Trở Về Trang chính

Friday, January 31, 2014

KHAI BÚT ĐẦU XUÂN: TIẾP TỤC VẠCH MẶT BỌN TAY SAI VIỆT CỘNG (1)

KHAI BÚT ĐẦU XUÂN: TIẾP TỤC VẠCH MẶT BỌN TAY SAI VIỆT CỘNG

(BÀI 1)

 
Dẫn nhập: Cuối năm Con Rắn bước qua năm Con Ngựa coi bộ “những con rắn trong giở lươn” tức là những tên Việt gian “ăn cơm Quốc Gia (hoặc Hoa Kỳ) thờ ma Việt Cộng”  thi đua theo “Bác Hồ của chúng nó” cũng khá nhiều.

-“Nổi cộm” nhất ở trong nước là “tên Việt Cộng nằm vùng” Lê Hiếu Đằng. Thằng chó chết này đã sống và nên người nhờ xương máu của những người lính QLVNCH cùng trang lứa với nó, đã không giúp ích gì cho chế độ VNCH với đầy đủ tự do, dân chủ (dù chưa được hoàn hảo), nó lại muối mặt theo VC, tiếp tay với VC để thôn tính miền Nam. Bị đảng CSVN bạc đãi, về cuối đời bị bệnh ung thư biết mình sắp chết lại giở trò ma tuyên bố “ly khai khỏi đảng”; trong khi trong thực tế nó đã bị đảng CSVN khai trừ từ 21 năm trước (1992) vì a dua theo tên hung thần Nguyễn Hộ. Chuyện khôi hài là chết rồi còn giở trò ma trăn trối gia đình đem tro cốt của y rải xuống sông Sàigòn càng làm ô nhiễm dòng sông vốn đã bị ô nhiễm!

-Một tên Việt gian thứ 2 cũng vừa “đang sống chuyển sang từ trần” là tên Trần Chung Ngọc (TCN). Tên TCN này còn bệ rạc hơn tên “VC nằm vùng” LHĐ vì nghe nói y đã từng là sĩ quan QLVNCH và đã từng là Dân Biểu của chế độ VNCH. Ra hải ngoại chuyên môn viết bài đánh phá Công Giáo và ca tụng “cha già dân tộc” Hồ Chí Minh của y , đến nỗi cách đây mấy năm tên tiến sĩ này được tác giả Lê Minh xưng tụng là “Tiến sĩ Bác Hồ”.

Để khai bút đầu xuân Giáp Ngọ, tôi xin đăng tải lại một bài viết có tựa “Một Công, Hai Việc” được viết cách đây 18 năm về việc làm chia rẽ tôn giáo của ông tiến sĩ Trần Chung Ngọc để mọi người nhìn rõ bộ mặt “đặc công tôn giáo” “hôn đít bạo quyền” của ông “tiến sĩ Bác Hồ” Trần Chung Ngọc.

