Trên báo của Việt nam ngày càng có nhiều bài đăng về tình trạng nguy
hiểm của việc mất cảnh giác để Trung quốc lập các chốt quan trọng làm
tiền đề cho việc tấn cống Việt nam trong một tương lai nếu quan hệ Việt
Trung xấu đi.
Như ngày Thứ bảy, 01/03/2014, 09:59 (GMT+7) trên báo Nguyễn Tấn Dũng có viết một bài báo vô cùng quan trọng với nhan đề: “Trung quốc đang có âm mưu gì ở Quảng Trị?”, chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:
“Việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm nhiều công trình trọng điểm
quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam thì ai cũng biết. Mới
đây, khoảng giữa tháng 1/2014, các tờ báo chính thống còn cho biết, 60%
doanh nghiệp phía Bắc có bóng dáng người Trung Quốc đứng sau.
Lâu nay, người ta hay dùng danh từ “xâm lược” để chỉ về một cuộc
chiến tranh quân sự, do nước này thực hiện đối với nước kia bằng bom
đạn. Nhưng hôm nay, cần nghĩ khác. Ta có thể khẳng định: Trung Quốc đã
và đang “xâm lược” Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
Theo đó, không chỉ hàng ngày, hàng giờ, họ đang âm thầm gặm nhấm, lấn
dần từng tấc đất nơi biên giới (mặc dù giữa hai nước đã phân giới cắm
mốc), tấc biển ngoài khơi xa, mà họ còn “xâm lược” về kinh tế, văn hóa,
xã hội… không hề tốn một viên đạn mà thực hiện được mục tiêu. Câu hỏi
được đặt ra là: tại sao Trung Quốc lại cắm chốt ở Quảng Trị?
Đối với cảng Cửa Việt, Quảng Trị
Theo Báo Pháp luật TP.HCM trong loạt bài “Công ty Trung Quốc mua CP Việt Nam”
cho thấy “Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam – một công ty sản
xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây
thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị một Công ty Trung
Quốc có trụ sở chính đóng tại Hong Kong thâu tóm kể từ năm 2011.
Cửa Việt nhìn từ cầu Cửa Việt, bên phải bức ảnh là Hải đội 202, Vùng Cảnh sát biển II.
Vậy mà Công ty này sắp được giao 100 ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo
bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km, chưa kể các địa phương
lân cận huyện Phú Vang, tỉnh TTHuế (100ha), Hải Lăng, tỉnh Quãng Trị
(100ha), Triệu An, Triệu Phong, Quảng Trị (100ha).
CP Việt Nam đang thực hiện hàng loạt dự án với quỹ đất rất lớn.
Về vị trí chiến lược và sự nhạy cảm của cảng Cửa Việt, thì chúng ta
đều biết trong thời kỳ chống Mỹ, cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông
Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý
nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam.
Người Trung Quốc có thể ăn nằm tại khu vực này, vừa để đầu tư xây
dựng công trình vừa để khai thác vận hành nhà máy, vậy là đủ để một thế
hệ người Trung Quốc lấy vợ, lập thành phố người Trung Quốc tại khu vực
miền Trung; sâu xa hơn, có thể là lực lượng địa phương sau này trong mưu
đồ chia cắt Việt Nam thành hai miền.
Tình trạng báo động người Trung Quốc tại miền Trung, mà hậu quả về an
ninh xã hội tại nơi này được một người dân cho là: “Bây giờ, phần đông
gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái
thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy
vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của
người Trung Quốc.
Người Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều ở Quảng Trị (Ảnh: Hai người Trung Quốc
tại siêu thị COOP Mart Đông Hà, Quảng Trị ngày 29.1.2014, tức ngày 29 Tết vừa rồi)
Một phụ nữ ở địa phương cho biết: “Có thể nói rằng có đến 70% thanh
niên hư hỏng, nghiện nập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có mặt của những
người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến đây mua đất làm ăn không đơn
thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm”.
Người dân không việc làm. Trai thì cờ bạc, đề đóm, chích choác ma
túy. Gái thanh niên, trung niên cặp nón, ô… môi son, má phấn, mắt xanh
mỏ đỏ vẫy, gọi khách đi xe bắc Nam, công khai làm điếm vì không có việc
làm.
Người Trung Quốc không cần theo luật Việt Nam là đi xe máy họ không
cần đội mũ. Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện cuộc di dân rất âm thầm
vào lãnh thổ Việt Nam thông qua chính sách đầu tư xây dựng và khai
khoáng.
Căn cứ quân sự Du Lâm – Cửa Việt
Căn cứ hải quân Du Lâm của Trung Quốc là căn cứ tàu ngầm, nằm ở thành
phố Tam Á, ở cực Nam trên đảo Hải Nam, “là một mối lo an ninh cho các
nước ASEAN cũng như Ấn Độ”. Từ Du Lâm đến Cửa Việt của Việt Nam, có
chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km. Với lực lượng hùng mạnh về
tàu ngầm và tàu chiến mặt nước, Trung Quốc rất dễ dàng chia cắt hai miền
của Việt Nam ở khu vực tỉnh Quảng Bình. Kể cả đường bộ và đường biển.
Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, thì rất có thể Trung Quốc dễ dàng
chia cắt Việt Nam cả về đường biển và đường bộ, thậm chí chia Việt Nam
thành hai miền.
Phải chăng tại Cửa Việt, Trung Quốc ý đồ muốn xây dựng vị trí này
thành căn cứ quân sự bí mật của họ, phục vụ cho việc chia cắt Việt Nam
bằng lực lượng hải quân khi chiến sự xảy ra. Nên nhớ, tỉnh Quảng Bình
gần đó, là vùng đất hẹp nhất trên dải đất hình chữ S của Việt Nam, bề
rộng chỉ hơn 40 km tính từ bờ biển đến biên giới Việt-Lào.
Cửa Việt và việc thực hiện “đường lưỡi bò”
Ta dễ dàng nhận thấy, phần lớn chiều dài về phía Nam của “đường lưỡi
bò” nằm trên lãnh hải chủ quyền của Việt Nam và Philippines; trong khi,
do khu vực Quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ, biển nông, luồng tàu
hẹp… cho nên, theo bản đồ trên đây, ta thấy luồng vận chuyển của các tàu
viễn dương quốc tế chỉ đi trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
(đường màu trắng mờ).
Liệu Trung Quốc có thể khống chế diện tích theo “đường lưỡi bò” mà họ
đã tuyên bố hay chăng? Tất nhiên, chỉ với điều kiện Trung Quốc khống
chế được Việt Nam. Xin dẫn một đoạn về tham vọng của Mao Trạch Đông:
“Chủ tịch Mao Trạch Đông khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965: “Chúng
ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam,
Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo… Một vùng như Đông Nam châu Á
rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết
để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng
cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức
mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật, 1979).
Như vậy, tham vọng chia cắt Việt Nam một lần nữa như đã nói trên,
không phải là không có căn cứ, với Bá quyền Đại Hán, thì mọi việc đều có
thể.
Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc thực hiện đầu tư lớn từ Quảng Trị đến
Thừa thiên Huế. Thời gian đầu tư dài, trên một dải đất hẹp nhất của Việt
Nam, đủ điều kiện để Trung Quốc thay người Việt ở hai địa phương này
bằng người Trung Quốc. Rất có thể có nguy cơ đến một thời điểm thích
hợp, Trung Quốc sẽ phát động chiến tranh và chia đôi Việt Nam một lần
nữa để mưu chiếm toàn bộ Biển Đông.
Nếu vẫn tiếp tục để Trung Quốc lộng hành và không kiểm soát được họ
tại những địa điểm nói trên và trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thì đó là
sai lầm mang tính lịch sử. Bài học cảnh giác lịch sử vẫn còn đó.”
Với âm mưu này thì tại Vũng tầu có nhiều ngư dân Trung quốc mở các
thủy trại nuôi cá tại đây. Họ thường lập các thủy trại này gần các cảng
quân sụ có tâù bè thường ra vào. Nhưng nguy hiểm nhất chính là hiện nay
Trung quốc đã lôi kéo một số nước trong đó cả Lào, Campuchia, Việt nam
xây dựng các khu vực kinh tế sát Trung quốc có các đường cao tốc chạy
thẳng từ Côn Minh hay Vân Nam Trung quốc sang các quốc gia này. Nếu
chiến tranh xẩy ra, các xe Tăng, xe quân sự Trung quốc tràn sang vào Hà
nội chỉ có 2 giờ đến 3 giờ.
Tại Lạng Sơn, Lao Bảo và Móng cái các siêu thị người Hán (hoặc người
Việt trá hình nhưng thực ra của người Trung quốc) cùng các khu vực làm
ăn khi chủ Trung quốc thắng các dự án thầu tại Thủy nguyên Hải phòng,
Hải dương, va hầu hết trên cả nước Việt nam. Họ mang theo cả một đội
quân người sang với số dân ngày càng tăng. Họ cắm dễ tại đây khi có
nhiều người lấy vợ Việt nam sinh con đẻ cái ngày càng nhiều.
Người Việt nam ai cũng biết,từ xưa đến nay Trung quốc không thể xâm
lược Việt nam dễ dàng và cha ông ta thắng quân xâm lược Trung quốc chính
lad do đường sá hiểm trờ khó khăn, đị hình không thuận lợi cho Trung
quốc tràn đến. Cho nên những vấn đề này đang đặt Việt nam vào một nguy
cơ rất nguy hiểm đe dọa nền an ninh của cả nước. Vấn đề Ucraina đang là
bài học cho Việt nam về những nguy hiểm khi có bạo loạn rất dễ để các
vùng có nhiều người Trung quốc sẽ đòi ly khai, chia cắt đất nước. Hãy
thật cảnh giác kẻo quá muộn!
Ngày 2 tháng 3 năm 2014.
© Nguyễn Hoàng Hà
No comments:
Post a Comment