Liệt sĩ CSVN bị chính quyền VC ''hạ nhục''
Tác giả: Marianne Brown- VOA
Người biểu tình chống Trung Quốc đặt hoa tại một ngôi chùa ở Hà Nội kỷ niệm cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979
HÀ
NỘI - Khoảng 100 người tuần hành trong trung tâm thủ đô Hà Nội hôm Chủ
nhật để kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, diễn ra chỉ
trong một thời gian ngắn nhưng là một cuộc chiến đẫm máu.
Những
người biểu tình chống Trung quốc tuần hành quanh bờ hồ trong trung tâm
thủ đô Hà Nội vào sáng Chủ nhật để kỷ niệm ngày này cách nay 35 năm,
quân đội Trung Quốc tiến hành cuộc chiến xâm lăng miền bắc Việt Nam kéo
dài gần 1 tháng.
Những người tham gia cuộc biểu tình cầm hoa, và buộc dải băng trên đầu với dòng chữ “Nhân Dân Không Quên.”
Binh
sĩ Trung Quốc tràn qua biên giới ngày 17 tháng 2 năm 1979, một thời
gian ngắn sau khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia, lúc đó Campuchia nằm
dưới sự lãnh đạo của Khmer Đỏ đồng minh của Trung Quốc.
Người
ta tin rằng khoảng 21.000 người của cả 2 phía đã chết trong cuộc chiến
này, mặc dù cả 2 chính phủ đều không đưa ra số liệu chính thức.
Cuộc
chiến này cho đến giờ vẫn còn là một đề tài rất nhạy cảm ở Việt Nam do
quan hệ ngoại giao tế nhị với Trung Quốc. Sinh viên 20 tuổi, Kim Bích
Ngọc, cho biết các giáo viên đã cảnh cáo là cô sẽ bị đuổi ra khỏi đại học nếu tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Sinh viên Ngọc nói: “Chính phủ không muốn nhân dân Việt Nam biết điều đó vì họ sợ nó sẽ ảnh hưởng đến bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc.”
Người biểu tình, thoạt tiên, định đến đặt hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ, vị Hoàng đế biểu tượng của đất nước, nhưng khu vực quanh tượng đài đông nghẹt thành viên của các câu lạc bộ khiêu vũ và thể dục nhịp điệu.
Nhiều người biểu tình nói họ tin rằng chính phủ đã sắp xếp các sinh hoạt này để họ không thể tụ tập ở đó.
Trong đoàn biểu tình có anh Nguyễn Trí Dũng con của ông Nguyễn Văn Hải hay blogger Điếu Cày.
Ông
Nguyễn Văn Hải đã tham gia các cuộc biểu tình từ năm 2008, phản đối
Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông là vùng biển mà Việt Nam tuyên bố
thuộc chủ quyền của mình.
Ông Hải hiện đang thụ án tù 12 năm vì bị kết tội tuyên truyền chống nhà nước.
Anh
Dũng nói anh tin rằng chính phủ Việt Nam không muốn dân chúng biết về
cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Anh cho biết:
“Tôi đã phải tự tìm kiếm lịch sử đích thực (về cuộc chiến này) trên Internet. Tôi đến đây ngày hôm nay để thừa nhận lịch sử đích thực đó. Tôi đã không được học bất cứ điều gì ở trường về cuộc chiến này. Tôi, thậm chí, không biết rằng đã có cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc vào thời gian đó.”
Mặc
dù chính phủ Việt Nam đôi lúc quả có phản đối các hành động của Trung
Quốc ở Biển Đông, mà Việt Nam tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, nhưng
tường thuật của truyền thông về quan hệ ngoại giao giữa 2 nước bị kiểm
soát chặt chẽ.
Trung
Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Anh
Dũng nói anh tin rằng đó là lý do khiến chính phủ không muốn giới thanh
thiếu niên biết về cuộc chiến tranh đó. Anh nói:
“Tôi nghĩ, vì họ sợ nói lên sự thật để giới trẻ biết... chính phủ lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc.”
Các cuộc biểu tình tương tự thường bị cảnh sát giải tán với hàng chục người biểu tình bị bắt giữ.
Mặc
dù bị cảnh sát mặc quân phục lẫn cảnh sát mặc thường phục theo sát,
người biểu tình cuối cùng cũng đã đến đặt hoa tại một ngôi chùa và trở
về nhà.
Liệt sĩ CSVN bị chính quyền 'hạ nhục'
HÀ NỘI 16-2 (NV - nguoi-viet.com)
- Không những không được tưởng niệm tri ân, những người lính CSVN tử
trận trong cuộc chiến chống Trung Quốc các tỉnh biên giới phía Bắc Việt
Nam còn bị chính quyền Việt Nam "hạ nhục."
Để
phá buổi tưởng niệm 40 năm cuộc chiến Việt-Hoa 17-2-1979, nhà cầm quyền
biến chân tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội) sáng 16/2/2014 trở thành nơi
nhảy đầm, múa hát… "Hưởng ứng Năm trật tự và văn minh đô thị 2014".