Cũng xin lưu ý qúy độc giả vì bài viết này được viết cách đây 18 năm nên người viết không lường trước được “chuyện nghịch lý” là ông “cư sĩ” Võ Văn Ái, người “ăn fund” của cơ quan NED của Hoa Kỳ đã theo lệnh của “những bàn tay lông lá” đã bằng mọi cách phá Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất nát như tương! Chúng tôi sẽ có những bài viết về những việc làm của ông “siêu Tăng Thống” này.
*
Mới đây, có ông bạn già đem đến cho tôi mượn một cuốn tạp chí. Ông dặn dò kỹ lưỡng:
“Cuốn này tôi cho ông mượn, đọc rồi trả lại cho tôi. Của một thầy dưới Nam Cali gửi lên cho tôi đấy. Có một bài viết sao lạ quá!”
“Bài nào đâu?”
Ông loạch xoạch lật từng trang rồi chỉ tôi:
“Đây nè. Ông này là tiến sĩ đấy a. Nhưng sao kỳ quá. Ông đọc thử coi nó ra làm sao.”
Trò chuyện lan man cho tới lúc thằng cháu đến đón ông về. Ra tới cửa ông còn ngoái lại vói một câu:
“Ông đọc rồi cất kỹ dùm. Đừng để mất!”
Ông về rồi tôi mới có thì giờ cầm quyển tạp chí lên xem. Đó là tạp chí “Phật Giáo Hải Ngoại”, cơ quan ngôn luận của Văn phòng II Viện Hoá Đạo và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hải ngoại và Hoa Kỳ. Số này là số thứ 9, tháng 9-1996. Cái chỗ mà ông bạn già của tôi cẩn thận đánh dấu là trang 27, một bài viết có tựa là “Phật Giáo Việt Nam giữa hai ý hệ Công-Cộng” của Trần Chung Ngọc.
Đây là một ông tiến sĩ và là một Phật tử. Ông bạn già của tôi cũng là một Phật tử, nhưng sau khi đọc bài này ông ấy thấy “lạ quá”. Mà tôi đọc xong cũng thấy “lạ quá”! Chữ Cộng ở đầu bài thì ông tiến sĩ dùng để chỉ Cộng Sản, còn chữ Công thì dùng để chỉ Công Giáo. Ngay cái tựa, ông tiến sĩ đã muốn nói rằng có ý thức hệ Cộng Sản, và có một cái gọi là ý thức hệ Công Giáo. Ông tiến sĩ viết:
“… Nghiên cứu về hai ý hệ Công và Cộng, người ta thấy có sự giống nhau lạ kỳ giữa bản chất và đặc tính của Công Giáo và Cộng Sản… cho nên nhiều người đã xem Công Giáo và Cộng Sản là hai anh em cùng mẹ.” (Bài đã dẫn).
Sau đó, ông tiến sĩ đã viện dẫn những quyển sách có quan điểm thù hằn với Công Giáo để chứng minh cho các quan điểm của mình. Những lập luận trong cách quyển sách này chứa đầy những sự xuyên tạc, phỉ báng Giáo Gội Công Giáo, thôi cũng chẳng cần nêu ra đây. Tôi chỉ nói tới những gì của ông tiến sĩ đã nghĩ trong đầu. Ông tiến sĩ nghĩ và ông tiến sĩ viết:
“… Tuy có những sự giống nhau kỳ lạ giữa hai ý hệ trên, nhưng thực tế cho thấy rằng “cậu em út” Cộng Sản còn thua “ông anh cả” Công Giáo trên nhiều phương diện nhất là về thủ đoạn biến tín đồ thành những người cuồng tín phi dân tộc, sẵn sàng phản bội dân tộc…” (Bđd).
Quanh đi quẩn lại cũng toàn một luận điệu như vậy trong một đoạn khá dài. Ông tiến sĩ kết luận phần mà ông suy nghĩ về Công Giáo:
“… Do đó, chúng ta có thể nói rằng, những âm mưu chống phá Phật Giáo ở Việt Nam trước đây, và nay còn tiếp tục ở hải ngoại, không phải là vì một vài cá nhân làm sai ý Chúa, mà là nằm trong chính sách và chiến lược của Giáo hội Gia tô La Mã, bắt nguồn từ một niềm tin huyền hoặc vào giáo lý Gia tô, và phản ảnh những đặc tính cố hữu, bản chất độc tôn, bất khoan nhượng và tàn độc của Gia tô giáo như đã kể sơ lược trong lịch sử hình thành và phát triển của tôn giáo này ở trên.” (Bđd).
*  
Sự hằn học của ông tiến sĩ đối với Giáo Hội Công Giáo đã được ông tóm gọn trong một câu có thể làm nổ đom đóm con mắt người đọc dù là tín đồ Công Giáo hay là tín đồ của ccá tôn giáo khác: “Chỉ có Satan mới có thể gây ra những tội ác mà Giáo Hội đã phạm phải trong gần 2.000 năm nay.” (Bđd).
Thưa ông tiến sĩ, trong bài viết, ông tiến sĩ có nhắc tới nhà thần học Hans Kung. Nhà thần học này đã nói: “Không thể có hòa bình trên thế giới nếu không có hòa bình giữa các tôn giáo, và không thể có hòa bình giữa các tôn giáo nếu không có sự đối thoại giữa các tôn giáo.”
Vậy những gì ông tiến sĩ đã viết trong bài này, theo ông tiến sĩ, nó sẽ góp phần đem lại “hoà bình giữa các tôn giáo?” hay là nó sẽ khơi lên sự bất bình từ những tín đồ của một tôn giáo bạn? Và ông tiến sĩ nghĩ rằng những gì ông viết trên đây là “sự đối thoại giữa các tôn giáo” hay là sự phỉ bang một tôn giáo khác?
*
Nước Sở có người làm nghề bán binh khí, nhờ khéo trau chuốt lời nói mà cửa hàng khá thịnh. Có người hỏi mua cây giáo, anh ta bảo: “Giáo này rèn bằng thép tốt, đâm gì cũng thủng”. Người khác tới mua tấm mộc, anh ta bảo: “Mộc này thật chắc, gì đâm cũng không thủng”. Có người cắc cớ hỏi: “Vậy nếu lấy cây giáo này đâm vào tấm mộc này thì sao?” Anh bán binh khí đành ngậm miệng. (Hàn Phi Tử).

