốc vì nhiều vùng
nông thôn Anh bị phong tỏa, và nền kinh tế bị thiệt hại hàng
tỷ bảng vì 3,5 triệu đầu cừu, bò và lợn bị chết.
Nhưng về cơ chế, tổ chức, Anh Quốc cũng đã có những quyết định cụ thể, dứt khoát.
Bộ Nông nghiệp – Ngư nghiệp và Thực phẩm
(Ministry of Agriculture, Fisheries and Food - MAFF) bị giải thể và
chính phủ lập ra Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn (Defra)
để thay thế.
Nhiều nhân vật cao cấp trong ngành thú y
bị cách chức và một hệ thống giám sát hoàn toàn mới được
đưa vào áp dụng.
Giới y tế và đại học cho đến nay vẫn có các nghiêm cứu về chuyện chỉ liên quan đến gia súc này.
"Vụ Hoài Đức làm mất mặt ngành y tế n
hưng các quan chức cao cấp của
ngành này vẫn không sao"
|
Dù ở Việt Nam, bà Bộ trưởng Y tế có vẻ
trách cứ báo chí, tôi nghĩ truyền thông đã đóng vai trò tốt
trong việc báo động về dịch sởi ở Hà Nội.
Thực ra chính phủ nào cũng khó chấp nhận
‘tin dữ’ nhưng nghề báo ở đâu cũng thế, người đưa tin cần nhìn
nhận lợi ích của công chúng cao hơn của quan chức.
Chẳng hạn như BBC hồi 2001 đã có vai trò
lớn trong việc buộc chính phủ Anh vào cuộc ngăn khủng hoảng
bệnh dịch lở mồm long móng.
Vào lúc nhà chức trách vẫn nghĩ số bò
và cừu ‘chết chính thức’ mới chỉ có 773 ca nên chuyện chưa
nghiêm trọng, phóng viên BBC Robert Hall đã bay trực thăng qua vùng
nông thôn ‘tan hoang vì dịch’ và phóng sự truyền hình của anh
hôm 29/3/2001 đã làm thay đổi toàn bộ cách nhìn của dân Anh và
chính phủ về chuyện này.
Không có báo chí Việt Nam, người dân cũng
không thể biết được vụ nhân bản kết quả xét nghiệm máu tại Bệnh
viện Đa khoa Hoài Đức.
Cũng chính báo chí trong nước viết rằng
vụ Hoài Đức làm 'mất mặt ngành y tế' thế nhưng các quan chức cao
cấp của ngành này vẫn không sao và các bị cáo cấp thấp chỉ
bị án treo hoặc cảnh cáo.
Như thế ở Việt Nam không phải là báo chí
không nói đủ, mà vì có một hệ giá trị coi nhẹ các chuyện gây
tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng con người.
Nhưng để xã hội tiến lên, ta không thể để
các chuyện 'nhân tai' được coi như thiên tai, rơi vào ai thì ráng
chịu. Nếu như quan chức y tế vẫn tiếp tục bình chân như vại,
giới chức các ngành khác ở Việt Nam vẫn có thể vào cuộc như
tại Anh Quốc vì sự an toàn chung của cộng đồng.
No comments:
Post a Comment