‘Hà Nội hãy xé bỏ báo cáo lừa dối UPR để nói lên thực trạng nhân quyền'
Trà Mi (VOA)
- Đại diện các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam đang có các
hoạt động sôi nổi tại Geneve (Thụy Sĩ) đưa những hình ảnh xác thực từ
trong nước ra quốc tế để vận động áp lực Việt Nam cải thiện quyền con
người nhân cuộc kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát UPR của Hà Nội
trước Liên hiệp quốc vào ngày 5 tháng này.
Phái đoàn các bạn trẻ từ trong nước gồm đại diện Mạng Lưới Blogger
Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền
thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị-Tôn giáo Việt Nam và tổ chức thiện nguyện quốc tế VOICE
của người Việt hải ngoại đón chào Tết Giáp Ngọ bằng hàng loạt các buổi
hội họp với quốc tế trình bày thực trạng nhân quyền tại Việt Nam mà cao
điểm là sự kiện mang tên ‘Ngày Việt Nam’ bên trong trụ sở Liên Hiệp
Quốc. Buổi hội thảo đã quy tụ sự tham dự của phái đoàn các quốc gia cũng
như các tổ chức quốc tế quan tâm đến nhân quyền Việt Nam.
“Các khách mời đã tham gia rất nhiệt tình. Về các phái đoàn ngoại giao có phái đoàn của Mỹ, Nauy, Canada, Thụy Sĩ, những nước có quan tâm đặc biệt về nhân quyền Việt Nam và đã giúp đỡ rất nhiều trong việc thúc đẩy Việt Nam bảo vệ nhân quyền. Họ không những giúp về phía chính phủ mà còn giúp các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam. Trong lần UPR trước, các phái đoàn này đã đưa ra các đánh giá và khuyến nghị rất cụ thể và thực tế cho tình hình nhân quyền Việt Nam. Cho nên, chúng tôi muốn họ giúp đưa tiếng nói của chúng tôi lên diễn đàn UPR vào ngày 5/2 tới.
Về các tổ chức quốc tế có Cao Ủy nhân quyền Liên hiệp quốc, Ân xá
Quốc tế, Human Rights Watch, Văn bút Quốc tế, Phóng viên không biên
giới. Ngoài ra còn có các Việt kiều cùng đến tham dự, đưa ra rất nhiều
câu hỏi và trăn trở.
Ngay sau Ngày Việt Nam, chúng tôi gặp đại diện phái đoàn của Costa
Rica, quốc gia trong nhóm Troika của Việt Nam lần này. Ông trưởng phái
đoàn đã tiếp nhận các hồ sơ của chúng tôi, cam kết đưa các tiếng nói của
các hội nhóm dân sự độc lập vào phiên UPR và sẽ cố gắng đảm bảo phiên
UPR công bằng, phản ánh đúng thực chất tình trạng nhân quyền của Việt
Nam.”
Các cử tọa quốc tế trong buổi hội thảo quan tâm nhất những điểm gì về
tình hình nhân quyền Việt Nam? Một trong những diễn giả trẻ tên Trương Ngân, đại diện Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị-Tôn giáo, chia sẻ:
“Họ quan tâm đến tình trạng những nhà đấu tranh trong nước bị bắt bớ
và tự do ngôn luận bị hạn chế tại Việt Nam. Họ cũng lo lắng cho các bạn
trẻ từ buổi hội thảo này trở về Việt Nam sẽ gặp khó khăn với chính
quyền.”
Blogger Peter Lâm Bùi, thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam
tham gia trình bày trong buổi hội thảo “Ngày Việt Nam”, nói anh vui
mừng có dịp gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với bạn bè quốc tế về tình trạng
vi phạm nhân quyền trong nước. Tuy nhiên, anh tiếc rằng không có sự tham
dự của phái đoàn chính phủ Việt Nam tại buổi họp để cùng thảo luận và
chất vấn thẳng thắn giữa các bên liên quan.
Về lịch trình vận động kế tiếp của phái đoàn đại diện xã hội dân sự từ Việt Nam, blogger Nguyễn Anh Tuấn, cho biết thêm:
“Ngày mai tụi em gặp báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc đặc
trách tự do tôn giáo, người theo dự kiến vào tháng 7 sẽ có chuyến thăm
lần đầu tiên trong lịch sử tới Việt Nam để tìm hiểu tình hình tự do tôn
giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, tụi em đang cố gắng sắp xếp thêm các cuộc
gặp với phái đoàn các nước trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
Ngoài ra tiếp tục có thêm các cuộc gặp với đại diện các tổ chức nhân
quyền quốc tế. Cao Ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc đang dự kiến tổ chức
buổi làm việc với phái đoàn chính phủ Việt Nam liên quan đến tình trạng
các nhà hoạt động bị cấm xuất cảnh, bị tước quyền tự do đi lại. Tụi em
đề nghị được tham gia chung buổi gặp đó. Đây giống như một kiểu đối
chất, mình chuẩn bị sẵn các bằng chứng chứng tỏ nhiều công dân Việt Nam
bị vi phạm các quyền này. Sau buổi UPR của Việt Nam, tụi em chấm dứt các
cuộc gặp chính thức, nhưng sẽ tiếp tục có các buổi làm việc phi chính
thức với những tổ chức quốc tế về nhân quyền có trụ sở tại Geneva này.”
Trà Mi phỏng vấn blogger Nguyễn Anh Tuấn.