(Hình: Facebook Nguyễn Tấn Thành)
Do
''chính'' quyền Việt Nam phớt lờ việc tưởng niệm, tri ân những liệt sĩ
này để “giữ gìn quan hệ với Trung Quốc”, một tổ chức dân sự có tên là
No-U FC đã phát lời mời gọi mọi người cùng tưởng niệm họ, nhân 35 năm
ngày Trung Quốc xua quân tràn sang Việt Nam để “dạy cho Việt Nam một bài
học” (17/2/1979 -17/2/2014). Theo dự kiến, buổi tưởng niệm sẽ diễn ra
dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội vào sáng chủ nhật 16 tháng 2.
Trong
ngày thứ bảy 15 tháng 2, chính quyền thành phố Hà Nội đưa rất đông công
nhân đến đó để dựng một sân khấu. Sáng sớm ngày 16 tháng 2, sân khấu
này và khoảng trống quanh chân tượng đài Lý Thái Tổ trở thành nơi tổ
chức nhảy múa, ca hát cổ động… "Hưởng ứng Năm trật tự và văn minh đô thị
2014"!
Nhiều
người mặc thường phục chen vào đoàn người đến tham dự buổi tưởng niệm,
xé nhỏ họ thành nhiều nhóm nhỏ, lăng mạ, lên án họ. Trong những video
clip ghi lại các diễn biến được đưa lên Internet cho thấy, một người đàn
ông lớn tuổi, đi tới, đi lui, xỉ vả, xỉa xói việc tưởng niệm tri ân
những người lính CSVN tử trận 35 năm trước để bảo vệ lãnh thổ, đồng thời
để bảo vệ sự tồn tại của chính quyền CSVN là… “quậy phá”. Ông ta khuyến
dụ: “Hãy để đất nước này bình yên để… xây dựng và phát triển1”
|
Người
tham gia buổi tưởng niệm những người lính CSVN tử trận trong cuộc chiến
chống Trung Quốc các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam phải tìm chỗ để
bày tỏ sự tri ân của mình. (Hình: Tễu Blog)
|
Người
tham dự buổi tưởng niệm những người lính CSVN tử trận khi bảo vệ các
tỉnh biên giới phía Bắc, với vòng khăn đỏ chít trên đầu kèm hàng chữ
“17/2 - Nhân dân không bao giờ quên”,
đành thực hiện một cuộc diễu hành trong vòng vây của đủ loại công an,
cảnh sát, rồi vào đền Ngọc Sơn ở Hồ Gươm thắp hương, đặt hoa tưởng
niệm...
Xung
đột quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc khởi đầu ngày 17 tháng 2 năm
1979, kéo dài khoảng 40 ngày. Vào thời điểm đó, Việt Nam từng hô hào
người Việt trong nước chung sức “đập tan tham vọng bành trướng của bè lũ
bá quyền Bắc Kinh”. Trong giai đoạn này, có rất nhiều lính và thường
dân Việt bị thiệt mạng, mà cho tới nay chính quyền chưa bao giờ công bố
chính thức.
Đến năm 1990, Việt Nam đạt được thỏa thuận “bình thường hóa” trong quan hệ với Trung Quốc. Cũng kể từ đó, chính quyền CSVN bắt đầu phớt lờ sự hy sinh của những người lính đã tử trận trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và tội ác của quân xâm lược Trung Quốc đối với thường dân Việt Nam.
|
Ông
cán bộ già Trần Nhật Quang được nhận diện là cầm đầu đội quân 'dư luận
viên' đến Bờ Hồ phá buổi tưởng niệm liệt sĩ chiến tranh Việt-Hoa
17-2-1979. (Hình: Đặng Phương Bích)
|
Các
nghĩa trang liệt sĩ hoang tàn, vắng lạnh. Bia tôn vinh những người lính
tử trận và tưởng niệm nạn nhân của nhiều vụ thảm sát bị đục bỏ những
chỗ ghi “chống quân Trung Quốc xâm lược” hoặc “tội ác của quân xâm lược
Trung Quốc”. Nhiều ngôi trường, con đường mang tên những người trở thành
liệt sĩ khi chống quân xâm lược Trung Quốc bị đổi tên...
Thực tế đó khiến dân chúng, nhiều cựu chiến binh và cán bộ, đảng viên phẫn nộ.
Hồi cuối năm ngoái, khi trao đổi với đại diện Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, tán thành đề nghị tổ chức tưởng niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng đoạt toàn bộ quần đảo Hoàng Sa hồi tháng 1 năm 1974 và 35 năm ngày nổ ra cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc.
Hạ
tuần tháng 1, buổi tưởng niệm và tri ân 74 tử sĩ Quân lực Việt Nam Cộng
hòa tử trận trong trận hải chiến chống Trung Quốc cưỡng đoạt Hoàng Sa, ở
Hà Nội, cũng bị phá hỏng theo kiểu tương tự.
Đúng
vào thời điểm mà dân chúng tổ chức buổi tưởng niệm, dưới chân tượng đài
Lý Thái Tổ đột nhiên có một nhóm công nhân đem máy móc tới cưa cắt đá
nhằm “tu sửa” tượng đài khiến khu vực này trở thành ồn ào và mịt mù bụi.
Qua hình ảnh được đưa lên Internet, một trong những “công nhân” tham
gia cưa cắt đá được nhận diện là Nguyễn Tuấn Khiên, Phó Công an phường
Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. (G.Đ.)
No comments:
Post a Comment