Hôm nay mùa Quốc Hận tháng tư đen lại về. Những
người Việt lưu vong lại ngậm ngùi trên nỗi đìu hiu của người tỵ nạn CS,
mất quê hương.
Cho
dù đã 39 năm trôi qua nhưng những cảm nhận xót xa vẫn đeo đẳng trong
lòng ngừơi Việt như những tiếng kèn đồng chùng xuống sau những cổ quan
tài.
Như chúng tôi đã có lần trình bày với quí vị
trong những bài trước về chiếc Tiềm Thủy Đỉnh mang đầu đạn nguyên tử của
Nga Sô có tên K129 tiến vào mục tiêu Thái Bình Dương để hy vọng thắng
Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh .
Nhưng Nga sô đã thất bại khi chiếc tiềm thủy đỉnh K129 ra đi mà chẳng trở về.
(Nhân cơ hội này chúng tôi xin chân thành cảm ơn hai diễn đàn Ba Cây
Trúc và Hồn Việt UK đã bổ khuyết thêm chi tiết về chiếc tiềm thủy đỉnh
K129 thêm vào đó đã cho đăng những hình ảnh về K129 đã làm cho bài viết
sáng sủa hơn. Xin cảm ơn quí vị chủ diễn đàn)
Sau khi thâu tóm những kỹ thuật về tàu ngầm và
đầu đạn nguyên tử của Nga thì Mỹ vội vã rút khỏi chiến trường Nam Việt
Nam để đồng minh VNCH và những đồng đội quân nhân VNCH trở thành nạn
nhân lẻ loi trên chiến trường lợi nhuận của các đại cường quốc.
"Khi đồng minh tháo chạy" (xin mượn chữ của ông
Nguyễn Tiến Hưng) thì dân chúng Nam VN chạy theo đồng minh. Chạy theo Mỹ
ra khỏi VN tránh hiểm họa cộng sản và số tử vong lên đến 1 triệu người.
Nỗi đau đoạn, lìa, chia cắt của con dân nhược tiểu VN đến nay vẫn chưa
lành . Thời gian vẫn lạnh lùng đi qua và như thế tháng tư đen và niềm
đau quốc hận lại lần lượt đi về .
Trở lại chuyện chiếc tiềm thủy đỉnh ra đi không
trở về và cũng chả có tăm hơi. Nga sô vẫn ngày đêm truy lùng nhưng nàng
K129 vẫn biệt vô âm tín .
Tháng 2 năm 1990 khi cuốn phim The Hunt For The Red October trình
chiếu, Nga sô phản đối vì cho rằng Đảng Cộng Sản Nga sô đã sụp đổ thì
những chi tiết trong cuốn phim sẽ không làm cho Nga sô chịu trách nhiệm
trên ảnh hưởng của cuộn phim.
Diễn
viên Sam Neill cho biết The Hunt For The Red October là một chuyện phim
có nhiều hư cấu lấy từ cuốn truyện cùng tên của tác giả Tom Clancy.
Những hư cấu của truyện phim được trình bày trên
năm tháng của thời gian chiến tranh lạnh nói về một thuyền trưởng Marko
Raminus do Sean Connery thủ diễn của chiến tàu ngầm của Nga có tên Red
October và một nhà phân tích tình báo Mỹ Jack Ryan do Alec Balwin thủ
diễn.
Câu chuyện The Hunt For The Red October ở thời
điễm 1984 nói về một thuyền trưởng của Nga Raminus có nhiệm vụ lái chiếc
tiềm thủy đỉnh có tên Red October, có mang đầu đạn nguyên tử tiến vào
Thái Bình Dương để bắn nguyên tử vào lục địa Mỹ hầu chiến thắng cuộc
chiến tranh lạnh. Nhưng vị thuyền trưởng của tiềm thủy đỉnh Red October
đã không thi hành mệnh lệnh và đã giết sĩ quan chính trị Nga sô Ivan
Putin người độc nhất ra lệnh cho Raminus phải thi hành. Sau đó Raminus
đốt hết mật lệnh của Nga sô thay thế vào đó những người giả mạo rồi ra
lệnh cho thủy thủ đoàn đi về New York hướng bờ biển phía đông của Mỹ để
tiến hành cuộc thử nghiệm vũ khí mới của Nga.
