(Bài 7) - Ai Nợ Huế? - (Liên Thành)
Kính gởi Quý đồng bào Quốc nội và Hải ngoại cùng Quý chiến hữu:
Để dễ dàng cho Quý đồng bào Quốc nội và Hải ngoại cùng Quý chiến hữu theo dõi loạt tài liệu về Huế Mậu Thân 1968, Khối Kỹ Thuật xin xếp tài liệu theo thứ tự mục lục sau:
Bài 1- HUẾ - 46 NĂM TỘI ÁC DIỆT CHỦNG CỦA BĂNG ĐẢNG HỒ CHÍ MINH - (TỊNH NGỌC, KKT). HUẾ - ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN CÓ THẬT - (LIÊN THÀNH)
Bài 2- DIỄN TIẾN CUỘC THẢM SÁT ĐỒNG BÀO VÔ TỘI TẠI HUẾ VÀO TẾT MẬU THÂN 1968 VÀ CUỘC THẨM CUNG CỦA THIẾU TÁ LIÊN THÀNH VỚI TÊN TRUNG TÁ ĐIỆP VIÊN CỘNG SẢN HOÀNG KIM LOAN - (LIÊN THÀNH)
Bài 3- Thư gởi Thầy Hoàng Phủ Ngọc Tường và Thư gởi Tên Tội Phạm Diệt Chủng Hoàng Phủ Ngọc Tường - (Liên Thành)
Bài 4- Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh CSQG/VNCH với Sài Gòn và Huế trong Mậu Thân 1968 và Vụ Xử Bắn Tên Đặc Công Cộng sản Bảy Lốp - (Liên Thành)
Bài 5- Lê Văn Hảo, Thích Đôn Hậu, Hoàng Phủ Ngọc Tường, và Nguyễn Đắc Xuân, 4 nhân vật chịu trách nhiệm trước lịch sử và Tòa Án Quốc Tế về Tội Ác Chiến Tranh và Tội Ác Diệt Chủng - (Liên Thành)
Bài 6- Huế Nợ Ai? - (Liên Thành)
Xin trân trọng phổ biến bài thứ 7 trong loạt bài liên quan Tội Ác Diệt Chủng của Băng Đảng Hồ Chí Minh tại Huế Tết Mậu Thân 1968, "Ai Nợ Huế?" - (Liên Thành).
Trân trọng,
Tịnh Ngọc
Trưởng Khối Kỹ Thuật/ UBTTTADCSVN
Ai Nợ Huế?
Đồng
bào Huế biểu tình, đòi Hồ Chí Minh, đảng cộng sản Việt Nam và đám Việt
Gian trả lại chồng, con, thân nhân bị thảm sát, mất tích, trong biến cố
Mậu Thân 1968, qua Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự Việt Cộng đóng tại Bãi Dâu
thuộc Quận II Thành phố Huế vào tháng 2/1973, sau ngày Hòa Đàm Paris
được ký kết (Ngày 27/1/1973).
Hơn bốn mươi hai năm đã trôi qua, nói về Việt Cộng là nói đến vụ thảm
sát đẫm máu tại Huế vào Tết Mậu Thân 1968. Ai là thủ phạm? Ai nợ Huế?
Chính Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Đảng Cộng Sản Việt Nam, và những kẻ tội phạm
như:
Trần Văn Quang, Trung Tướng VC Tư Lệnh Mặt Trận Trị Thiên-Huế, Lê Tư
Minh, Đại Tá VC Tư Lệnh Mặt Trận Huế, Thân Trọng Một, Đại Tá VC Chỉ huy
mặt trận cánh Nam (Vùng Quận III và phụ cận).
Lê Trọng Đấu, Trung Tá VC Chỉ Huy Mặt Trận Cánh Bắc (Quận I, II).
Nguyễn Đình Bảy, Đại Tá VC Trưởng Ty Công An.
Tống Hoàng Nguyên, Trưởng Ban An Ninh Khu Ủy Trị Thiên. Hoàng Lanh.
Hoàng Kim Loan, Trung Tá Điệp Viên Cộng Sản, kiến trúc sư của toàn bộ màng lưới nằm vùng tại Huế.
Phan Nam, Thành Ủy Viên và… quá nhiều.
Và bè lũ đám Việt Gian nằm vùng lợi dụng núp bóng trong Phật Giáo như:
Trí Quang, Đôn Hậu, Thiện Siêu, Chánh Trực, Như Ý.
Việt Gian trong giới trí thức, sinh viên tại Huế như:
Giới tiến sĩ, giáo sư có: Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Kỵ.
Đám sinh viên có: Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Lê Hữu Dũng, Lê Xuân Trường, Nguyễn Thiết, Nguyễn Hữu Vấn.
Nguyễn Đình Bảy, Đại Tá VC Trưởng Ty Công An.
Tống Hoàng Nguyên, Trưởng Ban An Ninh Khu Ủy Trị Thiên. Hoàng Lanh.
Hoàng Kim Loan, Trung Tá Điệp Viên Cộng Sản, kiến trúc sư của toàn bộ màng lưới nằm vùng tại Huế.
Phan Nam, Thành Ủy Viên và… quá nhiều.
Và bè lũ đám Việt Gian nằm vùng lợi dụng núp bóng trong Phật Giáo như:
Trí Quang, Đôn Hậu, Thiện Siêu, Chánh Trực, Như Ý.
Việt Gian trong giới trí thức, sinh viên tại Huế như:
Giới tiến sĩ, giáo sư có: Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Kỵ.
Đám sinh viên có: Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Lê Hữu Dũng, Lê Xuân Trường, Nguyễn Thiết, Nguyễn Hữu Vấn.
Và còn vô số những tên cơ sở nằm vùng của Việt Cộng tham gia trong vụ tàn sát đồng bào Huế là nhưng kẻ mang nợ Huế.
Những kẻ tội phạm đó hiện có kẻ đã chết, có người vẫn còn sống. Thế
nhưng, dù đã chết hay còn sống chúng vẫn là những kẻ đã mắc nợ dân Huế,
và chúng phải bị lịch sử kể tên. Món nợ này bọn Cộng Sản thường gọi là
“nợ máu nhân dân”, thế nhưng người quốc gia Miền Nam Việt Nam chúng tôi
với bản chất nhân đạo, hiền hòa, tuân thủ luật pháp, chúng tôi gọi là nợ
“công bằng và công lý”.
Và họ đã đòi món nợ “công bằng và công lý” lần thứ nhất vào ngày 2
tháng 2/1973 qua phái đoàn quân sự của Hà Nội và Mặt Trận Giải Phóng
Miền Nam gọi là Ủy Ban Quân Sự 4, phe trú đóng tại Bãi Dâu Thuộc Quận II
Thành phố Huế sau ngày 27/1/1973 ngày ký hòa đàm tại Paris.
Vậy Liên Hợp Quân Sự 4 bên là gì?
