Buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình trạng nhân quyền tại Việt
Nam đang diễn ra, bắt đầu vào lúc 20h30 giờ Việt Nam, ngày 5/2/2014,
tại Geneva, Thụy Sĩ.
Toàn bộ diễn biến phiên điều trần UPR lần thứ 18 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ được tường thuật trực tiếp trên kênh UN Web TV, video phiên họp cũng sẽ được dẫn lại trên Danlambao với phần tường thuật những thông tin, diễn biến chính.
Phiên họp sẽ diễn ra trong khoảng 3 tiếng rưỡi, bắt đầu vào lúc 14h30
giờ Thụy Sỹ, tức 20h30 tối theo giờ Việt Nam. Một nhóm ba quốc gia, được
gọi là “troika” gồm có Kazakhstan, Kenya và Costa Rica sẽ chủ trì điều
phối phiên họp.
Trước thềm UPR, các tổ chức dân sự độc lập đã có nhiều nỗ lực nhằm vận
động quốc tế lên tiếng mạnh mẽ hơn về tình trạng nhân quyền Việt Nam.
Đại diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam,
Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính
trị-Tôn giáo Việt Nam và VOICE đã thực hiện buổi gặp gỡ phái đoàn của
Costa Rica (quốc gia trong nhóm Troika).
Được biết, trưởng phái đoàn Costa Rica đã cam kết đưa các tiếng nói của
các hội nhóm dân sự độc lập vào phiên UPR và sẽ cố gắng đảm bảo phiên
UPR công bằng, phản ánh đúng thực chất tình trạng nhân quyền của Việt
Nam.
Hội thảo 'Ngày Việt Nam' tại Geneva
Trước đó, phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam cũng đã tổ chức rất thành
công sự kiện mang tên 'Ngày Việt Nam' tại trụ sở Liên Hợp Quốc, với sự
tham dự của nhiều phái đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế.
Theo BBC Tiếng Việt, phái đoàn các nước đăng ký tham gia phát biểu trong phiên UPR của Việt Nam lên tới 107 nước.
Lúc 20h38 phút, buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam chính thức diễn ra. Sau phát biểu khai mạc ngắn gọn của người chủ trì buổi họp, phái đoàn của chính phủ Việt Nam gồm khoảng 16 người đang thao thao bất tuyệt đọc một báo cáo khoảng 20 trang, tiếp tục khoe khoang về cái gọi là 'thành tích nhân quyền'.
Lúc 21 giờ: Đại diện Danlambao hiện đang có mặt tại hội trường cho biết, phiên điều trần diễn ra tại phòng hội nghị số 20, hội trường được bố trí theo kiểu bàn tròn (nhiều vòng tròn đồng tâm), với báo chí ngồi ngoài cùng.
Phiên kiểm điểm định kỳ bắt đầu với bài báo cáo thành tích nhân quyền của Việt Nam trong vòng 5 năm qua, do Thứ trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc đọc.
Bài diễn văn nhấn mạnh những thành tựu Nhà nước đã đạt được trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. ''Ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là phát triển kinh tế-xã hội, kiện toàn hệ thống pháp luật, bảo vệ quyền con người và xây dựng nhà nước pháp quyền''. Diễn văn cho rằng sự kiện thông qua hiến pháp năm 2013 là một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước và là ''bước tiến mới đến nhà nước pháp quyền''.
Ông Hà Kim Ngọc không quên nhấn mạnh, dự thảo hiến pháp đã được gửi đến các cơ quan truyền thông đại chúng trước 10 tháng, và nhận được ''hàng triệu ý kiến góp ý'', ''toàn bộ chương II của Hiến pháp với 36 điều được dành hoàn toàn cho vấn đề nhân quyền, quyền và nghĩa vụ của công dân''.
Lúc 21:08': Sau 30 phút, phái đoàn chính phủ Việt Nam đã kết thúc
phần đọc báo cáo dài 20 trang của thứ trưởng Hà Kim Ngọc. Hiện nay,
phái đoàn ngoại giao các nước bắt đầu là Na Uy đang bình luận và nêu
khuyến nghị cải thiện nhân quyền sau báo cáo của chính phủ Việt Nam.
Đại diện Danlambao cho biết thêm: Đáng chú ý là trong lúc phiên điều trần diễn ra, một cuộc biểu tình của đông đảo người Việt Nam ở châu Âu cũng đang diễn ra ngay trước cổng tòa nhà trụ sở Liên Hợp Quốc, với những lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Bên trong hội trường cũng có mặt rất nhiều người Việt. Trước đó, một số người xuất hiện dường như chỉ để chụp ảnh phái đoàn dân sự của Việt Nam.
Đại diện Thái Lan phát biểu tỏ ý hoan nghênh các nỗ lực cải thiện nhân quyền của Việt Nam. ''Chúng tôi ghi nhận việc thông qua hiến pháp mới theo hướng thúc đẩy nhân quyền. Chúng tôi đánh giá cao chương trình hành động vì trẻ em, tạo ra một môi trường tốt đẹp hơn cho trẻ em. Chúng tôi kiến nghị Việt Nam thiết lập một định chế bảo vệ nhân quyền quốc gia''.
Đại diện Ba Lan đề nghị Việt Nam điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với các cơ chế nhân quyền quốc tế, phê chuẩn Công ước chống Tra tấn, xây dựng luật pháp theo hướng thừa nhận quyền tự do ngôn luận, hội họp, và tiến hành điều tra các vụ lạm dụng trẻ em, bạo lực nhằm vào trẻ em.
Đại diện Sri Lanka: Chúng tôi kiến nghị Việt Nam tiếp tục xúc tiến các nỗ lực xóa đói giảm nghèo, bảo vệ quyền lợi của người thiểu số, nhất là ở miền núi, vùng sâu vùng xa.
Đại diện Thụy Điển: Facebook đang thu hút hàng triệu người sử dụng ở Việt Nam, nhưng chúng tôi cũng ghi nhận sự tăng cường đàn áp, sách nhiễu nhằm vào những người sử dụng Facebook. Chúng tôi nhận thấy cả việc công an tăng cường dùng vũ lực đối với những người chỉ thực thi quyền tự do ngôn luận của họ một cách ôn hòa; và lạm dụng các điều luật mơ hồ để trấn áp. Chúng tôi kiến nghị:
- Việt Nam đảm bảo quyền tự do ngôn luận cả trên mạng và ngoài đời;
- Việt Nam sửa đổi Bộ luật Hình sự và bổ sung các điều luật liên quan theo hướng bảo vệ nhân quyền;
- Việt Nam tiến tới giảm án tử hình.
