Thanh trừng ở thượng tầng lãnh đạo Trung Quốc
Hàng trăm người có liên hệ ít nhiều với ông Chu Vĩnh Khang đều bị điều tra - REUTERS /Jason Lee Lê Vy
Thời
sự Ukraina vẫn chiếm nhiều trang nhất trên các nhật báo Pháp ra ngày
hôm nay và ngay cả hai tờ tạp chí L’Express và Le Nouvel Observateur
cũng dành đến 20 trang cho hồ sơ này. Tuy nhiên, thời sự tại Châu Á cũng
khá sôi nổi trên các mặt báo Pháp. Trước tiên, báo Libération có bài
viết : « Thanh trừng các quan chức cấp cao ở thượng tầng lãnh đạo Trung Quốc ».
Thông tín viên báo Libération tại Bắc Kinh cho biết, cựu lãnh đạo ngành an ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang cùng những tay chân thân cận cấp cao đều bị bắt theo lệnh của chủ tịch nước Tập Cận Bình. Ông Chu Vĩnh Khang là một trong 9 người có thế lực nhất tại Trung Quốc. Ông từng là lãnh đạo guồng máy an ninh quốc gia và đảm trách việc trấn áp ly khai.
Ông Chu Vĩnh Khang đã làm phật lòng Chủ tịch nước Tập Cận Bình do đã ủng hộ một quan chức cấp cao thất sủng khác là ông Bạc Hy Lai, người có tham vọng trở thành nhân vật số 1 của đất nước trước khi bị kết án chung thân. Ông hiện đang bị quản thúc tại gia. Theo báo Libération, những nạn nhân của vụ thanh lọc chính trị đều lãnh án với tội danh tham nhũng. Đây là lần đầu tiên từ 20 năm nay, một nhân vật có thế lực mạnh như vậy trở thành đối tượng của vụ thanh trừng.
Một nguồn tin khẳng định với báo Libération rằng, muốn loại bỏ ông Chu Vĩnh Khang không hề đơn giản, bởi ông Chu nắm trong tay hồ sơ nhiều gia đình các quan chức cao cấp và nếu một ngày nào đó ông công bố các hồ sơ trên thì sẽ gây ra hậu quả như một quả bom nguyên tử. Ông Chu cũng có thể tiết lộ thông tin về tài sản của các cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân … Dường như vì lý do này mà ban lãnh đạo Trung Quốc còn chần chừ chưa nã phát súng ân huệ vào ông Chu.
Một nhóm người mặc thường phục đã nhận lệnh của Bộ Chính trị Trung Quốc để bắt giữ những người bị rơi vào tầm ngắm cần phải thanh trừng. Họ có những nơi giam giữ bí mật mà đôi khi một số quan chức cấp cao cũng không biết. Những người bị xét hỏi không bị bắt một cách công khai mà thường là bị mất tích. Chỉ vài tháng sau, họ mới công bố việc bắt giữ hay xử lý những người này.
Bài báo đưa ra ví dụ của Giám đốc an ninh thành phố Bắc Kinh đã bị bắt giữ trong một bữa ăn tối với các quan chức khác. Theo một nguồn tin là do ông bị tình nghi đã gián tiếp cung cấp cho hãng tin tài chính Mỹ Bloomberg những tài liệu về gia tài che giấu của gia đình Chủ tịch Tập Cận Bình hồi đầu năm 2012.
Lưu Hán, nhà tài phiệt trong vòng xoáy Chu Vĩnh Khang
Hàng trăm người, có liên hệ gần hay xa với « con hổ » Chu Vĩnh Khang đều bị rơi vào vòng điều tra. Từ hơn một năm nay, những người này đã biến mất và đã bị thẩm vấn để lập một hồ sơ cáo buộc ông Chu. Ngoài các quan chức cấp cao trong êkíp này có có một gương mặt mafia khác cũng bị bắt giữ trong cuộc thanh trừng này. Đó là ông Lưu Hán, một tài phiệt ở tỉnh Tứ Xuyên, có quan hệ mật thiết với con trai ông Chu.
Bề ngoài ông Lưu Hán giống như một công dân gương mẫu, ông sắp mua lại công ty hầm mỏ của Úc, xây dựng hàng chục ngôi trường cho tỉnh Tứ Xuyên bị động đất tàn phá vào năm 2008. Ông còn được chọn làm một trong những người rước đuốc cho thế vận hội Olympic 2008. Nhưng theo kênh truyền hình CCTV, tất cả những hình ảnh ấy chỉ là vỏ bọc. Kênh CCTV cho biết, nhân vật này có một êkíp chuyên giết những kẻ gây cản trở công việc làm ăn của ông Lưu.
Hằng tuần, ông Lưu thường mời các quan chức cảnh sát và tư pháp địa phương đến câu lạc bộ riêng của mình, đồng thời để uống thuốc lắc và tham gia vào đường dây buôn lậu vũ khí. Tất cả các quan chức này đều bị mua chuộc, theo lời thú nhận của vợ ông Lưu trên kênh CCTV : « Chúng tôi mời họ ăn tối và sau đó đều đút lót tiền cho họ, dưới dạng thỏi vàng hay nữ trang. Đôi khi, chúng tôi tổ chức các trò chơi ăn tiền và cố ý để cho họ thắng để mua sự hợp tác và sự im lặng của họ » .