Sau Mậu Thân 1968, vào ngày 26 tháng 6 năm 1968 lần đầu tiên Hoa Kỳ và
Cộng sản Bắc Việt gặp nhau để thăm dò cho cuộc hòa đàm trong tương lai
nhằm để cho Hoa Kỳ rút ra khỏi cuộc chiến, mặc cho Bắc Việt và Trung
Cộng và khối cộng sản Đông Âu muốn làm gì thì làm.
Địa điểm gặp nhau là một ngôi nhà riêng của phía cộng sản Bắc việt tại Vertry-sur-Seine, tại Pháp.
- Phái đoàn Việt Nam Cộng sản có Hà Văn Lâu và Nguyễn Minh Vỹ.
- Phái đoàn Mỹ có Cycrus Vance và Philippe Habib.
Vào ngày 28 tháng 9 năm 1968, phái đoàn Mỹ có Harriman, Vance, và
Philippe Habib. Phía Cộng sản Bắc Việt có Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Hà Văn
Lâu và thông dịch viên Nguyễn Đình Phương chính thức gặp gỡ và bắt đầu
bàn thảo cũng tại Vertry-Sur-Seine, Pháp.
Sau đó Hoa Kỳ mới mời Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa vào tham dự hòa đàm.
Phía cộng sản Hà Nội đưa phái đoàn Mặt trận Giải Phóng Miền Nam vào phái
đoàn của họ. Kể từ đó hòa đàm tại Paris có bốn phái đoàn tất cả:
- Việt Nam Cộng Hòa
- Hoa Kỳ
- Cộng sản Bắc Việt
- Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam
Và đây là toàn bộ nội dung rất đau đớn của Hiệp Định Paris:
“Hiệp Định Paris Nhằm Chấm Dứt Chiến Tranh và Lập Lại Hòa Bình Tại Việt Nam.”
Chấm dứt chiến tranh có nghĩa là phía Hoa Kỳ không viện trợ không tham chiến nữa để mặc Miền Nam đối phó với cả khối cộng sản Phương Bắc và Đông Âu.
Lập lại hòa bình có nghĩa là để cho Cộng Sản Bắc Việt cai trị toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thì sẽ không còn chiến tranh nữa. Đó là thứ Hòa Bình mà bọn phản chiến quốc tế và các chính trị gia bất lương Hoa Kỳ mong muốn.
Và cũng là thứ hòa bình mà bọn phản chiến phản bội tại Miền Nam mơ ước,
chẳng hạn như Trịnh Công Sơn, Dương Quỳnh Hoa, Tôn Thất Lập, Trương Như
Tảng, Đoàn Văn Toại, Huỳnh Tấn Mẫm, Ngô Bá Thành, Lý Quý Chung, Ngô
Công Đức, Ni sư Huỳnh Liên, Thích Trí Quang, Thích Quảng Độ (một công
dân Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chính hiệu đã xâm nhập vào miền Nam năm
1958 và ngay lập tức hoạt động chống VNCH quyết liệt cho đến 1975), Võ
Văn Ái, Thích Đôn Hậu, Thích Quảng Liên, Thích Nhất Hạnh, Phan Khắc Từ,
Huỳnh Công Minh, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc
Xuân, v.v.
Tóm lại, Hòa Đàm Paris là một bất hạnh cho Miền Nam
nói riêng và cho cả đất nước nói chung. Đây là một vở kịch được phía Mỹ
và cộng sản Bắc Việt đi đêm với nhau và đạo diễn từ đầu, mà VNCH hoàn
toàn không được hỏi ý và không còn lựa chọn nào cả. Chính vì điều đó mà
Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã chống lại hiệp định Paris
tới cùng. Ông chống đến nỗi TT Nixon đã đe dọa “cắt đầu” ông. Ông biết
hiệp định này hoàn toàn bất lợi cho chúng ta và ông đã làm tất cả mà ông
có thể làm. Chúng ta là nước nhận viện trợ từ phía Hoa Kỳ để chống lại
toàn bộ khối cộng sản khổng lồ. Chúng ta đành phải chấp nhận thân phận
lệ thuộc. Khi chính trường Hoa Kỳ diễn tiến bất lợi theo ý muốn của bọn
báo chí phản chiến mà đã bị cộng sản Hà Nội mua chuộc chẳng hạn như Jane
Fonda, Tom Hayden, David Halberstam, Neil Sheehan, New York Times,...
các chính trị gia Hoa Kỳ vì quyền lợi cá nhân đã phản bội đồng minh
VNCH, phản bội lại lý tưởng tự do của đất nước Hoa Kỳ để ngồi xuống
thương lượng với bọn lưu manh lừa đảo và man rợ cộng sản Bắc Việt. Nỗi
đau này không riêng gì cho toàn thể quân dân cán chính Miền Nam Việt Nam
mà cho cả các cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến tại Việt Nam và
58 ngàn nam nữ thanh niên Hoa Kỳ đã nằm xuống để bảo vệ lý tưởng tự do
cho Việt Nam, như các thế hệ thanh niên khác của Hoa Kỳ đã làm trong thế
chiến thứ II.
Cuộc thương lượng kéo dài từ tháng 9 năm 1968 mãi đến ngày 27 tháng 1
năm 1973 mới kết thúc với bản thỏa hiệp được ký kết bởi đại diện 4 bên
nhằm chấm dứt cuộc chiến tại Việt Nam gọi là:
“Hiệp Định Paris Nhằm Chấm Dứt Chiến Tranh và Lập Lại Hòa Bình Tại Việt Nam.”
Ngày ký Hiệp Định là ngày 27 tháng 1 năm 1973.
Ngày có hiệu lực và ngưng bắn là:
Đúng 7 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973.
Đại diện bốn phe ký vào nghị định thư gồm có:
1- Việt Nam Cộng Hòa: Tổng trưởng Ngoại giao Trần Văn Lắm.
2- Chính phủ Hoa Kỳ: Bộ trưởng Ngoại Giao William P. Roger.
3- Chính phủ cộng sản Bắc Việt: Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Duy Trinh.
4- Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam: Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thị Bình.
Hai cơ cấu quan trọng nhất trong nghị đinh thư Hòa Đàm Paris là:
1- Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự 4 bên.
Các thành viên của ủy ban nầy gồm có:
- Việt Nam Cộng Hòa
- Hoa Kỳ
- Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam
- Bắc Việt
Nhiệm vụ của Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự
Theo điều 16 của Hiệp Định thư thì:
- Thực hiện việc ngưng bắn trên toàn lãnh thổ miền nam Việt Nam, bao gồm tất cả các bên ở Miền Nam Việt Nam.
- Phối hợp, theo dõi kiểm tra 4 bên trong việc thực hiện các điều khoản của hiệp định.
- Ngăn ngừa vi phạm và phát hiện vi phạm hiệp định ngưng bắn v.v.
-
Ban Liên Hợp Quân Sự 4 bên sẽ bắt đầu hoạt động ngay sau khi ký hiệp
định nầy, và sẽ chấm dứt hoạt động trong thời hạn sáu mươi ngày.