Trong khi đó người Mỹ cho rằng Ramius đang có kế
hoạch tấn công. Nhưng Jack Ryan một phân tích gia của ngừơi Mỹ lại có ý
nghĩ khác và tin rằng Ramius đang có kế hoạch riêng của ông ta. Bởi vì
cả không quân và Hải quân Nga đang truy lùng chiếc Red October sau khi
Red October hoàn toàn mất liên lạc và cuộc Săn Lùng chiếc tiềm thủy đỉnh
Red October bắt đầu.
Câu chuyện của nhà văn Tom Clancy có nhiều gay
cấn khi những sĩ quan bộ chính trị của Đảng CS Nga sô nhất quyết thi
hành lệnh tấn công Hoa Kỳ. Trong khi đó thuyền trưởng Red Octorber lại
không chấp nhận mệnh lệnh trên và đã hiểu ra rằng mọi hành động trên tàu
tiềm thủy đỉnh Red Octorber đều bị theo dõi của Mỹ. Điều đó đã chứng tỏ
Mỹ đã rành rọt về kỹ thuật tàu ngầm của Nga Sô sau khi vớt chiếc tiềm
thủy đỉnh K129 về. Cuối cùng thuyền trưởng Red October thỏa thuận với
Tình Báo CIA Jack Ryan của MỸ để di chuyển thủy thủ lên một tàu buôn
trước khi cho chiếc Red Octorber chìm nhanh xuống biển sâu tránh tai họa
nguyên tử nổ tung vào đất Mỹ.
Trở lại chuyện tại sao Nga phản đối việc trình
chiếu The Hunt For The Red October vào năm 1990 vì chính trên thực tế
sau khi Nga mất chiếc tiềm thủy đỉnh K129 , lòng vẫn nghi ngờ Mỹ đã bắt
được kỹ thuật chế tàu ngầm và kỹ thuật của đầu đạn nguyên tử.
Trong khi đó Mỹ dưới thời Tổng Thống Nixon cho
dù đã vớt được chiếc tiềm thủy đỉnh K129 về qua ngụy trang tàu buôn
Hughes Tool Company vào năm 1974 nhưng vẫn giữ hoàn toàn im lặng. Chính
vì thắng lợi về kỹ thuật mà Mỹ đã thắng Nga trong cuộc chiến tranh lạnh
và bỏ rơi VNCH.
Sau khi mất K129 vào năm 1968 thì 18 năm sau vào
năm 1986 một chiếc tàu ngầm khác của Nga có tên K219 với một tiểu hạm
đội tàu ngầm nguyên tử đã phát xuất từ Gadzhievo ở miền Bắc Nga sô tiến
đến bao vây bờ biển phía Đông Hoa kỳ.
Chiếc K219 là một loại tầu ngầm để tấn công hạng
nặng có 16 hỏa tiễn nguyên tử và 18 ngư lôi chứa 119 ngừơi thủy thủ
cùng với chỉ huy trưởng của chiếc K219 là ông Igor Britanov.
|
USSR K-219 submarine |
Khi chiếc tiềm thủy đỉnh K219 nương theo giòng
nước đến bờ biển Hoa Kỳ chỉ còn khoảng 300 hải lý thì chiếc tiềm thủy
đỉnh bị tai nạn. Không một ai biết lý do của tai nạn chiếc tàu ngầm K219
nhưng khi nước biển thấm vào buồng máy chứa hỏa tiển thì thiếu tá chỉ
huy trưởng Britanov bất chấp mệnh lệnh từ bộ tư lệnh hải quân Nga sô đã
cho 114 thủy thủ trong thủy thủ đoàn lên tàu buôn Nga sô. Còn ông thì ở
lại với chiếc tàu ngầm cho đến khi tàu sắp chìm mới nhảy lên xuồng cấp
cứu. Tàu K219 chìm rất nhanh người ta nghĩ ông Britanov đã tháo nắp cho
nước tràn vào rồi nhảy ra khỏi tàu. Ông Britanov đã không xác nhận
chuyện này.
