Cái chết của Phạm Quý Ngọ không nằm trong phạm vi của một cá nhân bình thường. Đó là cái chết của một ủy viên Trung ương đảng - thành viên của bộ phận đang nắm giữ quyền lãnh đạo đất nước;
của một Thứ trưởng Bộ Công An - bộ phận nắm giữ quyền thi hành pháp
luật; của một mắc xích quan trọng trong một vụ án lớn có ảnh hưởng sâu
rộng đến bộ máy cầm quyền. Do đó, chết không thể... hết. Hết là điều mà
những thế lực cai trị đen tối mong muốn như kết quả mà họ sẽ đạt được:
Đình chỉ vụ án "Làm lộ bí mật Nhà nước" (1).
Trong bộ máy toàn trị không có tam
quyền phân lập, không có truyền thông độc lập và tất cả mọi sinh hoạt
chính trị đều bị khống chế bởi đảng cộng sản, những bí mật cung đình,
những cái chết như của Phạm Quý Ngọ sẽ không bao giờ có được những dữ
kiện, bằng chứng cụ thể. Chúng ta buộc phải dựa vào những phân tích, suy
luận để có thể đi đến những giả thuyếtgần với sự thật nhất. Bài viết
này dựa trên tinh thần đó: những giả thuyết liên quan đến cái chết của
Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ.
Những giả thuyết về số phận của Phạm Quý Ngọ
Chỉ có 3: a. Chết bệnh và hoàn toàn do chứng ung thư gan; b. Chết vì bị giết; và c. Không chết.
Chúng ta thử phân tích nhiều khía cạnh khác nhau để mỗi người tự kết luận giả thuyết nào có xác suất xảy ra cao nhất.
Những đối tượng liên quan
1. Trong bất kỳ án mạng điều tra nào,
động cơ là bước khởi đầu để điều tra tội phạm: Những ai sẽ được "lợi"
với cái chết của Phạm Quý Ngọ khi nó dẫn đến kết quả đình chỉ vụ án "Làm
lộ bí mật Nhà nước" theo một phần quy định trong Điều 107 của Bộ luật
Hình sự:Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường
hợp cần tái thẩm đối với người khác.
Lời khai của Dương Chí Dũng trong phiên tòa ngày 7/1/2014 (2) đã chỉ mặt những đối tượng này: Trần
Đại Quang là Bộ trưởng Bộ Công An, Trương Mỹ Lan là giám đốc công ty
TNHH Vạn Thịnh Phát - chị của nguyên phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, và
chị vợ của Ủy viên bộ chính trị, bí thư thành phố Sài Gòn Lê Thanh Hải.
Trước tòa, Dương Chí Dũng khai báo đã
đưa cho Phạm Quý Ngọ 20 tỷ, tiền từ Trương Mỹ Lan, và việc này đã được
người chuyển tiền tên Tiệp báo cáo cho Trần Đại Quang.
Do đó, Trần Đại Quang, Trương Mỹ Lan,
người tên Tiệp - bị công khai nêu danh tánh là 3 nhân vật trực tiếp có
được những "điều lợi" nếu Phạm Quý Ngọ không thể mở miệng khai thêm điều
gì. Người bị ảnh hưởng lớn nhất là Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.
Nhân chứng Phạm Quý Ngọ
Ngay trong những xã hội phát triển,
nhân chứng trước khi ra tòa bị giết bởi những thành phần có thể bị kết
án vì lời khai nhân chứng là chuyện đã xảy ra. Vì thế ở nhiều nước có
chương trình "bảo vệ nhân chứng". Do đó, phía muốn khai thác lời khai
của Phạm Quý Ngọ phải tìm cách kéo Phạm Ngọ vào vòng kiểm soát và "bảo
vệ" của mình. Động thái đầu tiên được Phó Trưởng ban Nội chính Trung
ương Phạm Anh Tuấn dọn đường qua ngả truyền thông - “Tạm đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ để đảm bảo việc điều tra,
làm rõ những nội dung tố cáo của Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục
Hàng hải Việt Nam khai tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng bọn
“Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” (3)
Nếu điều này xảy ra thì viễn ảnh một Dương Chí Dũng thứ hai khai hết trước tòa là điều có thể xảy ra. Và đó là mối đe dọa đối với Trần Đại Quang.
Do đó, giả thuyết có xác suất tương đối cao hơn mọi giả thuyết khác là Trần Đại Quang là thủ phạm của âm mưu và kế hoạch dẫn đến cái chết của Phạm Quý Ngọ.
Trần Đại Quang
Trần Đại Quang là người có nhiều thủ
đoạn để leo lên chức Bộ trưởng Bộ Công An. Một trong những hành vi bị
khui ra khai man lý lịch để được đưa vào danh sách bầu cử Trung ương,
sau đó là vào bộ chính trị, tiến lên làm bộ trường bộ công an thay Lê
Hồng Anh... (4a) (4b)
Từ lời khai ngắn gọn của Dương Chí Dũng:
“Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - bộ trưởng bộ công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ.
Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó
cho doanh nghiệp nữa” cho đến viễn ảnh Phạm Quý Ngọ sẽ khai hết, Trần
Đại Quang là người phải lo lắng nhất. Những suy diễn cho phản ứng của
Trần Đại Quang trong giả thuyết nếu ông ta là thủ phạm:
1. Sắp xếp để cho Phạm Quý Ngọ bỏ
trốn. Bài học đã xảy ra đối với Dương Chí Dũng và trong hoàn cảnh phe
đối nghịch - cũng từ kinh nghiệm Dương Chí Dũng - gia tăng cảnh giác,
canh chừng... cho thấy điều này không mấy khả thi.
2. Cho Phạm Quý Ngọ giả chết. Điều này
rất khó xảy ra với 3 lý do: (a) Nếu không trốn được như ở trên thì giả
chết rồi trốn đi đâu? (b) Nếu trốn được ở một quốc gia nào khác thì xác
suất để không bao giờ có ai thấy, bắt gặp hoặc không để lực lượng tình
báo của phe chống Quang tìm ra gần như là zero. Hơn nữa, hệ quả của sự
việc nếu bị phát hiện sẽ rất nặng nề.
3. Cho Phạm Quý Ngọ chết.
Và lúc này chứng bệnh ung thư gan của Phạm Quý Ngọ trở thành thế cờ chiến lược.
Lá gan Phạm Quý Ngọ
Cho đến ngày tin Phạm Quý Ngọ chết
được thông báo, hầu như không có một tin tức nào từ báo lề đảng, từ Bộ
Công an đề cập đến tình trạng ung thư gan của một Thứ trưởng công an đã
trở thành tâm điểm của cơn bão án Dương Chí Dũng. Điều đó không đương
nhiên đồng nghĩa với việc ông Ngọ không bị bệnh gan. Chúng ta có thể
đoán rằng bệnh ung thư gan - nếu có thì ở trong tình trạng chưa vào giai
đoạn cuối - nên đã không được nghĩ đến trong thế trận Phạm Quý Ngọ
trước đó mà chỉ xuất hiện khi nhu cầu Ngọ phải ra đi vĩnh viễn thúc
bách.
Lá gan Phạm Quý Ngọ được đưa vào Bệnh
viện Quân đội 108. Tại sao lại là Bệnh viện Quân đội mà không là của
Công an như Bệnh viện 198 hoặc Bệnh viện 20/4 để chữa trị cho một Thượng
tướng công an? Vẫn trong giả thuyết Trần Đại Quang thì phải chăng Trần
Đại Quang muốn đi một nước cờ xa hơn để chứng minh rằng ông Ngọ không
chết trong bàn tay của công an tại bệnh viện của công an. Tuy nhiên, sự
gượng gạo, không tự nhiên trong nước cờ này lại biến nó thành một nước
cờ thấp: gia tăng sự nghi ngờ.
Từ đó dẫn đến những suy diễn chung
quanh giờ phút cuối cùng của Phạm Quý Ngọ. Hãy đọc một đoạn ngắn từ
PetroTimes: "Nhưng được các bác sĩ khoa cấp cứu A11 Bệnh viện Quân đội
Trung ương 108 hồi sức tích cực, nên trái tim đã đập trở lại. Tuy nhiên,
đến 21h05 thì ngừng hẳn). Tướng Phạm Quý Ngọ từ ba tháng nay đã phải
chống chọi với căn bệnh ung thư gan quái ác." (5)
Thử tưởng tượng những gì xảy ra như
bất cứ ở một bệnh viện nào: chỉ có những bác sĩ ở trong phòng cấp cứu.
Nạn nhân ngưng thở được định rõ bằng máy đo biểu đồ tim. Bác sĩ trưởng
sau nhiều lần tìm cách hồi sức đã có kết luận y khoa sau cùng: bệnh nhân
đã chết. Bác sĩ trưởng ghi biên bản ngày giờ chết, lý do và ký xác nhận
biên bản. Bác sĩ ra ngoài thông báo cho những người liên hệ với bệnh
nhân đã chết. Ngày giờ chết xác định rất rõ ràng và đơn giản.
Đơn giản như vậy tại sao có tình trạng
các báo đăng giờ chết khác nhau. "Nổi bật" nhất là PetroTimes vào lúc
19:58 thông báo ông Ngọ chết vào lúc 21:20, sau đó sửa lại giờ của bài
báo là được đăng lúc 21:21 và ông Ngọ chết vào lúc 21:05.
Hiện tượng này cho thấy tình trạng rất bất bình thường trong cái chết của Phạm Quý Ngọ;
cho thấy có những thông tin khác nhau - có thể đến từ một kế hoạch
không suôn sẻ; có thể đến từ những thay đổi bất ngờ trong tiến trình tạo
hồ sơ pháp y cho hợp lý. Nói chung nó không đến từ một tiến trình bình
thường.
Lá gan Phạm Quý Ngọ đã đến thời điểm sau cùng của ung thư?
Đây là mấu chốt của vấn đề.