Mỗi bên chỉ định một đoàn đại biểu quân sự là 16 người tại khu vực địa phương, và do một sĩ quan cấp bậc trung tá chỉ huy.
Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự tại trung ương (đóng tại Camp David, Phi Trường Tân Sơn Nhất) mỗi bên có 56 người và do một sĩ quan cấp tướng chỉ huy.
2- Ủy Ban Quốc Tế kiểm soát và giám sát đình chiến.
Ủy ban nầy gồm các thanh viên đại diện của 4 nước:
- Ba Lan
- Canada
- Hunggary
- Indonesia
Các thành viên của ủy ban quốc tế nầy sẽ luân phiên làm chủ tịch trong từng thời gian do ủy ban quốc tế quy định.
Điều 11 của Hiệp Định Paris quy định sẽ có 7 Ủy Ban Liên Hợp quân sự khu vực đóng tại vùng ghi trong bản đồ kèm theo và đóng tại các địa đểm sau đây:
Khu vực I : Huế
Khu Vực II : Đà Nẵng
Khu vực III : Pleiku
Khu vực IV : Phan Thiết
Khu vực V : Biên Hòa
Khu vực VI : Mỹ Tho
Khu vực VII : Cần Thơ
Như vậy sẽ có một phái đoàn quân sự của Cộng Sản Bắc Việt và Mặt Trận
Giải Phóng Miền Nam gồm khoảng 32 người lính và sĩ quan của bọn chúng
đến trú đóng tại Thành phố Huế ngay sau khi Hiệp định thư được 4 phe ký
kết tại Paris vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 và ngày có hiệu lực ngưng bắn
là 7 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973.
Chúng tôi đã nhận được lệnh của Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia tại Saìgòn
là chuẩn bị đón phái đoàn Việt Cộng (MTGPMN) và Bắc Việt sẽ từ Hà Nội
đến Huế bằng máy (Phi Trường Phú Bài), ngày, giờ, số phi vụ v.v… Chúng
tôi sẽ phải hộ tống chúng lên căn cứ tại Bãi Dâu, thuộc Quận II Thị Xã
Huế. Căn cứ nầy do Hoa Kỳ xây cất cho phái đoàn Cộng sản và chúng tôi
cũng phải đảm nhiệm bảo vệ an ninh và hộ tống bọn chúng trong suốt thời
gian 60 ngày bọn chúng đóng tại Huế theo đúng thời gian Nghị Định Thư ấn
định. Ngoài ra Bộ Tư Lệnh cũng lưu ý chúng tôi rằng bọn cộng sản này
được hưởng quy chế ngoại giao.
Cộng quân mưu toan chiếm vùng đất phía tây bắc Huế trước giờ ngưng chiến.
Ngày đình chiến có hiệu lực là 7 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973. Thế
nhưng vào khuya ngày 27/1/1973 rạng ngày 28/1/1973, cộng quân bất chấp
Nghị Định Thư tái lập hòa bình mà bọn chúng vừa ký chưa ráo mực vào ngày
27/1/1973. Bọn chúng xua quân tràn ngập vùng tây bắc thành phố Huế,
chỉ cách thành phố Huế chưa đầy 20Km. Đó là vùng xã Phong An thuộc quận
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên nằm phía trên Quốc lộ I.
Ý
định của địch là chiếm xã này trước giờ ngưng bắn có hiệu lực, tức 7
giờ sáng ngày 28/1/1973. Như vậy chúng đặt chính phủ VNCH vào chuyện đã
rồi, không thể xua quân tái chiếm được nữa. Vì nếu xua quân tái chiếm là
vi phạm lệnh ngưng chiến.
Thế nhưng bọn chúng đã lầm, lầm lớn…
Tôi còn nhớ vào khoảng hơn 12 giờ khuya ngày 27/1/1973, Đại Úy Trần Văn
Trinh, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực, hớt hải chạy
sang phòng làm việc của tôi:
- Thiếu Tá, Trung Úy Cuộc Trưởng Cuộc Phong An xin gặp Thiếu Tá trên hệ thống gấp lắm.
Tôi theo chân Đại Úy Trinh sang Phòng Hành Quân. Nắm ống liên hợp của máy truyền tin Motorola tôi nói ngay:
- Tôi thẩm quyền Tango đây, anh nói đi.
Tôi nghe tiếng phát âm trong loa khuếch đại rất nhỏ:
-
Em Trung úy… Trưởng Cuộc Phong An đây Thẩm Quyền. Thẩm Quyền cứu bọn
em. Việt Cộng đã tràn ngập, trụ sở xã và Cuộc Cảnh Sát bị bọn chúng vây
rồi.
- Tôi đây, anh bình tĩnh. Thiệt hại anh em như thế nào rồi? Có ai bị thương, tử thương không? Bọn chúng đông không?
- Trình Thẩm Quyền có 2 anh em bị thương nặng, máu ra nhiều quá. Không có ai tử thương. Bọn chúng đông lắm Thẩm Quyền.
- Cố gắng kiếm cách cầm máu cho 2 anh em bị thương. Có băng cá nhân không?
- Có Thẩm Quyền.
- Hiện tại anh em có bao nhiêu người và cán bộ xã có bao nhiêu?
- Anh em hiện diện 14 người, xã có 6 và một trung đội Nghĩa Quân.
-
Tôi sẽ cố gắng ra với các anh càng nhanh càng tốt. Bằng mọi cách giữ
vững tinh thần, giữ liên lạc với Trung Tâm Hành Quân và tôi.
- Cám ơn Thẩm Quyền, ông ra gấp với chúng tôi.
- Bắt buộc. Tôi sẽ ra với các anh, rất sớm.
- Tôi dứt, các anh đợi tôi.
Tôi xoay qua nói với Đại Úy Trinh:
- Anh
gọi Đại Úy Tý, nói Tý lệnh của tôi, cho Đại Đội Phó Bác Sĩ Chung Châu
Hồ sang ngay Trung Tâm Hành quân hướng dẫn cho anh em ngoài đó, săn sóc
cho hai anh em bị thương. Nhớ cứ năm mười phút liên lạc với họ cho họ
lên tinh thần.
Tôi dùng điện thoại tại trung tâm hành quân liên lạc trình Đại Tá Tỉnh
Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Thừa Thiên, Đại Tá Tôn Thất Khiên:
-
Trình Đại Tá, Cuộc Trưởng Cảnh Sát xã Phong An vừa báo cho biết cộng
quân đã tràn ngập xã Phong An, và hiện trụ sở xã và cuộc Cảnh Sát đang
bị chúng bao vây. Họ xin tiếp cứu giải vây, trình Đại tá.
Đầu dây bên kia Đại Tá Khiên trả lời tôi:
- Hiện
tại Tiểu khu không còn lực lượng trừ bị nữa. Lệnh ngưng bắn có hiệu lực
đúng 7 giờ sáng ngày mai. Mọi đơn vị Địa Phương Quân đã bố trí đâu ở đó
giữ đất giữ dân, không còn lực lượng nào nữa. Cảnh Sát Dã Chiến của anh
hiện tại có bao nhiêu?