Đại diện Philippines: Chúng tôi đề nghị Việt Nam tiếp tục chủ động tham gia các cơ chế nhân quyền của khu vực, nhất là cơ chế bảo vệ quyền phụ nữ và chống buôn người.
Đại diện Vương Quốc Anh: Chúng tôi lo ngại về sự hạn chế các
quyền về tự do thông tin, tự do ngôn luận. Chúng tôi lo ngại về sự hạn
chế các quyền về tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do hội họp, và lo
ngại về số án tử hình.
Đại diện Mỹ: Chúng tôi cảm ơn bài diễn văn của đoàn Việt Nam, cũng như hoan nghênh việc Viêt Nam ký Công ước Chống Tra tấn và có những bước đi trong việc cải thiện quyền của người đồng tính (LGBT). Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại vì Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu và bắt giam những người thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp; tiếp tục hạn chế tự do tôn giáo, sách nhiễu các nhà thờ, công đoàn độc lập, và thực hiện lao động cưỡng bức. ngăn chặn khối xã hội dân sự tham gia tiến trình UPR. Chúng tôi kiến nghị:
1. Việt Nam xem xét lại tất cả các đạo luật mơ hồ
2. Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là: Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày, và Trần Huỳnh Duy Thức...
3. Thúc đẩy quyền của người lao động, và khẩn trương ký phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn.
Bình luận của đại diện Danlambao đang có mặt tại hội trường: Xu hướng chung là các nước, đặc biệt các nước đang phát triển trong khu vực hoặc châu Mỹ, thể hiện quan điểm một cách ngoại giao, chung chung, chẳng hạn đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện nhân quyền.
Trong khi đó, các quốc gia phương Tây như Thụy Điển, Anh, Mỹ... có quan điểm thẳng thắn và kiến nghị cụ thể hơn.
*
Lúc 09h55: Phái đoàn đại diện chính phủ Việt Nam đang phát biểu để phản hồi khuyến nghị của các nước. Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc mời thành viên các bộ ngành trả lời các nội dung các đoàn vừa nêu. Bắt đầu là một viên chức bộ tư pháp đang giải trình bằng tiếng Việt, sau đó đến bộ kế hoạch đầu tư, bộ thông tin truyền thông và bộ công an.
Đại diện Bộ Tư pháp cho biết: Việt Nam đã giảm một nửa số tội có hình phạt tử hình, từ 44 tội trong Bộ luật hình sự năm 1985, xuống còn 29 tội trong Bộ luật hình sự năm 1999, và trong Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 giảm xuống còn 22.
Hình phạt tử hình là cần thiết để trừng phạt các hành vi phạm tội ở Việt Nam, người dân Việt Nam tán thành với quan điểm đó.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ xem xét sửa đổi Bộ luật hình sự và giảm số tội có hình phạt tử hình, chỉ giữ lại những tội nghiêm trọng, có tính chất man rợ, và CÁC TỘI ĐE DỌA SỰ TỒN VONG CỦA NHÀ NƯỚC.
Đại diện Bộ Thông tin Truyền thông khẳng định: 'Quyền tự do ngôn luận, thông tin ở Việt Nam trong thời gian qua có sự cải thiện nhờ sự phát triển nhanh của Internet. Hiến pháp nêu rõ công dân có quyền tự do ngôn luận, hội họp... Ở Việt Nam hiện nay không có kiểm duyệt báo chí xuất bản, Internet. Các cuộc tranh luận, chất vấn diễn ra thực chất tại Quốc hội và các diễn đàn chính thức khác. Vai trò của Quốc hội được nâng cao. Hơn 3 triệu blogger còn bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội. Tuy nhiên luật pháp VN quy định hạn chế tự do ngôn luận trong một số trường hợp, phù hợp với ICCPR. Cụ thể, luật pháp Việt Nam cấm các hành vi sau đây: Tuyên truyền kích động bạo lực, kích động hằn thù dân tộc tôn giáo, truyền bá mê tín dị đoan, kích động bạo lực chống nhà nước
Liên quan đến vấn đề Internet, chúng tôi khẳng định Nghị định 72 không hạn chế tự do ngôn luận mà nhằm bảo vệ môi trường Internet, đối phó với các rủi ro từ việc sử dụng Internet, tạo môi trường kinh doanh minh bạch cho các doanh nghiệp, tăng cường bảo đảm thông tin trên mạng...
Sau đó, đến lượt Đại diện Bộ Công an tiếp lời: Về cơ sở pháp lý của việc bắt giữ xử lý các cá nhân xâm phạm an ninh quốc gia: Đó là các điều luật được quy định tại Chương XI của BLHS, quy định các hành vi như khủng bố, bạo loạn, phá hoại chính sách kinh tế-xã hội, gây kỳ thị và chia rẽ, xâm phạm lợi ích nhà nước và cá nhân. Việc này phù hợp với Điều 18, 19, 21, 21 ICCPR.
Đại diện Bộ Công an cũng khẳng định: Việt Nam đảm bảo tất cả các quyền tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp, quyền phụ nữ, quyền trẻ em. Các điều khoản về an ninh quốc gia đưa ra những giới hạn cần thiết trên một số lĩnh vực, trong các quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, tự do tôn giáo... nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, đạo đức và trật tự xã hội. Điều này phù hợp với Điều 29 Tuyên ngôn Nhân quyền. Còn về tình trạng giam giữ người phạm tội: Năm 2011 Việt Nam đã ban hành nghị định bổ sung về chế độ ăn mặc, ở, y tế, dạy nghề cho các phạm nhân. Luật Thi hành án hình sự quy định phạm nhân được phép gặp người thân...
Anh Bùi Tuấn Lâm (facebook Peter Lâm Bùi) đại diện cho phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam đến tham dự hội nghị. Trong ảnh, phía sau lưng của Lâm là phái đoàn đại diện chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trong đó có đại diện bộ công an.