Đây là lần đầu tiên các nhà hoạt động xã hội trong nước thực hiện chuyến
đi vận động sang tận trụ sở chính của Liên hiệp quốc, kêu gọi sự quan
tâm hơn nữa của quốc tế giúp thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam.
voatiengviet.com/content/soi-noi-cac-cuoc-van-dong-tai-vn-truoc-khi-vietnam-bao-cao-nhan-quyen-upr/1843224.html
*
‘Hà Nội hãy xé bỏ báo cáo lừa dối UPR để nói lên thực trạng nhân quyền'
Trà Mi (VOA) - Một tổ chức bảo vệ nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại Pháp gửi thư cho phái đoàn Bộ Ngoại giao Hà Nội tới Genève (Thụy Sĩ) kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát UPR vào ngày 5/2 đề nghị Việt Nam xé bỏ bản phúc trình‘dối gạt về nhân quyền để nói lên thảm trạng thực của nhân quyền Việt Nam.’
Thư ngỏ do Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, ông Võ Văn Ái gửi đi ngay ngày mùng một Tết Giáp Ngọ có đoạn viết:
“Xin quý Ông Bà hãy khắc ghi tên mình vào lịch sử dân tộc, vào đáy lòng chín mươi triệu dân Việt hôm nay, bằng cách nói lên sự thật về thảm trạng nhân quyền Việt Nam. Giữa cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát tại Hội đồng nhân quyền LHQ ngày 5 tháng 2 này, quý vị hãy dõng dạc nói rằng: ‘Chúng tôi mang sang bản Báo cáo về thực thi nhân quyền của CHXHCNVN dài gần 30 trang để đọc. Nhưng chúng tôi xin xé bỏ trước mặt quý vị, dành thì giờ nói lên những vi phạm nhân quyền trầm trọng mà lâu nay chưa tiện nói ra. Xin các phái đoàn Chính phủ trong thế giới hãy chất vấn và cố vấn cho chúng tôi phải làm gì, làm sao để thực thi các Công ước LHQ mà Việt Nam ký kết từ năm 1982”.
Ông Võ Văn Ái nói cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát ngày 5.2 sắp tới là cơ hội duy nhất để phái đoàn báo cáo nhân quyền của chính phủ Việt Nam ghi tên vào sử xanh, đồng thời đề xuất cho Đảng và Nhà nước “một mô thức trở về với dân, đứng vào hàng ngũ nhân dân trong tinh thần đa nguyên dân chủ, để chiến đấu cho một nước Việt Nam dân chủ, phú cường, thoát ly tròng ách xích hóa.”
Lá thư được gửi đi vài ngày trước khi Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam phối hợp cùng Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH tổ chức một buổi hội thảo tại trụ sở Liên hiệp quốc để kêu gọi cho nhân quyền Việt Nam.
Buổi hội thảo ngày 4.2, một ngày trước khi Hà Nội báo cáo nhân quyền trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, xoay quanh chủ đề “Tiếng nói của xã hội dân sự bị cấm đoán tại Việt Nam”.
Trong số các diễn giả có hai nhân chứng từ Việt Nam đang bị quản thúc tại gia trình bày qua băng ghi âm là Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Huynh trưởng Gia Đình Phật tử Vụ Lê Công Cầu thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức tôn giáo không được Hà Nội công nhận.
Trà Mi
*
Hoạt động nhân quyền Việt Nam ở LHQ
BBC - Vào chiều thứ Tư ngày 5/2 giờ Geneva, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ có phiên Kiểm định Định kỳ Phổ quát – UPR – để nhìn lại tình hình nhân quyền Việt Nam kể từ lần kiểm điểm trước và cũng là lần đầu tiên vào năm 2009.
Điểm đặc biệt của lần kiểm điểm này là Việt Nam vừa mới trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền hôm 1/1/2014.
Trước phiên UPR, Việt Nam đã công bố báo cáo 20 trang về chuyện tình hình nhân quyền ở Việt Nam được cải thiện với số lượng cơ quan báo chí tăng so với hồi năm 2009, các quyền con người được đảm bảo về luật pháp và trong thực tiễn.
Một trong những bằng chứng về chuyện người dân được tham gia đóng góp ý kiến đối với mọi vấn đề hệ trọng của đất nước là chuyện có tới 26 triệu lượt đóng góp ý kiến cho quá trình sửa đổi Hiến Pháp.
Việt Nam nói họ luôn coi trọng quyền con người của người dân nhưng luôn bị những người “có dụng ý xấu” tuyên truyền không đúng về Việt Nam.
Tường thuật của Nguyễn Hùng, Bình Khuê.
Hoạt động nhân quyền Việt Nam ở LHQ
BBC - Vào chiều thứ Tư ngày 5/2 giờ Geneva, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ có phiên Kiểm định Định kỳ Phổ quát – UPR – để nhìn lại tình hình nhân quyền Việt Nam kể từ lần kiểm điểm trước và cũng là lần đầu tiên vào năm 2009.
Điểm đặc biệt của lần kiểm điểm này là Việt Nam vừa mới trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền hôm 1/1/2014.
Trước phiên UPR, Việt Nam đã công bố báo cáo 20 trang về chuyện tình hình nhân quyền ở Việt Nam được cải thiện với số lượng cơ quan báo chí tăng so với hồi năm 2009, các quyền con người được đảm bảo về luật pháp và trong thực tiễn.
Một trong những bằng chứng về chuyện người dân được tham gia đóng góp ý kiến đối với mọi vấn đề hệ trọng của đất nước là chuyện có tới 26 triệu lượt đóng góp ý kiến cho quá trình sửa đổi Hiến Pháp.
Việt Nam nói họ luôn coi trọng quyền con người của người dân nhưng luôn bị những người “có dụng ý xấu” tuyên truyền không đúng về Việt Nam.
Tường thuật của Nguyễn Hùng, Bình Khuê.
No comments:
Post a Comment