-
Trình Đại tá hiện tại tôi có 500. Vì ngày mai ngưng bắn, tôi sợ thành
phố có biến động chính trị, nên tôi đã rút nguyên Đại đội CSDC về thành
phố ứng trực trấn áp bạo động.
- Tốt, anh để lại 200 trừ bị giữ thành phố, số còn lại sáng sớm ngày mai anh đích thân chỉ huy giải tỏa xã Phong An.
- Dạ Đại Tá, Đại tá còn chỉ thị gì nữa không?
- Không.
- Vậy tôi sửa soạn vì cũng đã gần sáng rồi.
- Tôi dứt, Đại Tá.
- Liên Thành, cẩn thận, nhớ vào tần số với Trung tâm hành quân Tiểu khu có gì xin họ yểm trợ.
- Dạ, cám ơn Đại Tá.
Tôi gác điện thoại, nhìn đồng hồ cũng đã gần 2 giờ sáng. Đại Úy Trinh đang đứng cạnh tôi, tôi nói với Trinh:
- Trinh ơi, cận giờ quá rồi, mình không còn nhiều giờ đâu, anh gọi Vinh, Ân, Tý, Hồ 10 phút sau họp tại phòng hội.
Vì ngày mai ngưng bắn, nên đơn vị trong tình trạng cấm trại 100%.
Chỉ 10 phút sau chúng tôi đã có mặt tại phòng hội. Mọi người đã đông
đủ, tôi cho anh em biết ngay tình hình xấu tại xã Phong An, địch đã tràn
ngập và bao vây trụ sở xã, và cuộc Cảnh Sát Phong An. Tôi đã trình Đại
Tá Tỉnh Trưởng, ông không còn đơn vị Địa Phương Quân nào nữa để giải
tỏa, vì vậy ông giao chuyện này cho anh em mình. Mặc dầu nhiệm vụ này
quá nặng đối với CSQG, nhưng lệnh thì phải thi hành, chúng ta cố gắng.
Theo lệnh Đại Tá Tỉnh trưởng mình sẽ giải tỏa áp lực địch tại xã Phong
An, và cứu anh em mình ra khỏi vòng vây của bọn chúng.
Chúng ta hiện có 500 Cảnh Sát Dã Chiến đang ứng trực. Tôi sẽ
lấy 300, cùng với Đại Úy Tý đi tiếp cứu anh em và giải tỏa xã Phong An.
Số còn lại để lại thành phố làm lực lượng trừ bị, sẵn sàng trấn áp bạo
động nếu xảy ra mọi biến động chính trị ngày mai.
Phân chia trách nhiệm chỉ huy như sau:
-
Thiếu Tá Trương Văn Vinh chịu trách nhiệm chỉ huy điều động, phản ứng
cấp thời, mọi tình huống vào sáng mai tại thành phố Huế. Phụ Tá là Thiếu
Tá Trương Công Ân phụ tá ngành CSĐB.
- Đại Úy Chung Châu Hồ, Đại đội phó CSDC với 200 CSDC, sẵn sàng hành động theo lệnh Thiếu Tá Chỉ Huy Phó.
-
Đại úy Trần Văn Trinh, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực,
theo sát tình hình ngưng bắn tại 13 quận và 73 xã, báo cáo tức thời với
Đại Tá Tỉnh Trưởng, Bộ Chỉ Huy CSQG/Vùng I và Bộ Tư Lệnh Tại Sàigòn.
-
Làm Lệnh Hành quân trình đại Tá Tỉnh Trưởng ký với tư cách là chủ Tịch
Ủy ban Phượng Hoàng tỉnh để hợp thức hóa cuộc hành quân của lực lượng
CSQG/Thừa Thiên-Huế vào ngày mai tại Phong An.
Anh em có gì thắc mắc xin hỏi, còn bằng không chúng ta giải tán.
Tôi nói với Đại Úy Tý:
Tôi nói với Đại Úy Tý:
Anh về chuẩn bị. Lần này đi đánh giặc chứ không phải đi giải tán biểu
tình. Lựa những trung đội trưởng cứng cựa và có kinh nghiệm tác chiến.
Đúng 5giờ 30 sáng, tôi sang anh và chúng ta xuất phát.
Đúng 5:30 sáng ngày 28/1/1973 chúng tôi xuất phát từ doanh trại Đại Đội
CSDC 102, ra khỏi thành phố đi về hướng bắc, trực chỉ xã Phong An, quận
Phong Điền.
Trời chưa sáng, lại có sương mù, ngồi trên xe mà lòng ngổn ngang trăm
mối lo lắng. Lực luợng địch là thành phần nào mình cũng chưa biết, Chính
quy? Du kích địa phương? Chúng nó bao nhiêu?
Nào là anh em bị địch vây hãm, chỉ nghe câu nói của Trung Úy Cuộc
Trưởng xã Phong An “Thẩm Quyền cứu bọn em” mà lòng dạ xót xa. Cho dù có
chết cũng phải liều mạng sống để cứu anh em. Rồi thì trách nhiệm quá
nặng trong vụ này. Lực lượng CSDC không chuyên nghiệp trong nhiệm vụ tác
chiến với địch. Mang đi 300 anh em CSDC tức là mang theo 300 gia đình
vợ con của họ. Lỡ mà đụng nặng với địch bị tổn thất thì ăn làm sao nói
làm sao với vợ con họ.
Trời vẫn còn tối, đoàn xe chạy trong sương mù. Tôi đã thức suốt đêm rồi mà sao chẳng thấy buồn ngủ mà chỉ thấy lòng lo lắng vì trách nhiệm quá nặng đang đè trên vai. Bỗng Trung Sĩ Trương Văn Diệp ngồi sau cất tiếng: - Ôn ơi, uống tí café cho tỉnh đi.
Trời vẫn còn tối, đoàn xe chạy trong sương mù. Tôi đã thức suốt đêm rồi mà sao chẳng thấy buồn ngủ mà chỉ thấy lòng lo lắng vì trách nhiệm quá nặng đang đè trên vai. Bỗng Trung Sĩ Trương Văn Diệp ngồi sau cất tiếng: - Ôn ơi, uống tí café cho tỉnh đi.
Miệng nói anh ta đưa cho tôi ly café. Tôi chợt nhớ chuyện hết sức quan
trọng vội chụp máy gọi Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực Đại Úy Trinh:
- Trinh Tango gọi.
- Tôi nghe Thẩm Quyền.
- Anh đã liên lạc với Chi Khu Phong Điền chưa?
- Rồi Tango, có tần số của Chi Khu rồi. Tôi chuyển cho ông, ông liên lạc ngang với họ đi.
- Nhận rõ.
- Trinh Tango gọi.
- Tôi nghe Thẩm Quyền.
- Anh đã liên lạc với Chi Khu Phong Điền chưa?
- Rồi Tango, có tần số của Chi Khu rồi. Tôi chuyển cho ông, ông liên lạc ngang với họ đi.