Phía Hoa Kỳ đề nghị giúp đở nhưng Nga sô từ chối và ra lệnh cho một chiếc tàu buôn của Nga đưa cả Thủy Thủ đoàn vào Cuba.
Cũng cần nhắc lại là năm 1986 tình hình bang
giao giữa Hoa Kỳ và Nga sô rất hòa hoãn. Chính Hoa Kỳ đã giúp ông
Gobachev rút quân ra khỏi Afghanistan cũng như đã viện trợ lương thực
cho dân chúng Nga sô khỏi bị đói.
Chính vì tai nạn của chiếc tiềm thủy đỉnh K219
đã làm cho bọn cộng sản Nga sô thấm thía sự thất bại của mình trên cuộc
chạy đua vũ khí với Hoa Kỳ và chủ tâm đưa nhân loại vào cuộc chiến diệt
vong.
Đến năm 1987 ông Gobachev đã ra lịnh ngưng mọi
cuộc trinh thám và tấn công Hoa Kỳ bằng tàu ngầm nguyên tử và đến năm
1989 thì CS Quốc tế hoàn toàn sụp đổ.
Trên 18 năm Hoa Kỳ vẫn giữ im lặng như không bao
giờ biết về vụ mất tích chiếc tiềm thủy đỉnh K129 cho đến khi chiếc tàu
ngầm K219 bị tai nạn tại vùng hải phận của Hoa Kỳ.
Mới đây nhất chuyến bay từ Mã Lai Á bay đến Bắc
Kinh mang số MH370 cũng đã mất tích một cách bí mất. Cho đến nay đã trên
50 ngày mà chiếc máy bay số 370 vẫn mịt mù tăm tích.
Trong một bài viết có nhan đề "Is Obama covering Up The Truth About Flight 370"
của Floyd Brown đăng trên web site : www. westernjournalism.com đã có
nói đến phóng viên Aaron Klein cùng những quan tâm của ông ta trên những
hỏa tiển bắn hạ các tàu bay dân sự. Phóng viên Klein đã nhắc đến câu
chuyện giữa ông ta và cựu giám đốc CIA David Petraeus về những hỏa tiển
dự trử của Gadhafi sau khi Mỹ và Nato đã giúp Libya chấm dứt chế độ độc
tài của Gadhafi. Theo ông Brown thì những hỏa tiển dự trử của Gadhafi có
thể có khả năng bán lại cho quân khủng bố để chúng xử dụng bắn hạ máy
bay dân sự.
Theo ông Floyd Brown thì chính quyền Hoa Kỳ đã
thất bại trong việc thâu hồi vũ khí dự trử của Gadhafi. Đồng thời ông
Brown còn cho rằng sự kiễm soát lơ là của nhân viên Cảnh sát tại phi
trường Mã Lai Á đã để cho 4 tên hành khách đang bị nghi ngờ ăn cắp tài
liệu mật tẩu thoát là một điều đáng trách .
Cuối cùng tác giả bày tỏ niềm cảm xúc đến 227
gia đình nạn nhân và một tá phi hành đoàn đã mất tích bí mật trên chuyến
bay mang số 370.
Cũng cùng chung nỗi niềm đó chúng tôi cũng xin
chia xẻ những nỗi đau buồn mất mát của các gia đình nạn nhân của chuyến
bay MH370.
Nhìn những khuôn mặt và dáng điệu bi thương của
những người thân đang tìm cha, tìm mẹ, tìm vợ, tìm con mà lòng tôi bỗng
cảm thấy một chút gì nặng nề chùng xuống từ những tiếng nức nở của các
gia đình nạn nhân đã đưa tôi về ký ức của ngày Quốc Hận 30/4/1975 cùng
với những đau thương uất hận của con dân VN đang lãng đãng trôi về trên
những mất mát thương đau của những chuyến tàu định mệnh.
Tôn Nữ Hoàng Hoa
Viết cho ngày Quốc Hận Tháng Tư 2014
|
No comments:
Post a Comment