Ông tiến sĩ trong phần sau của bài viết có viết:
“Phật Giáo sẽ không bao giờ nôi thù hận, vì sân hận là một trong ba độc mà người Phật tử phải đoạn diệt. Phật Giáo chỉ khao khát được sống thanh bình với đất nước trong công bằng bác ái với sự hòa hợp tôn giáo, hòa hợp dân tộc.” (Bđd).
Với những suy nghĩ được viết ra công khai trên đây của ông tiến sĩ, không biết ông tiến sĩ đã đoạn diệt được cái sân hận của mình chưa, và liệu những gì ông viết ra sẽ thực sự góp phần vào sự hoà hợp tôn giáo? Lời nói đoạn diệt sân hận và hòa hợp tôn giáo của ông tiến sĩ, đem đối chiếu với những gì ông viết ra xem có vẻ giống chuyện anh chàng nước Sở trong sách Hàn Phi Tử.
Thằng cháu nội bảy tuổi của tôi một hôm vô cớ bốc một nắm phân chó ném qua nhà hàng xóm. Bên kia người ta chưa lên tiếng trách móc gì, nhưng tôi biết họ bất bình. Vậy tôi phải làm sao? Còn làm sao nữa, trước hết là phải đem nó đi rửa tay trước đã; lôi cổ nó vào nhà phết cho mấy roi, rồi dẫn nó qua nhà người ta mà xin lỗi. May phước quá, chủ nhà bên kia người ta cũng rộng lượng, họ bảo: “Thôi tha cho nó, nó còn nhỏ, trẻ người non dạ, làm bậy một lần, thôi tha cho!”
Họ biết thằng nhỏ làm càn, không phải người lớn xúi biểu gì. Cũng may là người ta biết điều. Nhưng tía nó đi làm về, nếu nó vẫn phải ăn thêm một trận đòn nữa, tôi cũng không cản được.
*
Trong phần sau của bài viết ông tiến sĩ có viết một đoạn; không hiểu do ông nghĩa ra hay ldo ai đó đã mớm cho. Ông tiến sĩ viết:
“… Trong những năm gần đây, ở bên nhà đã có nhiều dấu hiệu đáng khích lệ là chính quyền đã nhận ra cái chính sách sai lầm đối với Phật Giáo và đang từ từ sửa sai một cách thầm lặng với chiều hướng xây dựng một xã hội chủ nghĩa mang đặc tính Việt Nam.” (Bđd).
Tôi không biết ông tiến sĩ nói tới những dấu hiệu nào. Hay ông tiến sĩ cho rằng việc “Bên nhà” không đem hai Đại đức Trí Siêu và Tuệ Sĩ ra bắn như đã bắn bao nhiêu người khác mà chỉ bỏ tù mỗi vị hai mươi năm là một dấu hiệu đáng khích lệ? Không có những phản ứng quyết liệt khắp thế giới sau khi bản án man rợ này được công bố lần đầu tiên, chắc kết quả sẽ không phải như hiện nay. Hai mươi năm tù cho mỗi vị Đại đức không hề làm gì phạm pháp là một dấu hiệu đáng khích lệ lắm hay sao, thưa ông tiến sĩ? Những bản án phi lý được gán cho các Hòa Thượng Huyền Quang, Quảng Độ và các biện pháp đối xử hiện nay của “bên nhà” đối với hai vị cao tăng này cũng là dấu hiệu đáng khích lệ hay sao?
Cái chính quyền phía “bên nhà” của ông tiến sĩ đã sửa sai các chính sách sai lầm đối với Phật Giáo như thế nào? Sửa sai bằng cách lén lút mở ra những phiên tòa xử án các Đại đức và cương quyết chỉ chấp nhận Giáo hội Phật Giáo Quốc doanh do họ áp đặt?