Bùi Tuấn Lâm chia sẻ trên facebook: "Đến chụp hình và được đón nhận với rất nhiều mắt như viện đạn" từ phái đoàn nhà nước VN.
*
Đại diện Danlambao có mặt tại hội trường cho biết: Nhìn chung, đại diện phái đoàn Việt Nam phát biểu với nội dung tương tự như các cuộc họp chi bộ của đảng, chỉ khác là địa điểm diễn ra hội nghị là tại trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Nhiều người Việt có mặt tại hội trường, nghe cách hỏi một đằng trả lời một nẻo của các Bộ Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, và những câu trả lời ''lưỡi gỗ'' của Bộ 4T, Bộ Công an, đều phải chép miệng, lắc đầu ngắn ngẩm.
Khi Bộ 4T khẳng định ở Việt Nam không có kiểm duyệt báo chí-xuất bản, nhà báo Đoan Trang buột miệng: "Thế à?''
*
Tiếp tục phần bình luận và khuyến nghị của các nước, đại diện Canada phát biểu: Chính phủ Việt Nam đã từng chấp thuận khuyến nghị về Luật Tiếp cận Thông tin trong lần UPR 2009, vậy xin hỏi chính phủ Việt Nam bao giờ sẽ thông qua và ban hành Luật này?
Đề nghị chính phủ VN thay đổi các điều luật 79, 88 và 258 và các điều khoản khác trong Bộ luật Hình sự để phù hợp với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ chính phủ Việt Nam về mặt kỹ thuật để thực hiện những điều này.
Trong khi đó, đại diện phái đoàn Trung Quốc cộng sản thì ngỏ lời chúc mừng các kết quả mà VN 'đạt được trong lĩnh vực nhân quyền'. Trung Quốc ủng hộ sự lựa chọn độc lập của Việt Nam trong các vấn đề nhân quyền.
Phái đoàn Cuba cộng sản 'khủng bố' hội nghị bằng phát biểu: Mong Việt Nam tiếp tục đảm bảo quyền con người để thực sự là một nhà nước của dân do dân và vì dân. Chúng tôi vẫn nhớ những lời của vị lãnh tụ vĩ đại Việt Nam, và những tình cảm gắn bó của chủ tịch Fidel Castro với nhân dân Việt Nam.
Đại diện Phần Lan: Xin chúc mừng Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ và các nỗ lực cải thiện nhân quyền… Nhưng chúng tôi sẽ cảm ơn nếu các bạn nói rõ hơn tự do ngôn luận trên mạng được bảo đảm như thế nào. Chúng tôi cũng kiến nghị Việt Nam đảm bảo Nghị định 72 được thực hiện sao cho không hạn chế tự do cá nhân được bày tỏ chính kiến trên Internet.
Đại diện Cộng hòa Séc: Kiến nghị Việt Nam gỡ bỏ các điều khoản hạn chế quyền tự do lập hội và tự do ngôn luận. Chúng tôi cũng hy vọng chính phủ Việt Nam tiến hành các cải cách hướng tới nền dân chủ đa đảng.
*
Bạn đọc Dâu Bể Tang Thương bình luận trên phần phản hồi Danlambao: "Tôi chỉ bắt đầu nghe từ khi đại diện Algeria và Angola phát biểu và tắt ngay không nghe nữa. Nản toàn tập vì rõ ràng chẳng ai quan tâm đến tình hình thật sự của Việt Nam cả. Chỉ là những phát biểu chiếu lệ, hời hợt mang tính ngoại giao. Không thể nào mong chờ vào sự giúp đỡ của cộng đồng thế giới được.
Quang cảnh hôm nay chẳng khác gì lúc thế giới bị phân hóa trước thềm đệ nhị thế chiến. Xem bộ thế giới sau hơn 60 năm ngủ mơ đã quên đi bài học đắt giá, nhân nhượng với những quốc gia độc tài, hiếu chiến chỉ khuyến khích họ lấn tới mà thôi. Thôi thì toàn dân ta hãy cùng ôn lại Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vậy: Tự ta, ta phải cứu mình, vội vã hơn cứu người chết đuối..."
Sau phần khuyến nghị, phái đoàn Việt Nam lại tiếp tục báo cáo, khoe khoang thành tích nhằm lừa đảo cộng đồng quốc tế.
Đại diện Ủy ban Dân tộc báo cáo thành tích: 100% xã đạt giáo dục tiểu học, 34 tỉnh tổ chức lớp chữ tiếng dân tộc, hơn 99% xã có trạm y tế...
Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ: Nhà nước luôn thực hiện chính sách nhất quán là tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Hiến pháp quy định về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, không còn là với 'công dân' như trước đây, là là với 'mọi người'.
Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo in ấn kinh sách...
Nhìn chung, tất cả phần trả lời của đại diện phái đoàn chính phủ Việt đều được soạn sẵn theo định hướng của đảng cộng sản. Các đại biểu trong đoàn chỉ cần thao thao bất tuyệt đọc những bản báo cáo láo dài lê thê.
Các quan chức đều cắm cúi trích dẫn hiến pháp và luật pháp Việt Nam để phản bác các ý kiến, ví dụ khẳng định "Hiến pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận, xét xử, quyền bình đẳng của mọi công dân trước tòa án". Đại diện Tòa án Nhân dân Tối cao hùng hồn tuyên bố: 'Khi xét xử, tòa án và thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật'.
'Theo điều 19 BLTTHS, luật sư có quyền bình đẳng với kiểm soát viên trong việc đưa ra chứng cứ, tranh luận... (nuốt nước bọt). Việc tham gia của luật sư giúp cho HĐXX có những bản án công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật'.
Nhìn chung, các thành viên phái đoàn Việt Nam đọc không sai một chữ so với diễn văn viết sẵn, chỉ thỉnh thoảng hơi ngắc ngứ.
Có mặt tại hội trường, giám đốc tổ chức VOICE là luật sư Trịnh Hội bình luận: "Thiệt là lạ. Đại diện các bộ từ Việt Nam chắc toàn là superman và superwoman. Họ đã biết trước các nước sẽ hỏi gì vì ngay sau khi có câu hỏi là họ đã soạn sẵn ngay vài trang giấy chỉ trong vòng vài phút để trả lời. Tiếc là câu trả lời tràng giang đại hải chẳng ăn nhập gì đến câu hỏi!"