Nếu giả thuyết Trần Đại Quang là thủ
phạm thì ông ta sẽ muốn dư luận bị kéo vào những phân tích Phạm Quý Ngọ
không bị ung thư gan để mọi lý luận khác đều bị vô hiệu hóa khi thật sự
ông Ngọ đang có triệu chứng ung thư gan.
Nếu giả thuyết Trần Đại Quang là thủ
phạm thì ông ta sẽ không muốn có sự lưu tâm đến việc ông Ngọ bị ung thư
gan ở giai đoạn nào, có đủ thời gian sống để làm nhân chứng và vì thế
ông ta bị giết trước khi lâm vào tình trạng sau cùng của chứng bệnh hiểm
nghèo này.
Những hình ảnh, sinh hoạt, tin tức về
Phạm Quý Ngọ trước ngày 18 tháng 2 không cho thấy một chỉ dấu nào về một
người bị ung thư gan chỉ còn vài tuần, hay vài ngày nữa là chết.
Chỉ một ngày sau khi tin ông
Ngọ chết, báo chí lề đảng được bơm tin để trình bày tình trạng của ông
Ngọ ung thư ở giai đoạn cuối (mà trước đây không có):
....
Tất cả gần như đều xuất phát từ một nguồn tin, vẽ lên một Phạm Quý Ngọ rất bệnh tật, yếu đuối và rõ ràng chết vì ung thư gan.
Trong khi đó, thực tế là ông ta có đủ sức khỏe tối thiểu để có thể được thăng lên thượng tướng công an chỉ mới vào tháng 7/2013.
Lá gan của... Nguyễn Bá Thanh và tình trạng nội bộ đảng
Cái chết của Phạm Quý Ngọ dù thật sự
đến bởi nguyên nhân nào cũng tạo nên một thông điệp vô hình gửi đến mọi
phe: tù tội đã có và bây giờ chết chóc cũng có. Liệu Trưởng ban Nội
chính Trung ương có đủ gan để tấn tới và phanh phui những mảng tối trong
vụ này.
Nếu cái chết của Phạm Quý Ngọ đến từ
bàn tay của một thế lực nào đó thì bảo đảm rằng số người chủ mưu và biết
chuyện chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong đó có một hai chúa trùm chỉ
phán "các chú biết cần phải làm gì" để tránh trách nhiệm. Còn lại là 90
triệu người dân, hơn 3 triệu đảng viên cộng sản và ngày cả những quan
lớn trong Trung Ương đảng đều mù mờ phỏng đoán.
Có người sẽ tin tưởng vào những gì
truyền thông lề đảng (bây giờ cũng chia năm xẻ bảy bởi các thế lực khác
nhau trong đảng) thông tin, tuyên truyền. Nhiều người dựa vào bản chất
của chế độ cộng sản, tập quán thanh trừng, tình trạng đấu đá gia tăng
mãnh liệt từ đại hội 6 sẽ tin rằng cái chết của Phạm Quý Ngọ là một cái
chết bất bình thường, có nhiều nghi vấn và cần tìm hiểu, phân tích. Và
hơn ai hết, ở trong chăn mới biết rõ rận, những đảng viên cộng sản cao
cấp của đảng dù không biết tường tận sự tình nhưng hiểu rõ những gì đang
xảy ra: Nếu nó đến với Dương Chí Dũng, với Phạm Quý Ngọ thì nó có thể
đến với bất kỳ ai.
Cái chết của Ngọ trong năm Ngựa sẽ không dừng lại ở những bài viết ca tụng Ngọ trong những ngày sắp tới. Đằng sau nó là một nỗi hoang mang và lo sợ lẫn nhau kéo dài trong nội bộ đảng.
Những điều muốn khác nhau
Điều mà các thế lực trong bóng tối
muốn là mọi thứ sẽ chìm xuồng, hình ảnh của Phạm Quý Ngọ sẽ được đánh
bóng là hình ảnh của một đảng viên trung với đảng, hiếu với dân và là
một chiến sĩ công an gương mẫu. Và đó là sân khấu của truyền thông đảng
trong những ngày sắp tới.
Điều mà chúng ta muốn là phân tích,
đưa ra mọi giả thuyết. Chúng ta có quyền nghi ngờ, có quyền đặt vấn đề,
có quyền phân tích. Trong xã hội dân chủ, văn minh nó lãnh vực của các
cơ quan điều tra độc lập và các phóng viên điều tra độc lập. Ở xã hội
độc tài, người dân trong đó có các blogger, các còm sỹ phải tự làm.
Chúng ta sẵn sàng chấp nhận có những phân tích chưa đủ thuyết phục; đó
là điều khó tránh khi phải sống trong một đất nước bị bưng bít, mọi dữ
kiện đều bị kiểm soát và bóp méo, tạo dựng bởi các thế lực cầm quyền.
Hồ sơ mở này chắc chắn có nhiều lỗ
hổng, chưa đủ sức thuyết phục nhưng xin được làm bước khởi đầu để các
còm sĩ cùng chung tay góp sức cho việc đi tìm sự thật trong thế giới giả
dối, cho việc đi tìm ánh sáng trong đường hầm đen tối của đảng cầm
quyền.
No comments:
Post a Comment