- Nhận rõ.
Khoảng hơn 6 giờ sáng chúng tôi đã tiếp cận mục tiêu. Sương mù chưa
tan, cảnh vật chưa rõ ràng, tầm quan sát rất hạn chế. Đoàn xe dừng lại
ngay trên quốc lộ I. Tôi cho lệnh Tý đổ quân và bố trí hàng ngang dọc
theo bên trên Quốc lộ I. Các trung đội đã vào vị trí sẵn sàng và đợi
lệnh. Đại Úy Tý đã đến sát gần tôi:
- Xong rồi anh, chúng tôi đợi lệnh anh.
- Anh đợi, tôi liên lạc với Trưởng Cuộc.
Trung sĩ Nguyễn Đình Ánh đã liên lạc được với Trung Úy Trưởng Cuộc Phong An. Ánh giao ống liên hợp cho tôi:
- Tango
đây, tôi và đơn vị đã đến gần với anh rồi đó, yên tâm đi. Hai anh em bị
thương ra sao rồi? Từ khuya đến giờ có bị thêm ai nữa không? Chúng tôi
đang bố trí ngay quốc lộ, cách anh khoảng 300 mét mà thôi. Anh có thể
cho tôi biết tình hình địch chung quanh như thế nào trước khi chúng tôi
xông vào đưa các anh ra.
- Trình Thẩm Quyền, không hiểu sao từ khuya đến giờ bọn chúng không tấn
công vào xã nữa mà án binh bất động. Bọn chúng bố trí một tổ trong căn
nhà trước mặt xã. Xa hơn nữa không quan sát được nên không biết bọn
chúng đông hay ít. Ngay trên đường mòn từ quốc lộ đi vào xã, bọn chúng
đã bố trí một chốt ở đó. Thẩm Quyền và anh em cẩn thận.
- Tôi nhận anh rõ, lệnh cho mọi người sẵn sàng chúng tôi ào vào là rút
ra ngay, hai anh em bị thương chúng tôi đã có đem theo hai băng-ca rồi,
mình sẽ di chuyển họ ra trước. Anh đợi tôi, tôi dứt.
Đại Úy Tý nghe rất rõ cuộc điện đàm của tôi và Trung Úy Truởng Cuộc. Tý hỏi tôi:
- Mình bắt đầu?
- Đợi tí, để tôi chỉ rõ ràng cho anh đã.
Miệng nói tay tôi chỉ phía trước:
-
Sương mù chưa tan. Tầm quan sát rất hạn chế. Chúng ta có thể lợi dụng
lúc này, đang lúc tranh tối tranh sáng, chúng khó phát giác. Anh đồng ý
không?
- Đồng ý.
- Mình đã đến trụ sở xã này nhiều lần rồi, anh nhớ không? Sau bờ làng chỉ khoảng một, hai trăm thước là trụ sở xã.
Anh thấy đó, địa thế và mục tiêu rất khó để tấn công, vì từ một khoảng
trống, đến bìa làng và mục tiêu nằm sau bìa làng. Bây giờ mình chia đôi
lực lượng. Anh 4 trung đội, tôi 4 trung đội. Mình áp dụng đội hình hàng
ngang tấn công chiếm mục tiêu. Tuyến xuất phát tại đây. Bốn trung đội
của tôi dàn hàng ngang chạy thật nhanh chiếm bìa làng. Tôi chiếm được
bìa làng rồi, làm đầu cầu an ninh, đến phiên 4 trung đội của anh nhập
vào với tôi tại bìa làng, và rồi từ đó anh cánh trái, tôi cánh mặt xông
thẳng vào trụ sở xã. Anh bảo vệ cạnh sườn phía trái cho tôi. Sau đó, 4
trung đội của tôi giữ mặt trước, anh mặt sau đưa anh em bị thương, và
cán bộ xã, nghĩa quân rút ra quốc lộ ngay. Chúng tôi rút sau, bắn chận
cho anh rút lui nếu bọn chúng nổ súng.
Mục đích của chúng ta là cứu anh em ra. Chiếm lại đất, giữ dân là trách
nhiệm của quân đội trong giờ phút đình chiến này chứ không phải của
chúng ta.
Anh hiểu rõ ý định điều quân của tôi chưa?
- Hiểu rõ.
-
Còn một điều nữa, lỡ tôi có bị thương, hay tử thương thì đừng quan tâm,
tính sau. Anh thay tôi chỉ huy và phải cố gắng cứu anh em mình ra ngay.
Ngược lại nếu anh có bị thương hay tử thương thì cũng vậy. Hành động
dứt khoát, lưỡng lự chậm trễ là chết cả đám. Hy vọng là với sương mù như
thế này bọn chúng không thấy mình.
- Tôi nhận rõ.
- OK anh giao cho tôi 4 trung đội.
Bốn trung đội hàng ngang ở tuyến xuất phát. Sau khi đã nói rõ ý định
của tôi và dặn dò anh em kỹ lưỡng, tôi nói với Thiếu Úy Sắc, một trong
những trung đội trưởng rất giỏi của Đại Đội:
- Tôi bị gì anh thay tôi.
- Dạ.
Xoay qua bốn trung đội tôi nói:
-
Anh em thấy đó, từ đây đến bìa làng chỉ khoảng tối đa là 200 mét. Khi
tôi đếm một hai ba, chạy... là chúng ta chạy thật nhanh đến bìa làng.
Nếu bọn chúng phát giác, chúng nổ súng thì chúng ta nổ súng bắn trả
ngay, đồng loạt và xông thẳng vào bọn chúng, còn nếu chạy lui là chết
hết không còn một ai. Anh em nghe rõ chưa?
- Nghe rõ.
-
Chiếm được bìa làng, chúng ta nằm lại, giữ chặt bìa làng làm đầu cầu an
ninh cho 4 trung đội của đại úy Tý nhập vào với chúng ta.
- Tất cả sẵn sàng… một, hai, ba, chạy…
- Tất cả sẵn sàng… một, hai, ba, chạy…
Chỉ một hai phút sau chúng tôi đã chiếm được bìa làng mà địch không
biết. Bốn trung đội của Tý khoảng ba phút sau cũng đã đến bìa làng nhập
chung với chúng tôi.
Giai đoạn I đã xong, bây giờ đến giai đoạn II. Từ bìa làng đến mặt sau
của trụ sở xã cũng chỉ khoảng dưới 200 mét. Để tránh ngộ nhận, tôi nói
Tý đợi, để tôi liên lạc với Cuộc Trưởng trước khi xông vào xã, bằng
không họ bắn mình tan xác vì tưởng mình là Việt cộng.
Trung Sĩ Nguyễn Đình Ánh giữ máy truyền tin đã liên lạc được với Cuộc Trưởng và Ánh giao ống liên hợp cho tôi:
Trung Sĩ Nguyễn Đình Ánh giữ máy truyền tin đã liên lạc được với Cuộc Trưởng và Ánh giao ống liên hợp cho tôi:
-
Tango đây, chúng tôi đã đến gần anh rồi, ngay bìa làng, một vài phút
nữa chúng tôi sẽ đến bằng hướng sau của trụ sở xã, dặn anh em đừng bắn.
