Vì sao thương lái Tàu chỉ "lừa" tại Việt Nam?
Vì sao thương lái Tàu chỉ "lừa" tại Việt Nam?
Tôi đã nhiều lần đọc tin bọn thương lái Tàu lũng đoạn ngành nông nghiệp Việt Nam. Bài dưới đây đặt câu hỏi nhức nhối.
1) Dân Việt dễ bị bịp hơn dân Lào, Miên, Thái ? Ham lợi hơn dân khác?
2) Ở nước ta, bộ Công Thương quá vô dụng, chỉ lo toàn những chuyện gì gì ngoài điều hành ?
(Thị trường) - Tại Việt Nam, thương lái Trung Quốc thu mua hàng loạt nông sản giá cao với động cơ không rõ ràng sau đó "bỏ bom".
Trong khi đó, theo quan sát và nghiên cứu của TS Trương Duy Hòa, TS
Nguyễn Thành Văn, TS Nguyễn Hồng Quang (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đều khẳng định những tình huống này
không có ở các nước Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan.
"Tôi chưa nghe thấy trường hợp này ở Campuchia" - TS Nguyễn Thành Văn, trưởng phòng nghiên cứu Campuchia khẳng định.
Thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua lá khoai lang
Còn TS Trương Duy Hòa, trưởng phòng nghiên cứu Lào nói: "Ở Lào không
có tình trạng thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua các loại nông sản như ở
Việt Nam. Theo tôi, thương lái Trung Quốc sang đây mua nông sản của
Việt Nam đều mang động cơ tiêu cực, và chỉ hướng vào Việt Nam".
Theo TS Nguyễn Hồng Quang, trưởng phòng nghiên cứu Thái Lan - Myanmar,
tại Thái Lan cũng không diễn ra tình trạng như Việt Nam.
TS Nguyễn Hồng Quang lý giải, do Thái Lan có chính sách về nông nghiệp
rất rõ ràng, chặt chẽ, họ đến từng thôn, xã giao từng sản phẩm, định
hướng rõ từng sản phẩm, không có tình trạng sản xuất ồ ạt như ở Việt Nam
và cũng không có chuyện người nước ngoài vào kinh doanh một cách dễ
dàng như ở Việt Nam.
"Tôi không hiểu vì sao Việt Nam lại để thương lái vào và làm những
việc như vậy? Tại sao để họ vào tận khu vực thu mua, không có chính
ngạch, hay hợp đồng ký kết?", TS Nguyễn Hồng Quang đặt câu hỏi.
Trước thực trạng thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua nông sản Việt Nam
như cây khoai lang, cây culi và mầm thảo quả... với động cơ không rõ
ràng, Bộ Công thương đã liên hệ với các sở Công thương và các sở chức
năng tại các địa phương, chi cục Quản lý thị trường và cán bộ các Sở
công thương đã trao đổi trực tiếp với nông dân các vùng miền.
Theo đó, yêu cầu việc mua đi bán lại với các thương lái phải có địa chỉ
rõ ràng, có hợp đồng mua bán khi diễn ra việc mua nông sản, nhiều trường
hợp khi được yêu cầu có đủ các điều kiện này, đã "lặn mất tăm".
Còn nhớ, với cách thức thu mua ồ ạt, giá cao Trung Quốc đã mua các loại
lá sắn, đỉa, lá điều, ớt, thanh long, dưa hấu... khiến không ít người
hám lợi trước mắt đã tham gia vào chuỗi này rồi sau đó không ít tiểu
thương điêu đứng vì bị thương lái Trung Quốc "bỏ bom" vì nhập hàng nhiều
nhưng thương lái Trung Quốc không quay lại lấy.
Hậu quả là lá điều chất thành núi, đỉa nhiều nơi tiểu thương đã thả lại
đồng ruộng, lá khoai lang bị nông dân cắt bỏ sớm, trước khi thu hoạch
làm năng suất cây giảm 50%.
Thanh long từng được thu mua với giá cao sau đó ngừng thu mua khiến hàng
trăm xe thanh long xuất khẩu bị ứ lại tại cửa khẩu Tân Thanh không thể
tiêu thụ. Tại Ninh Thuận, Tiền Giang thương lái Trung Quốc thường xuyên
điện thoại đặt mua với giá cao nhưng khi giao hàng luôn chê bai, dìm
giá, ép giảm 30-40%.
Với dưa hấu, Trung Quốc cũng từng đột ngột ngừng thu mua khiến giá dưa
tại đồng bằng sông Cửu Long giảm mạnh từ 8.000 đồng xuống còn chỉ còn
1.300-2.000 đồng/kg nhưng cũng không ai mua.
http://www.baodatviet.vn/kinh-te/thi...t-nam-3003610/
No comments:
Post a Comment