*
Tiếp tục phần bình luận và khuyến nghị của quốc tế, đại diện phái đoàn Đức phát biểu: Hoan nghênh VN ký Công ước Chống tra tấn và trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền.
Đức khuyến nghị chính phủ Việt Nam giảm án tử hình. Trả tự do ngay lập tức cho các tù nhân bị giam giữ tùy tiện. Thực hiện nghiêm túc các quyền được quy định trong các công ước mà VN đã ký kết, đặc biệt quyền tự do biểu đạt trên Internet.
#Vietnam getting slapped around at the UN human rights review right now (done every 4 years). Follow #UPR18 hashtag for updates. - Pamela McElwee (@PamMcElwee) February 5, 2014
Giáo sư Pamela McElwee từ Đại học State University of New Jersey nói trên Twitter "Chính quyền VN đang bị các nước sỉ vả trước LHQ trong phiên UPR tổ chức 4 năm 1 lần". (Theo Nhật Ký Yêu Nước)
Facebook Viet Nam UPR - trang facebook chính thức của đại diện các nhóm dân sự độc lập Việt Nam có mặt tại hội nghị ghi nhận:
Phái đoàn Lào nêu kiến nghị VN tiếp tục hợp tác với các cơ chế LHQ để 'đạt nhiều thành tựu hơn nữa về nhân quyền'.
Đại diện phái đoàn Lithuania bày tỏ quan ngại về việc chính phủ Việt Nam tiếp tục bắt giữ các blogger, nhà báo vì thể hiện quan điểm một cách ôn hòa ôn hòa. Lithuania đề nghị chính phủ VN đảm bảo quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận của người dân.
Phái đoàn Luxembourg khuyến nghị chính phủ Việt Nam đảm bảo quyền tự do thông tin, đặc biệt bảo vệ nhà báo và blogger cũng như những người bảo vệ nhân quyền. Tất cả mọi người đều phải được xét xử công bằng. Các phiên tòa phải được công khai và cho phép tất cả mọi người được tham dự một cách không hạn chế.
Phát đoàn Ireland bày tỏ quan ngại về việc các công ty cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam đã theo dõi người sử dụng. Ireland khuyến nghị chính phủ Việt Nam đảm bảo các quyền tự do biểu đạt. Đề nghị tuân thủ nghiêm ngặt điều 19 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.
Phái đoàn Nhật Bản: Ghi nhận các thành tựu về xóa đói giảm nghèo của chính phủ Việt Nam. Nhật khuyến nghị Việt Nam nghị mở rộng quyền tự ngôn luận, tự do bày tỏ, đồng thời Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ Việt Nam cải cách tư pháp, đào tạo nhân lực về pháp lý.
Đặc biệt, đại diện phái đoàn Miến Điện nêu khuyến nghị yêu cầu chính phủ Việt Nam dân chủ hóa, tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của nhân dân. Có những biện pháp giúp đỡ các nhóm dễ tổn thường. Tăng cường giáo dục về nhân quyền cho người dân và các cơ quan nhà nước. Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội vào quá trình ra quyết định và hoạch định chính sách.
Lúc 24 giờ Việt Nam (18 giờ Thụy Sỹ), thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đọc diễn văn kết luận sau bình luận và khuyến nghị của đại diện các nước:
Đáp lại 36 quốc gia, chúng tôi muốn nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là tăng cường đối thoại để thúc đẩy nhân quyền. Do đó, các câu hỏi được đặt ra đều dược ghi nhận và phản hồi trong không khí cởi mở, hữu nghị, nhằm cải thiện nhân quyền.
Việt Nam đang gia nhập các công ước khác của Liên Hợp Quốc, ví dụ về cưỡng bức mất tích, tình trạng của người tị nạn, người lao động. Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh, VN cam kết đối thoại
Chúng tôi đang sắp xếp chuyến thăm của Đặc Phái viên về Tự do tôn giáo của Liên Hợp Quốc vào tháng 7 sắp tới, và các Đặc Phái viên về quyền của công nhân nhập cư, buôn bán trẻ em, v.v. vào thời điểm cần thiết.
Việt Nam, với tư cách thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc chia sẻ quan điểm của các nước về làm thế nào để thúc đảy và tăng cường nhân quyền.
Chúng tôi cam kết chủ động xây dựng, duy trì đối thoại, hợp tác và nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của mình.
Chúng tôi đã hoàn tất ba tiếng rưỡi thảo luận hiệu quả về tăng cường nhân quyền ở VN, trong không khí tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng chủ quyền và các quyền căn bản khác theo Hiến chương LHQ.
Việt Nam sẵn sàng mở cửa cho đối thoại và hợp tác với các nước khác. Chúng tôi đánh giá cao các ý kiến đóng góp xây dựng, các ý kiến tích cực về quá trình cải thiện nhân quyền ở VN trong vòng bốn năm qua. Tuy nhiên, đáng tiếc một số bình luận lại dựa trên những nhận định thiếu thông tin thực tế về tình hình Việt Nam.
*
Sau phát biểu của ông Hà Kim Ngọc, chủ tọa tuyên bố: Báo cáo sẽ được nhóm troika chuẩn bị và được thông qua vào thứ sáu 7/2, sau 3h chiều.
Có thể nói, tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) kỳ này, nhà cầm quyền Việt Nam phải hứng chịu một trận 'tổng sỉ vả' vì tình trạng nhân quyền tồi tệ từ phái đoàn các nước. Bộ mặt của tân thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc trở nên trơ trẽn và lố bịch trước quốc tế.
Blogger Phạm Lê Vương Các nhận định: "Thay vì thẳng thắn và thành tâm thừa nhận những hạn chế của mình trong việc tôn trọng nhân quyền để từ đó có thể đưa ra những cam kết mà quyết tâm khắc phục theo chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, thì phái đoàn Việt Nam lại sử dụng các lập luận quen thuộc để chống chế lại những cáo buộc và kiến nghị từ các nước trong phiên UPR. Nghe phái đoàn Việt Nam trả lời giống như buổi họp để "báo cáo thành tích" hơn là dành cho phiên Kiểm điểm về nhân quyền. Điều này là dấu hiệu cho thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam cũng sẽ không có gì sáng sủa trong thời gian tới."