Chúng tôi sẽ thanh toán mấy thằng Việt cộng nơi ngôi nhà tranh trước mặt
anh, và sau đó mình bắt tay nhau, anh nhận rõ chưa?
- Tôi nhận rõ
- Tốt, tôi dứt.
Tôi nói nhỏ với Tý:
Khi 4 trung đội của tôi bắt đầu chạy chiếm phía mặt của trụ sở xã, anh
cho lệnh bắn tập trung M-79 và đại liên vào toán Việt cộng đang chiếm
ngôi nhà tranh trước mặt xã. Mấy trung đội kia trách nhiệm đưa mọi người
trong xã rút ở hướng sau ra quốc lộ.
Hai ba phút sau Tý bắt đầu cho lệnh bắn tập trung vào ngôi nhà tranh trước mặt xã.
Trong cảnh sương mù mờ ảo, trong không gian im lặng và tĩnh mịch tại
vùng xã Phong An vào buổi ban mai, tiếng nổ của M-79, đại liên M-60, và
súng M-16 rền trời, vang dội, của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên
Huế. Địch đã bắn trả. Bên phía của Tý có 1 Cảnh Sát Dã Chiến bị tử
thương và 2 bị thương.
Tôi yểm trợ cho Tý, và anh cùng 4 trung đội đã bắt tay được với anh em
Cảnh Sát Xã và cán bộ xã Phong An, đã đưa họ ra vùng an toàn ngoài Quốc
lộ I.
Tôi gọi máy về Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực :
- Trinh, Tango gọi.
- Tôi nghe thẩm quyền, ông và anh em ra sao rồi.
- Chúng tôi đã vào được Xã Phong An, đưa hết anh em mình và cán bộ xã
ra vùng an toàn rồi. Chúng tôi có 1 CSDC tử thương và 2 CSDC bị thương.
Anh gọi trình BCH/Khu I và Bộ Tư Lệnh.
Gọi Bác sĩ Chung Châu Hồ và ông Bảo, Trưởng ban Y tế ra gấp đưa anh em bị thương vào bệnh Viện.
Hiện chúng tôi đang bố trí dọc Quốc lộ I đợi lệnh Đại Tá Tỉnh Trưởng.
- Nhận rõ thẩm quyền.
Tôi xoay qua hệ thống C-25 liên lạc với Đại Tá Tỉnh trưởng, Tiểu Khu Trưởng:
Trình
thẩm quyền lực lượng chúng tôi đã vào được trụ sở xã Phong An và đã đưa
hết anh em Cảnh Sát và cán bộ xã ra vùng an toàn rồi.
Chúng tôi 1 CSDC tử thương, 2 CSDC bị thương cộng với 2 Cảnh Sát Xã hồi đêm, tổng cộng 4 bị thương.
Địch phản ứng rất yếu, không hiểu tại sao. Theo tin tức của dân chúng
trong vùng và của Cảnh Sát Đặc Biệt thì bọn chúng có khoảng 3 tiểu
đoàn, nhưng đóng sâu vào trong, cách trụ sở xã khoảng hai, ba cây số.
Tôi và 300 Cảnh Sát Dã Chiến hiện đang bố trí dọc quốc lộ I, đợi lệnh Đại Tá.
Trong loa khuếch đại tiếng nói của Đại Tá Tỉnh Trưởng Tôn Thất Khiên nghe rất rõ:
- Liên Thành, anh làm tốt lắm, cố gắng giữ đừng cho bọn chúng tràn qua
quốc lộ I, tôi sẽ điều động lực lượng Địa Phương Quân đến thay anh. Tôi
sẽ ra gặp anh bây giờ.
- Nhận rõ Thẩm Quyền.
Nhìn đồng hồ đã gần 9 giờ sáng, như vậy thời gian ngưng bắn đã qua gần 2
giờ rồi, và thế nào rồi bọn Việt Cộng cũng tố cáo ngược chúng tôi, Lực
Lượng Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên Huế là đơn vị đầu tiên trong lãnh thổ
tỉnh Thừa Thiên vi phạm lệnh ngưng bắn của Hiệp Định Hòa bình Paris.
Tôi phải nghĩ câu trả lời, nếu báo chí hỏi đến. Tôi phải chứng minh rằng
chúng tôi, Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế, phải hành động
như vậy vì bọn lưu manh cộng sản đã xua quân chiếm dân, chiếm đất xã
Phong An trước giờ hưu chiến trong mưu mô đặt chính phủ VNCH và chính
quyền Thừa Thiên Huế vào chuyện đã rồi, là không thể đưa quân đội phản
công dành lại dân và lãnh thổ xã Phong An. Chúng nghĩ rằng nếu đánh trả
dành lại Phong An thì chính VNCH sẽ không làm vì như vậy là chính phủ
VNCH vi phạm lệnh ngưng bắn.
Nhưng bọn chúng đã lầm. Đại Tá Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu
Khu Thừa Thiên Huế Tôn Thất Khiên cũng như anh em CSQG Thừa Thiên Huế
cũng như cá nhân Liên Thành không thể vì cái hiệp định cà chớn đó mà để
cho bọn lưu manh cộng sản muốn làm gì thì làm, còn lâu! Đại Tá Tôn Thất
Khiên và cá nhân tôi cũng như các anh em trong lực lượng CSQG Thừa Thiên
Huế cương quyết không để mất dân, mất đất trong lãnh thổ Thừa
Thiên-Huế. Cho nên Đại Tá Khiên đã ra lệnh cho lực lượng Cảnh Sát Quốc
Gia Thừa Thiên-Huế với 300 Cảnh Sát Dã Chiến giải tỏa, áp lực địch, giữ
dân và giữ đất Xã Phong An của VNCH. Bọn ăn cướp cộng sản Bắc Việt xông
vào nhà cướp tài sản, cướp con cái của chủ nhà, vậy chủ nhà để yên cho
chúng nó sao? Phải lấy súng bắn vào đầu chúng và đuổi chúng ra khỏi nhà.
Có một trăm cái hiệp định thì cũng vậy thôi. Đó là lẽ công bằng.
Khoảng 9 giờ 45 sáng, Đại Tá Tỉnh trưởng Tôn Thất Khiên có mặt ngay vị
trí chúng tôi đang bố trí ở quốc lộ I, cách trụ sở xã Phong An không xa.
Ông vừa bắt tay tôi vừa khen:
- Làm được lắm.
Tôi trình bày tình hình hiện tại và nêu thắc mắc của tôi: Cộng quân
phản ứng rất yếu không hiểu tại sao? Có điều quan trọng nữa là Cảnh Sát
Đặc Biệt vừa báo cho tôi biết, phái đoàn báo chí quốc tế tại khách sạn
Hương Giang đang trên đường ra đây, thế nào bọn chúng cũng đề cập đến
vấn đề chúng ta vi phạm lệnh ngưng bắn.