Theo kênh CCTV, công ty Hàn Long của ông Lưu là một nhóm mafia cớ tầm cỡ, chèn ép, cướp bóc nhiều công ty thuộc nhiều lĩnh vực và rửa tiền trong các casino tại Ma Cao. Ông Chu Vĩnh Khang đã từng lãnh đạo tỉnh Tứ Xuyên từ năm 1999-2002. Truyền thông Trung Quốc mới đặt câu hỏi với giọng điệu ngây ngô : « Làm sao mà nhóm mafia này lại làm ăn phát đạt trong gần 20 năm tại đất Tứ Xuyên » và phải chăng đây là nơi dung túng cho những hoạt động bất chính của nhóm này ?
Thông tín viên báo Libération tại Bắc Kinh cho biết, cựu lãnh đạo ngành an ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang cùng những tay chân thân cận cấp cao đều bị bắt theo lệnh của chủ tịch nước Tập Cận Bình. Ông Chu Vĩnh Khang là một trong 9 người có thế lực nhất tại Trung Quốc. Ông từng là lãnh đạo guồng máy an ninh quốc gia và đảm trách việc trấn áp ly khai.
Ông Chu Vĩnh Khang đã làm phật lòng Chủ tịch nước Tập Cận Bình do đã ủng hộ một quan chức cấp cao thất sủng khác là ông Bạc Hy Lai, người có tham vọng trở thành nhân vật số 1 của đất nước trước khi bị kết án chung thân. Ông hiện đang bị quản thúc tại gia. Theo báo Libération, những nạn nhân của vụ thanh lọc chính trị đều lãnh án với tội danh tham nhũng. Đây là lần đầu tiên từ 20 năm nay, một nhân vật có thế lực mạnh như vậy trở thành đối tượng của vụ thanh trừng.
Một nguồn tin khẳng định với báo Libération rằng, muốn loại bỏ ông Chu Vĩnh Khang không hề đơn giản, bởi ông Chu nắm trong tay hồ sơ nhiều gia đình các quan chức cao cấp và nếu một ngày nào đó ông công bố các hồ sơ trên thì sẽ gây ra hậu quả như một quả bom nguyên tử. Ông Chu cũng có thể tiết lộ thông tin về tài sản của các cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân … Dường như vì lý do này mà ban lãnh đạo Trung Quốc còn chần chừ chưa nã phát súng ân huệ vào ông Chu.
Một nhóm người mặc thường phục đã nhận lệnh của Bộ Chính trị Trung Quốc để bắt giữ những người bị rơi vào tầm ngắm cần phải thanh trừng. Họ có những nơi giam giữ bí mật mà đôi khi một số quan chức cấp cao cũng không biết. Những người bị xét hỏi không bị bắt một cách công khai mà thường là bị mất tích. Chỉ vài tháng sau, họ mới công bố việc bắt giữ hay xử lý những người này.
Bài báo đưa ra ví dụ của Giám đốc an ninh thành phố Bắc Kinh đã bị bắt giữ trong một bữa ăn tối với các quan chức khác. Theo một nguồn tin là do ông bị tình nghi đã gián tiếp cung cấp cho hãng tin tài chính Mỹ Bloomberg những tài liệu về gia tài che giấu của gia đình Chủ tịch Tập Cận Bình hồi đầu năm 2012.
Lưu Hán, nhà tài phiệt trong vòng xoáy Chu Vĩnh Khang
Hàng trăm người, có liên hệ gần hay xa với « con hổ » Chu Vĩnh Khang đều bị rơi vào vòng điều tra. Từ hơn một năm nay, những người này đã biến mất và đã bị thẩm vấn để lập một hồ sơ cáo buộc ông Chu. Ngoài các quan chức cấp cao trong êkíp này có có một gương mặt mafia khác cũng bị bắt giữ trong cuộc thanh trừng này. Đó là ông Lưu Hán, một tài phiệt ở tỉnh Tứ Xuyên, có quan hệ mật thiết với con trai ông Chu.
Bề ngoài ông Lưu Hán giống như một công dân gương mẫu, ông sắp mua lại công ty hầm mỏ của Úc, xây dựng hàng chục ngôi trường cho tỉnh Tứ Xuyên bị động đất tàn phá vào năm 2008. Ông còn được chọn làm một trong những người rước đuốc cho thế vận hội Olympic 2008. Nhưng theo kênh truyền hình CCTV, tất cả những hình ảnh ấy chỉ là vỏ bọc. Kênh CCTV cho biết, nhân vật này có một êkíp chuyên giết những kẻ gây cản trở công việc làm ăn của ông Lưu.
Hằng tuần, ông Lưu thường mời các quan chức cảnh sát và tư pháp địa phương đến câu lạc bộ riêng của mình, đồng thời để uống thuốc lắc và tham gia vào đường dây buôn lậu vũ khí. Tất cả các quan chức này đều bị mua chuộc, theo lời thú nhận của vợ ông Lưu trên kênh CCTV : « Chúng tôi mời họ ăn tối và sau đó đều đút lót tiền cho họ, dưới dạng thỏi vàng hay nữ trang. Đôi khi, chúng tôi tổ chức các trò chơi ăn tiền và cố ý để cho họ thắng để mua sự hợp tác và sự im lặng của họ » .
Theo kênh CCTV, công ty Hàn Long của ông Lưu là một nhóm mafia cớ tầm cỡ, chèn ép, cướp bóc nhiều công ty thuộc nhiều lĩnh vực và rửa tiền trong các casino tại Ma Cao. Ông Chu Vĩnh Khang đã từng lãnh đạo tỉnh Tứ Xuyên từ năm 1999-2002. Truyền thông Trung Quốc mới đặt câu hỏi với giọng điệu ngây ngô : « Làm sao mà nhóm mafia này lại làm ăn phát đạt trong gần 20 năm tại đất Tứ Xuyên » và phải chăng đây là nơi dung túng cho những hoạt động bất chính của nhóm này ?
No comments:
Post a Comment