Đại diện Danlambao có mặt tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) nhận xét: Nhìn chung, các nước đang phát triển, các nước yếu kém về nhân quyền, thì thường 'đánh giá cao' VN, nhưng cũng chỉ là về các vấn đề như xóa đói giảm nghèo, đạt vài mục tiêu thiên niên kỷ. Các nước phương Tây thẳng thắn và cụ thể hơn. Qua đây có thể thấy rằng, thực sự vấn đề nhân quyền của VN phải do chính người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước chủ động thúc đẩy. Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là nhóm các nước phát triển sẽ đóng vai trò hỗ trợ.
Danlambao sẽ tiếp tục có bài phân tích về UPR và việc vận dụng các cơ chế quốc tế dể dấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam (hiệu quả hay không hiệu quả, nên vận dụng như thế nào, v.v...)
Danlambao danlambaovn.blogspot.com
Theo BBC Tiếng Việt, phái đoàn các nước đăng ký tham gia phát biểu trong phiên UPR của Việt Nam lên tới 107 nước.
Lúc 20h38 phút, buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam chính thức diễn ra. Sau phát biểu khai mạc ngắn gọn của người chủ trì buổi họp, phái đoàn của chính phủ Việt Nam gồm khoảng 16 người đang thao thao bất tuyệt đọc một báo cáo khoảng 20 trang, tiếp tục khoe khoang về cái gọi là 'thành tích nhân quyền'.
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đọc diễn văn.
Lúc 21 giờ: Đại diện Danlambao hiện đang có mặt tại hội trường cho biết, phiên điều trần diễn ra tại phòng hội nghị số 20, hội trường được bố trí theo kiểu bàn tròn (nhiều vòng tròn đồng tâm), với báo chí ngồi ngoài cùng.
Phiên kiểm điểm định kỳ bắt đầu với bài báo cáo thành tích nhân quyền của Việt Nam trong vòng 5 năm qua, do Thứ trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc đọc.
Bài diễn văn nhấn mạnh những thành tựu Nhà nước đã đạt được trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. ''Ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là phát triển kinh tế-xã hội, kiện toàn hệ thống pháp luật, bảo vệ quyền con người và xây dựng nhà nước pháp quyền''. Diễn văn cho rằng sự kiện thông qua hiến pháp năm 2013 là một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước và là ''bước tiến mới đến nhà nước pháp quyền''.
Ông Hà Kim Ngọc không quên nhấn mạnh, dự thảo hiến pháp đã được gửi đến các cơ quan truyền thông đại chúng trước 10 tháng, và nhận được ''hàng triệu ý kiến góp ý'', ''toàn bộ chương II của Hiến pháp với 36 điều được dành hoàn toàn cho vấn đề nhân quyền, quyền và nghĩa vụ của công dân''.
Ảnh: Bùi Tuấn Lâm - Facebook Peter Lâm Bùi
Đại diện Danlambao cho biết thêm: Đáng chú ý là trong lúc phiên điều trần diễn ra, một cuộc biểu tình của đông đảo người Việt Nam ở châu Âu cũng đang diễn ra ngay trước cổng tòa nhà trụ sở Liên Hợp Quốc, với những lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Bên trong hội trường cũng có mặt rất nhiều người Việt. Trước đó, một số người xuất hiện dường như chỉ để chụp ảnh phái đoàn dân sự của Việt Nam.
Toàn cảnh hội trường. (Ảnh: Bùi Tuấn Lâm, tức Facebooker Peter Lâm Bùi)
Đại diện Thái Lan phát biểu tỏ ý hoan nghênh các nỗ lực cải thiện nhân quyền của Việt Nam. ''Chúng tôi ghi nhận việc thông qua hiến pháp mới theo hướng thúc đẩy nhân quyền. Chúng tôi đánh giá cao chương trình hành động vì trẻ em, tạo ra một môi trường tốt đẹp hơn cho trẻ em. Chúng tôi kiến nghị Việt Nam thiết lập một định chế bảo vệ nhân quyền quốc gia''.
Đại diện Ba Lan đề nghị Việt Nam điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với các cơ chế nhân quyền quốc tế, phê chuẩn Công ước chống Tra tấn, xây dựng luật pháp theo hướng thừa nhận quyền tự do ngôn luận, hội họp, và tiến hành điều tra các vụ lạm dụng trẻ em, bạo lực nhằm vào trẻ em.
Đại diện Sri Lanka: Chúng tôi kiến nghị Việt Nam tiếp tục xúc tiến các nỗ lực xóa đói giảm nghèo, bảo vệ quyền lợi của người thiểu số, nhất là ở miền núi, vùng sâu vùng xa.
Đại diện Thụy Điển: Facebook đang thu hút hàng triệu người sử dụng ở Việt Nam, nhưng chúng tôi cũng ghi nhận sự tăng cường đàn áp, sách nhiễu nhằm vào những người sử dụng Facebook. Chúng tôi nhận thấy cả việc công an tăng cường dùng vũ lực đối với những người chỉ thực thi quyền tự do ngôn luận của họ một cách ôn hòa; và lạm dụng các điều luật mơ hồ để trấn áp. Chúng tôi kiến nghị:
- Việt Nam đảm bảo quyền tự do ngôn luận cả trên mạng và ngoài đời;
- Việt Nam sửa đổi Bộ luật Hình sự và bổ sung các điều luật liên quan theo hướng bảo vệ nhân quyền;
- Việt Nam tiến tới giảm án tử hình.
Đại diện Philippines: Chúng tôi đề nghị Việt Nam tiếp tục chủ động tham gia các cơ chế nhân quyền của khu vực, nhất là cơ chế bảo vệ quyền phụ nữ và chống buôn người.
Đại diện Mỹ: Chúng tôi cảm ơn bài diễn văn của đoàn Việt Nam, cũng như hoan nghênh việc Viêt Nam ký Công ước Chống Tra tấn và có những bước đi trong việc cải thiện quyền của người đồng tính (LGBT). Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại vì Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu và bắt giam những người thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp; tiếp tục hạn chế tự do tôn giáo, sách nhiễu các nhà thờ, công đoàn độc lập, và thực hiện lao động cưỡng bức. ngăn chặn khối xã hội dân sự tham gia tiến trình UPR. Chúng tôi kiến nghị:
1. Việt Nam xem xét lại tất cả các đạo luật mơ hồ
2. Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là: Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày, và Trần Huỳnh Duy Thức...