- Đại Tá muốn chận họ lại không, hay để cho họ tự do đi vào vùng hành quân?
-
Chận làm chi Liên Thành, cứ để cho tụi hắn vào. Việt Cộng mưu toan
chiếm đất, chiếm dân của mình, mình phải phản ứng đánh trả. Bọn nó không
tôn trọng lệnh ngưng bắn thì tại sao phải bắt mình tôn trọng.
Hai đại đội Địa Phương Quân đang trên đường đến để thay cho anh. Anh về lo việc trong thành phố.
Mình đi vào trụ sở Xã.
Miệng nói chân ông bước, tôi hoảng hồn nói to:
- Đại Tá, chậm một tí, để tôi cho đơn vị mở đường, phía trước chưa an ninh.
Ông và tôi đi chậm lại. Tý đưa một trung đội đi mở đường phía trước.
Trung đội đi mở đường vừa đi vừa bắn hằng loạt vào các bụi cây rậm bên
đường và vừa la lớn:
“Đầu hàng đi… đầu hàng đi… dơ tay lên!… đôi súng xuống!…”
Có lẽ chỉ là tiếng la bâng quơ của anh em CSDC đi mở đường la cho vui, nhưng bỗng có tiếng trả lời rất lớn, giọng Bắc:
“Đừng bắn… Đừng bắn… các anh đừng bắn… cho chúng em đầu hàng…”
Từ trong bụi rậm bên đường, phía bên trái cạnh bờ sông, ló ra 6 ôn lính
cộng sản con, mặt mày non choẹt, tuổi khoảng 13, 14. Hai tay họ giơ
cao:
- Các anh đừng bắn, cho chúng em hàng.
Cảnh Sát Dã Chiến xông đến vây quanh còng tay từng người một.
Một cán binh trong đám họ có lẽ là tổ trưởng, hốt hoảng lên tiếng: - Sao các anh lại trói chúng em? Chúng em được lệnh vào Nam tiếp thu mà. Sao lạ nhỉ?…
Tôi nghe người lính nhỏ Bắc Việt chỉ khoảng 13 tuổi hỏi câu đó mà lòng
xúc động, thấy thương họ quá. Ở tuổi này, những trẻ thơ của miền Nam
đang quây quần bên cha mẹ chị em, bên học đường bạn bè, thì những trẻ
thơ Miền Bắc lại bị bọn đầu sỏ cộng sản Việt Nam phỉnh gạt, lùa những
trẻ nhỏ vào chiến trường Miền Nam gọi là đi “tiếp thu” Miền Nam. Chúng
lừa gạt trẻ thơ hy sinh mạng sống, đem xương trắng máu đào của thiếu
niên xây đắp mộng bá đồ vương của đảng cộng sản.
Tôi hỏi 6 người lính trẻ Bắc Việt:
- Các anh thuộc đơn vị nào?
- Chúng em thuộc Công Trường 6 chính quy.
- Các anh đến vùng này bao lâu rồi?
- Chúng em mới xâm nhập vào tối hôm qua, khoảng 8 giờ tối.
- Với mục đích gì?
- Chúng em được lệnh đến tiếp thu.
- Tại sao hồi đêm chúng tôi tấn công vào xã, nhổ chốt của các anh trước mặt xã mà các anh không đánh trả?
- Chúng em chưa có lệnh. Hơn nữa chúng em rất sợ lính Dù Ngụy. Các anh là Lính Dù Ngụy?
- Không phải. Chúng tôi là Cảnh Sát Dã Chiến.
- Cảnh Sát Dã Chiến là gì cơ?
- Đại khái là lực lượng Công An Xung Phong, đặc công.
- À ra thế, sao lại mặc đồ Dù Ngụy nhỉ?
- Các anh đến vùng này bao lâu rồi?
- Chúng em mới xâm nhập vào tối hôm qua, khoảng 8 giờ tối.
- Với mục đích gì?
- Chúng em được lệnh đến tiếp thu.
- Tại sao hồi đêm chúng tôi tấn công vào xã, nhổ chốt của các anh trước mặt xã mà các anh không đánh trả?
- Chúng em chưa có lệnh. Hơn nữa chúng em rất sợ lính Dù Ngụy. Các anh là Lính Dù Ngụy?
- Không phải. Chúng tôi là Cảnh Sát Dã Chiến.
- Cảnh Sát Dã Chiến là gì cơ?
- Đại khái là lực lượng Công An Xung Phong, đặc công.
- À ra thế, sao lại mặc đồ Dù Ngụy nhỉ?
Thì ra bọn binh lính Việt cộng ngay cả đám chính quy, cũng phải nể sợ
chiến sĩ Nhảy Dù của quân lực VNCH vì thế mà bọn chúng chưa dám nổ súng.
A Di Đà Phật… cứu khổ cứu nạn… Cám ơn Chúa…
Cũng nhờ oai phong của “lính Dù Ngụy” mà chúng tôi thoát được một tai
ương lớn. Nếu không, với sức lực của CSDC làm sao chúng tôi đương đầu
nổi với Công Truờng 6, chính quy Bắc Việt.
Đại Tá Tỉnh Trưởng hỏi một cán binh cộng sản đang dứng gần Ông:
- Em bao nhiêu tuổi?
- Dạ em 15 tuổi.
- Gia đình ở đâu?
- Chúng em ở ngoài Bắc.
- Các em có đói không?
- Dạ đói lắm.
Đại Tá Tỉnh Trưởng xoay qua nói với tôi:
- Liên Thành, có chi cho họ ăn đi.
- Có bánh mì và nước ngọt trong Bộ Chỉ Huy mới tiếp tế ra.
Và tôi đề nghị với Đại Tá:
Và tôi đề nghị với Đại Tá:
- Sáu người này là lính Bắc Việt, là tù binh, tôi xin chuyển giao cho Phòng 2 Tiểu khu khai thác.
- Anh liên lạc với Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu. Nói với họ lệnh của tôi, cho người ra nhận 6 tù binh.
Tôi nói với anh em CSDC:
- Mở còng cho họ, đem họ ra ngoài quốc lộ cho họ ăn uống đàng hoàng.
Toán lục soát tịch thu một súng B- 41, và 5 AK-47 của 6 cán binh Bắc
Việt. Đó là chiến lợi phẩm của CSDC/Thừa Thiên Huế.
Tôi gọi trung tâm Hành Quân Cảnh Lực:
- Trinh, Tango gọi.
- Tôi nghe Thẩm Quyền.
-
Mình bắt được 6 tù binh, tịch thu 1 súng B-41, 5 AK-47. Theo lời khai,
bọn họ thuộc đơn vị Công Trường 6, chính quy Bắc Việt. Tôi đã hỏi xong,
anh liên lạc với Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu, nói với họ liên lạc với
Phòng 2, cho người ra nhận 6 tù binh này vào khai thác thêm tin tức. Đó
là lệnh Đại Tá Tiểu Khu Trưởng.