Về phần các vị lãnh đạo phong trào đấu tranh của Phật Giáo trong nước, ông tiến sĩ nhận định như sau:
“Xét cho cùng, các bậc tu hành này không phải là những chuyên viên xách động mà chỉ là những người có long từ bi, cảm thấy đau xót trước cảnh khổ cực của dân chúng nhưng có thể không năm vững tình thế, không xét đến những khúc mắc của lịch sử, và có thể bị ảnh hưởng của một vài “cậu ấm” hữu danh vô thực ở hải ngoại, cho nên không thể nói là họ có tội với quốcdân, đáng tội phải giam giữ.” (Bđd).
Các bậc tu hành mà ông tiến sĩ Trần Chung NGọc muốn nói tới ở đây là các Hoà thượng Huyền Quang, Quảng Độ, Đại đức Tuệ Sĩ, Trí Siêu v.v…, những người lãnh đạo Phật Giáo đang bằng cách này hay cách khác đấu tranh với chế độ độc tài trong nước.
Cái chính quyền “Bên nhà” của ông tiến sĩ nếu đọc được những ông tiến sĩ viết trên đây chắc họ mừng lắm. Thế nào rồi họ cũng có khen thưởng. Cứ như ông tiến sĩ viết thì ông Nhà nước hãy thả các vị ấy ra, họ không đáng tội với quốc dân, không đáng tội phải giam giữ, họ không biết đến những khúc mắc của lịch sử. Chỉ vì họ bị các “cậu ấm” ở hải ngoại xúi biểu.
Thưa ông tiến sĩ, phong trào tranh đấu của Phật Giáo quốc nội sỡ dĩ bùng nổ vì nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân cơ bản nhất là chủ trương tiêu diệt tôn giáo nói chung và Phật Giáo nói riêng trên phạm vi cả nước. Chủ trương ấy đã được chính quyền Hà Nội rắp tâm thi hành ngay sau khi miền Nam bị cưỡng chiếm. Những chính sách đàn áp tôn giáo nhằm phục vụ cho chủ trương tiêu diệt tôn giáo được chính quyền Hà Nội thực thi ngay từ tháng 5-1975. Và cũng kể từ giờ phút đó, cuộc đấu tranh của Phật Giáo đã khởi phát, liên tục cho đến bây giờ. Các vị lãnh đạo Phật Giáo trong nước đã bắt đầu đấu tranh và đã bị bách hại rất lâu trước khi được hải ngoại trực tiếp hoặc gián tiếp yểm trợ.
Thưa ông tiến sĩ, ông là người học cao, có bằng cấp lớn chắc ông có đủ tri thức để nhìn ra chuyện đó. Xin ông tiến sĩ đừng hạ thấp phong trào đấu tranh của Phật Giáo trong nước và các vị cao tăng lãnh đạo như vậy. Những lời nói như vậy để cho các cán bộ của Ban Tôn giáo Chính phủ Hà Nội nói ra thì thích hợp hơn. Nếu có ai không còn trẻ người nhưng lại non dạ bị người khác xúi ăn cứt gà thì chắc chắn không thể là cả một khối Phật tử đông đảo trong nước và các vị đã liên tục đấu tranh hai mươi mốt năm qua! Trên đời chẳng thiếu gì người có ăn học bằng cấp mà vẫn còn ngu ngơ bị Cộng Sản nó xúi ăn cứt gà đấy ông tiến sĩ ạ! Xin ông tiến sĩ làm ơn đọc lại những gì mà cựu