3. Thúc đẩy quyền của người lao động, và khẩn trương ký phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn.
Ảnh: Bùi Tuấn Lâm, facebook Peter Lâm Bùi
Bình luận của đại diện Danlambao đang có mặt tại hội trường: Xu hướng chung là các nước, đặc biệt các nước đang phát triển trong khu vực hoặc châu Mỹ, thể hiện quan điểm một cách ngoại giao, chung chung, chẳng hạn đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện nhân quyền.
Trong khi đó, các quốc gia phương Tây như Thụy Điển, Anh, Mỹ... có quan điểm thẳng thắn và kiến nghị cụ thể hơn.
*
Lúc 09h55: Phái đoàn đại diện chính phủ Việt Nam đang phát biểu để phản hồi khuyến nghị của các nước. Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc mời thành viên các bộ ngành trả lời các nội dung các đoàn vừa nêu. Bắt đầu là một viên chức bộ tư pháp đang giải trình bằng tiếng Việt, sau đó đến bộ kế hoạch đầu tư, bộ thông tin truyền thông và bộ công an.
Đại diện Bộ Tư pháp cho biết: Việt Nam đã giảm một nửa số tội có hình phạt tử hình, từ 44 tội trong Bộ luật hình sự năm 1985, xuống còn 29 tội trong Bộ luật hình sự năm 1999, và trong Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 giảm xuống còn 22.
Hình phạt tử hình là cần thiết để trừng phạt các hành vi phạm tội ở Việt Nam, người dân Việt Nam tán thành với quan điểm đó.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ xem xét sửa đổi Bộ luật hình sự và giảm số tội có hình phạt tử hình, chỉ giữ lại những tội nghiêm trọng, có tính chất man rợ, và CÁC TỘI ĐE DỌA SỰ TỒN VONG CỦA NHÀ NƯỚC.
Đại diện Bộ Thông tin Truyền thông khẳng định: 'Quyền tự do ngôn luận, thông tin ở Việt Nam trong thời gian qua có sự cải thiện nhờ sự phát triển nhanh của Internet. Hiến pháp nêu rõ công dân có quyền tự do ngôn luận, hội họp... Ở Việt Nam hiện nay không có kiểm duyệt báo chí xuất bản, Internet. Các cuộc tranh luận, chất vấn diễn ra thực chất tại Quốc hội và các diễn đàn chính thức khác. Vai trò của Quốc hội được nâng cao. Hơn 3 triệu blogger còn bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội. Tuy nhiên luật pháp VN quy định hạn chế tự do ngôn luận trong một số trường hợp, phù hợp với ICCPR. Cụ thể, luật pháp Việt Nam cấm các hành vi sau đây: Tuyên truyền kích động bạo lực, kích động hằn thù dân tộc tôn giáo, truyền bá mê tín dị đoan, kích động bạo lực chống nhà nước
Liên quan đến vấn đề Internet, chúng tôi khẳng định Nghị định 72 không hạn chế tự do ngôn luận mà nhằm bảo vệ môi trường Internet, đối phó với các rủi ro từ việc sử dụng Internet, tạo môi trường kinh doanh minh bạch cho các doanh nghiệp, tăng cường bảo đảm thông tin trên mạng...
Sau đó, đến lượt Đại diện Bộ Công an tiếp lời: Về cơ sở pháp lý của việc bắt giữ xử lý các cá nhân xâm phạm an ninh quốc gia: Đó là các điều luật được quy định tại Chương XI của BLHS, quy định các hành vi như khủng bố, bạo loạn, phá hoại chính sách kinh tế-xã hội, gây kỳ thị và chia rẽ, xâm phạm lợi ích nhà nước và cá nhân. Việc này phù hợp với Điều 18, 19, 21, 21 ICCPR.
Đại diện Bộ Công an cũng khẳng định: Việt Nam đảm bảo tất cả các quyền tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp, quyền phụ nữ, quyền trẻ em. Các điều khoản về an ninh quốc gia đưa ra những giới hạn cần thiết trên một số lĩnh vực, trong các quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, tự do tôn giáo... nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, đạo đức và trật tự xã hội. Điều này phù hợp với Điều 29 Tuyên ngôn Nhân quyền. Còn về tình trạng giam giữ người phạm tội: Năm 2011 Việt Nam đã ban hành nghị định bổ sung về chế độ ăn mặc, ở, y tế, dạy nghề cho các phạm nhân. Luật Thi hành án hình sự quy định phạm nhân được phép gặp người thân...
Anh Bùi Tuấn Lâm (facebook Peter Lâm Bùi) đại diện cho phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam đến tham dự hội nghị. Trong ảnh, phía sau lưng của Lâm là phái đoàn đại diện chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trong đó có đại diện bộ công an.
Bùi Tuấn Lâm chia sẻ trên facebook: "Đến chụp hình và được đón nhận với rất nhiều mắt như viện đạn" từ phái đoàn nhà nước VN.
*
Đại diện Danlambao có mặt tại hội trường cho biết: Nhìn chung, đại diện phái đoàn Việt Nam phát biểu với nội dung tương tự như các cuộc họp chi bộ của đảng, chỉ khác là địa điểm diễn ra hội nghị là tại trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Nhiều người Việt có mặt tại hội trường, nghe cách hỏi một đằng trả lời một nẻo của các Bộ Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, và những câu trả lời ''lưỡi gỗ'' của Bộ 4T, Bộ Công an, đều phải chép miệng, lắc đầu ngắn ngẩm.
Khi Bộ 4T khẳng định ở Việt Nam không có kiểm duyệt báo chí-xuất bản, nhà báo Đoan Trang buột miệng: "Thế à?''
*
Tiếp tục phần bình luận và khuyến nghị của các nước, đại diện Canada phát biểu: Chính phủ Việt Nam đã từng chấp thuận khuyến nghị về Luật Tiếp cận Thông tin trong lần UPR 2009, vậy xin hỏi chính phủ Việt Nam bao giờ sẽ thông qua và ban hành Luật này?