- Nhận rõ Thẩm Quyền. Tôi báo Khu I, Bộ Tư Lệnh và liên lạc Tiểu Khu ngay.
Gần 11giờ trưa, hai Đại Đội Địa Phương Quân đổ quân. Cấp chỉ huy của
hai đại đội đó gặp Đại Tá Tỉnh Trưởng nhận lệnh, và họ dàn quân xông
thẳng vào khu vực xã Phong An.
Chỉ 15 phút sau, súng nổ rền trời, súng nhỏ súng lớn, tiếng lựu đạn,
tiếng B-40, tiếng nổ của M-72, M-79 trộn lẫn nhau. Trên hệ thống truyền
tin C-25, tôi nghe cấp chỉ huy của hai đại đội đang ra lệnh. Họ đang
đụng lớn. Họ đang đụng với Công Trường 6 chính quy Bắc Việt. Công Trường
6 phản ứng mạnh. Hai đại đội Địa Phương Quân bị bật ngược trở lại. Họ
bố trí tại bìa làng đợi lệnh chứ không thể tiến sâu vào bên trong.
Khoảng gần 12 giờ trưa, một máy bay trực thăng bay vòng sát trên đầu
chúng tôi và đáp ngay giữa đường nhựa. Chuẩn Tướng Lê Văn Thân, Tư Lệnh
Sư Đoàn I/BB (Cựu Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên) đến quan sát trận địa.
Đại tá Tôn Thất Khiên và tôi đón Chuẩn Tướng Thân. Đại Tá Khiên thuyết
tình tình hình với Chuẩn Tướng Thân, và sau đó là lúc Sư Đoàn I/BB ra
tay.
Khoảng 1:30 chiều, một đơn vị Sư Đoàn I/BB đổ quân. Súng nổ liên hồi,
pháo binh từ cây số 17 bắn yểm trợ hằng loạt. Công Trường 6 chính quy
Bắc Việt phản ứng mạnh. Đơn vị của Sư Đoàn I lùi dần, bố trí tại bìa
làng.
Khoảng gần 3 giờ chiều, Trung Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Tiền Phương
Quân Đoàn I, cùng với Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn Nhảy Dù và ban tham
mưu hành quân của ông có mặt tại mặt trận Phong An. Họ bàn thảo cùng với
Chuẩn Tướng Lê Văn Thân và Đại Tá Tôn Thất Khiên.
Gần 4 giờ chiều, 2 tiểu đoàn của Chiến Đoàn Dù đổ quân. Có thể nói đây
là một trong những màn tuyệt đẹp như trong phim chiến tranh.
Lính Nhảy Dù VNCH giăng hàng ngang, chạy từ tuyến xuất phát vào làng,
không một ai cúi đầu, không một ai khom lưng, họ vừa chạy vừa bắn. Công
Trường 6 Chính quy Bắc Việt phản công mạnh, nhưng gặp sức tấn công như
vũ bão của 2 tiểu đoàn Nhảy Dù VNCH, bọn lính Bắc Việt đuối sức dần,
tiếng súng nổ mỗi lúc mỗi nghe xa dần quốc lộ I.
Đến hơn 6 giờ chiều thì tiếng súng đã im. Hai tiểu đoàn Nhảy Dù của
Quân Lực VNCH đã đánh tan Công Trường 6 chính quy Bắc Việt, đẩy bọn
chúng vào tận chân núi xa. Bọn chúng tháo chạy, mang theo giấc mộng
không thành chiếm đất dành dân trong giờ ngưng bắn.
Xin ngàn lần cám ơn người lính Việt Nam Cộng Hòa hào hùng, đặc biệt là Hai Tiểu Đoàn Nhảy Dù.
Cũng cần nói thêm trong thời gian chiến trận Phong An đang diễn tiến
thì số ký giả ngoại quốc thuộc nhóm phản chiến tràn đến xã Phong An chụp
hình, quay phim, ghi nhận những sự việc mà bọn họ cho là VNCH vi phạm
ngưng bắn, để cung cấp cho cộng sản dùng làm cớ khiếu nại, tuyên truyền
xuyên tạc VNCH.
Tôi cho ngăn chận đám ký giả đó, không cho bọn họ chụp hình, tịch thu
hết các phim trong máy ảnh và máy quay phim của bọn họ.
Thế nhưng khoảng 2 tuần sau, cũng trong thời gian tháng 2/1973, viên cố
vấn đặc biệt của tôi gọi điện thoại mời tôi lên văn phòng của ông ta có
chuyện cần bàn.
Tại văn phòng, ông ta rút trong hộc bàn ra tờ tuần báo Mỹ, số đặc biệt về ngày ngưng bắn tại Việt Nam,
thì than ôi… Hình bìa của tờ tuần báo này là hình của tôi đang rút phim
trong máy ảnh của ký giả tờ báo. Viên cố vấn nhìn tôi vừa cười, vừa
nói:
- Tôi tặng anh tờ báo này làm kỷ niệm. Cũng may người chụp hình và viết bài là phe ta.
Tôi ngạc nhiên và hỏi viên cố vấn:
- Làm sao hắn chụp được tấm hình này, vì hắn có hai cái máy ảnh đeo
lủng lẳng, tòn ten nơi ngực, bị tôi lấy, mở cả hai máy ảnh đó hủy cả 2
cuốn phim rồi mà.
- Hắn chụp ảnh anh bằng chiếc máy ảnh là cái búp nịt to trước bụng, hắn bấm lia lịa mà anh không hay.
Tôi cười và nói với viên cố vấn:
- Ông ơi tôi chịu thua.
Bây giờ ở xứ sở văn minh này, nhớ lại viết ra đây để thấy mình hơi…
thiếu văn minh. Nhưng quả thật cho dù thiếu văn minh hơn nữa thì tôi
cũng phải làm bởi vì những thước phim và hình ảnh này không thể làm đề
tài cho bọn Tây Cộng và Việt Cộng lợi dụng. Quân tử với bọn cộng sản thì
chỉ có thiệt vào thân. Ngu sao để quý vị quay phim chụp hình?
3/2/2014: Bài 8 "Huế Đòi Nợ" - (Liên Thành)
4/2/2014: Bài 9 "Cộng sản nằm vùng Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn" - (Liên Thành)
(Xin giúp chúng tôi phổ biến những tài liệu tiếp theo về Huế Mậu Thân 1968. Cảm ơn Quý vị. Tịnh Ngọc, Trưởng Khối Kỹ Thuật).
==//==
Xin đón đọc các Phần tiếp bắt đầu từ ngày mai:
4/2/2014: Bài 9 "Cộng sản nằm vùng Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn" - (Liên Thành)
(Xin giúp chúng tôi phổ biến những tài liệu tiếp theo về Huế Mậu Thân 1968. Cảm ơn Quý vị. Tịnh Ngọc, Trưởng Khối Kỹ Thuật).
No comments:
Post a Comment