Đề nghị chính phủ VN thay đổi các điều luật 79, 88 và 258 và các điều khoản khác trong Bộ luật Hình sự để phù hợp với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ chính phủ Việt Nam về mặt kỹ thuật để thực hiện những điều này.
Trong khi đó, đại diện phái đoàn Trung Quốc cộng sản thì ngỏ lời chúc mừng các kết quả mà VN 'đạt được trong lĩnh vực nhân quyền'. Trung Quốc ủng hộ sự lựa chọn độc lập của Việt Nam trong các vấn đề nhân quyền.
Phái đoàn Cuba cộng sản 'khủng bố' hội nghị bằng phát biểu: Mong Việt Nam tiếp tục đảm bảo quyền con người để thực sự là một nhà nước của dân do dân và vì dân. Chúng tôi vẫn nhớ những lời của vị lãnh tụ vĩ đại Việt Nam, và những tình cảm gắn bó của chủ tịch Fidel Castro với nhân dân Việt Nam.
Đại diện Phần Lan: Xin chúc mừng Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ và các nỗ lực cải thiện nhân quyền… Nhưng chúng tôi sẽ cảm ơn nếu các bạn nói rõ hơn tự do ngôn luận trên mạng được bảo đảm như thế nào. Chúng tôi cũng kiến nghị Việt Nam đảm bảo Nghị định 72 được thực hiện sao cho không hạn chế tự do cá nhân được bày tỏ chính kiến trên Internet.
Đại diện Cộng hòa Séc: Kiến nghị Việt Nam gỡ bỏ các điều khoản hạn chế quyền tự do lập hội và tự do ngôn luận. Chúng tôi cũng hy vọng chính phủ Việt Nam tiến hành các cải cách hướng tới nền dân chủ đa đảng.
*
Bạn đọc Dâu Bể Tang Thương bình luận trên phần phản hồi Danlambao: "Tôi chỉ bắt đầu nghe từ khi đại diện Algeria và Angola phát biểu và tắt ngay không nghe nữa. Nản toàn tập vì rõ ràng chẳng ai quan tâm đến tình hình thật sự của Việt Nam cả. Chỉ là những phát biểu chiếu lệ, hời hợt mang tính ngoại giao. Không thể nào mong chờ vào sự giúp đỡ của cộng đồng thế giới được.
Quang cảnh hôm nay chẳng khác gì lúc thế giới bị phân hóa trước thềm đệ nhị thế chiến. Xem bộ thế giới sau hơn 60 năm ngủ mơ đã quên đi bài học đắt giá, nhân nhượng với những quốc gia độc tài, hiếu chiến chỉ khuyến khích họ lấn tới mà thôi. Thôi thì toàn dân ta hãy cùng ôn lại Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vậy: Tự ta, ta phải cứu mình, vội vã hơn cứu người chết đuối..."
Đại diện Ủy ban Dân tộc của đảng cộng sản VN đang phát biểu.
Sau phần khuyến nghị, phái đoàn Việt Nam lại tiếp tục báo cáo, khoe khoang thành tích nhằm lừa đảo cộng đồng quốc tế.
Đại diện Ủy ban Dân tộc báo cáo thành tích: 100% xã đạt giáo dục tiểu học, 34 tỉnh tổ chức lớp chữ tiếng dân tộc, hơn 99% xã có trạm y tế...
Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ: Nhà nước luôn thực hiện chính sách nhất quán là tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Hiến pháp quy định về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, không còn là với 'công dân' như trước đây, là là với 'mọi người'.
Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo in ấn kinh sách...
Nhìn chung, tất cả phần trả lời của đại diện phái đoàn chính phủ Việt đều được soạn sẵn theo định hướng của đảng cộng sản. Các đại biểu trong đoàn chỉ cần thao thao bất tuyệt đọc những bản báo cáo láo dài lê thê.
Các quan chức đều cắm cúi trích dẫn hiến pháp và luật pháp Việt Nam để phản bác các ý kiến, ví dụ khẳng định "Hiến pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận, xét xử, quyền bình đẳng của mọi công dân trước tòa án". Đại diện Tòa án Nhân dân Tối cao hùng hồn tuyên bố: 'Khi xét xử, tòa án và thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật'.
'Theo điều 19 BLTTHS, luật sư có quyền bình đẳng với kiểm soát viên trong việc đưa ra chứng cứ, tranh luận... (nuốt nước bọt). Việc tham gia của luật sư giúp cho HĐXX có những bản án công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật'.
Nhìn chung, các thành viên phái đoàn Việt Nam đọc không sai một chữ so với diễn văn viết sẵn, chỉ thỉnh thoảng hơi ngắc ngứ.
Có mặt tại hội trường, giám đốc tổ chức VOICE là luật sư Trịnh Hội bình luận: "Thiệt là lạ. Đại diện các bộ từ Việt Nam chắc toàn là superman và superwoman. Họ đã biết trước các nước sẽ hỏi gì vì ngay sau khi có câu hỏi là họ đã soạn sẵn ngay vài trang giấy chỉ trong vòng vài phút để trả lời. Tiếc là câu trả lời tràng giang đại hải chẳng ăn nhập gì đến câu hỏi!"
*
Tiếp tục phần bình luận và khuyến nghị của quốc tế, đại diện phái đoàn Đức phát biểu: Hoan nghênh VN ký Công ước Chống tra tấn và trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền.
Đức khuyến nghị chính phủ Việt Nam giảm án tử hình. Trả tự do ngay lập tức cho các tù nhân bị giam giữ tùy tiện. Thực hiện nghiêm túc các quyền được quy định trong các công ước mà VN đã ký kết, đặc biệt quyền tự do biểu đạt trên Internet.
#Vietnam getting slapped around at the UN human rights review right now (done every 4 years). Follow #UPR18 hashtag for updates. - Pamela McElwee (@PamMcElwee) February 5, 2014
Giáo sư Pamela McElwee từ Đại học State University of New Jersey nói trên Twitter "Chính quyền VN đang bị các nước sỉ vả trước LHQ trong phiên UPR tổ chức 4 năm 1 lần". (Theo Nhật Ký Yêu Nước)
Facebook Viet Nam UPR - trang facebook chính thức của đại diện các nhóm dân sự độc lập Việt Nam có mặt tại hội nghị ghi nhận:
Phái đoàn Lào nêu kiến nghị VN tiếp tục hợp tác với các cơ chế LHQ để 'đạt nhiều thành tựu hơn nữa về nhân quyền'.
Đại diện phái đoàn Lithuania bày tỏ quan ngại về việc chính phủ Việt Nam tiếp tục bắt giữ các blogger, nhà báo vì thể hiện quan điểm một cách ôn hòa ôn hòa. Lithuania đề nghị chính phủ VN đảm bảo quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận của người dân.
Phái đoàn Luxembourg khuyến nghị chính phủ Việt Nam đảm bảo quyền tự do thông tin, đặc biệt bảo vệ nhà báo và blogger cũng như những người bảo vệ nhân quyền. Tất cả mọi người đều phải được xét xử công bằng. Các phiên tòa phải được công khai và cho phép tất cả mọi người được tham dự một cách không hạn chế.
Phát đoàn Ireland bày tỏ quan ngại về việc các công ty cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam đã theo dõi người sử dụng. Ireland khuyến nghị chính phủ Việt Nam đảm bảo các quyền tự do biểu đạt. Đề nghị tuân thủ nghiêm ngặt điều 19 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.
Phái đoàn Nhật Bản: Ghi nhận các thành tựu về xóa đói giảm nghèo của chính phủ Việt Nam. Nhật khuyến nghị Việt Nam nghị mở rộng quyền tự ngôn luận, tự do bày tỏ, đồng thời Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ Việt Nam cải cách tư pháp, đào tạo nhân lực về pháp lý.
Đặc biệt, đại diện phái đoàn Miến Điện nêu khuyến nghị yêu cầu chính phủ Việt Nam dân chủ hóa, tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của nhân dân. Có những biện pháp giúp đỡ các nhóm dễ tổn thường. Tăng cường giáo dục về nhân quyền cho người dân và các cơ quan nhà nước. Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội vào quá trình ra quyết định và hoạch định chính sách.
Lúc 24 giờ Việt Nam (18 giờ Thụy Sỹ), thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đọc diễn văn kết luận sau bình luận và khuyến nghị của đại diện các nước:
Đáp lại 36 quốc gia, chúng tôi muốn nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là tăng cường đối thoại để thúc đẩy nhân quyền. Do đó, các câu hỏi được đặt ra đều dược ghi nhận và phản hồi trong không khí cởi mở, hữu nghị, nhằm cải thiện nhân quyền.
Việt Nam đang gia nhập các công ước khác của Liên Hợp Quốc, ví dụ về cưỡng bức mất tích, tình trạng của người tị nạn, người lao động. Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh, VN cam kết đối thoại
Chúng tôi đang sắp xếp chuyến thăm của Đặc Phái viên về Tự do tôn giáo của Liên Hợp Quốc vào tháng 7 sắp tới, và các Đặc Phái viên về quyền của công nhân nhập cư, buôn bán trẻ em, v.v. vào thời điểm cần thiết.
Việt Nam, với tư cách thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc chia sẻ quan điểm của các nước về làm thế nào để thúc đảy và tăng cường nhân quyền.
Chúng tôi cam kết chủ động xây dựng, duy trì đối thoại, hợp tác và nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của mình.
Chúng tôi đã hoàn tất ba tiếng rưỡi thảo luận hiệu quả về tăng cường nhân quyền ở VN, trong không khí tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng chủ quyền và các quyền căn bản khác theo Hiến chương LHQ.
Việt Nam sẵn sàng mở cửa cho đối thoại và hợp tác với các nước khác. Chúng tôi đánh giá cao các ý kiến đóng góp xây dựng, các ý kiến tích cực về quá trình cải thiện nhân quyền ở VN trong vòng bốn năm qua. Tuy nhiên, đáng tiếc một số bình luận lại dựa trên những nhận định thiếu thông tin thực tế về tình hình Việt Nam.
*
Sau kết luận của thứ trước ngoại giao Việt Nam, ông Hà Kim Ngọc
cáo buộc "những nhận định thiếu thông tin thực tế về tình hình",
phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) vể tình trạng
nhân quyền Việt Nam chính thức bế mạc.
Sau phát biểu của ông Hà Kim Ngọc, chủ tọa tuyên bố: Báo cáo sẽ được nhóm troika chuẩn bị và được thông qua vào thứ sáu 7/2, sau 3h chiều.
Có thể nói, tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) kỳ này, nhà cầm quyền Việt Nam phải hứng chịu một trận 'tổng sỉ vả' vì tình trạng nhân quyền tồi tệ từ phái đoàn các nước. Bộ mặt của tân thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc trở nên trơ trẽn và lố bịch trước quốc tế.
Blogger Phạm Lê Vương Các nhận định: "Thay vì thẳng thắn và thành tâm thừa nhận những hạn chế của mình trong việc tôn trọng nhân quyền để từ đó có thể đưa ra những cam kết mà quyết tâm khắc phục theo chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, thì phái đoàn Việt Nam lại sử dụng các lập luận quen thuộc để chống chế lại những cáo buộc và kiến nghị từ các nước trong phiên UPR. Nghe phái đoàn Việt Nam trả lời giống như buổi họp để "báo cáo thành tích" hơn là dành cho phiên Kiểm điểm về nhân quyền. Điều này là dấu hiệu cho thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam cũng sẽ không có gì sáng sủa trong thời gian tới."
Đại diện Danlambao có mặt tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) nhận xét: Nhìn chung, các nước đang phát triển, các nước yếu kém về nhân quyền, thì thường 'đánh giá cao' VN, nhưng cũng chỉ là về các vấn đề như xóa đói giảm nghèo, đạt vài mục tiêu thiên niên kỷ. Các nước phương Tây thẳng thắn và cụ thể hơn. Qua đây có thể thấy rằng, thực sự vấn đề nhân quyền của VN phải do chính người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước chủ động thúc đẩy. Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là nhóm các nước phát triển sẽ đóng vai trò hỗ trợ.
Danlambao sẽ tiếp tục có bài phân tích về UPR và việc vận dụng các cơ chế quốc tế dể dấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam (hiệu quả hay không hiệu quả, nên vận dụng như thế nào, v.v...)
Danlambao danlambaovn.blogspot.com
No comments:
Post a Comment