cán bộ cao cấp của Ban Dân vận Trung Ương dưới tay trần Quốc Hòan là Đỗ Trung Hiếu đã viết để biết cuộc đấu tranh của Phật Giáo và các Thầy đã bắt đầu từ năm 1975 hay là năm nào. Thời đó chắc chưa hề có được sự liên lạc thong thả giữa trong và ngoài nước như bây giờ. Và chỉ có một thứ ảnh hưởng duy nhất đối với các vị ấy là y thức bảo vệ sự sống còn của Đạo Pháp, Giáo Hội và Dân Tộc.
*
Ông tiến sĩ Trần Chung Ngọc đã kết luận bài viết với những ý kiến mà ông cho là của cá nhân ông, ông viết:
“Trong phần kết luận này, tôi xin bày tỏ vài ý kiến cá nhân, tuyệt đồi không phải là tiếng nói của Phật Giáo hay của bất cứ tổ chức, hội đoàn nào.” (Bđd).
Ông tiến sĩ xác định rõ từ đây cho đến hết bài viết là ý kiến cá nhân của ông, còn trước đó là ý kiến của ai đó thì không biết. Ý kiến cá nhân của ông tiến sĩ như sau:
“…Đối với người Cộng Sản, nếu thấy một vài cá nhân trong Phật Giáo, hay giả danh Phật Giáo, tranh đấu cho nhân quyền bằng cách vi phạm nhân quyền, thí dụ như xâm nhập bất hợp pháp vào chùa của người khác, chống Cộng ồn ào một cách vô lối, không chấp nhận đối thoại, không tôn trọng quyền tự do của người khác, thì cũng đừng nên tổng quát hóa vấn đề mà cho đó là đường lối của Phật Giáo..” (Bđd).
Thưa các anh “bên nhà”, xin các anh đừng “tổng quát hóa” vấn đề như vậy mà tội nghiệp cho ông tiến sĩ Trần Chung Ngọc. Ông tiến sĩ không có dính dáng gì tới mấy chuyện tranh đấu, cũng không có chống Cộng ồn ào. Ông tiến sĩ “chấp nhận đối thoại” với các anh, ông tiến sĩ “tôn trọng quyền tự do” ẩn nấp nơi các chùa chiền hải ngoại của những sư quốc doanh kiêm cán bộ Tôn giaó vận của “bên nhà” phái ra. Ông tiến sĩ chống lại chuyện vạch mặt chỉ tên cán bộ tôn giáo vận Minh Nghị của v.v… Ông tiến sĩ luôn luôn làm đúng theo bài bản đã được “quán triệt”. Xin các anh “bên nhà” đừng nghĩ oan cho ông tiến sĩ tội nghiệp. Đối với Nhà nước, ông tiến sĩ có công chứ không có tội.
Tiếp theo phần đã trích dẫn ở trên, ông tiến sĩ viết tiếp:
“Thực ra mấy người này không hiểu thế nào là nhân quyền, là tự do dân chủ và thường muốn nổi tiếng bằng cách ‘dựng lên một hình nộm rồi quật nó xuống’. Ý thức về nhân quyền, tự do, dân chủ của họ là chỉ họ mới có quyền hiện diện trên cái xứ tự do này, còn Cộng Sản (cái hình nộm mà họ dựng lên) hay bất cứ ai khác không theo đường lối của họ, thường là hẹp hòi, quá khích, đều không có quyền hiện diện trên cái đất đã dung chứa họ chính vì tự do và nhân quyền.”
Ông tiến sĩ đã phán ra như thế. Tôi sợ rằng ông tiến sĩ học cao, nói ra những điều mà người thường suy nghĩ ba ngày chưa hiểu ra. Tôi tuy ít học, không đổ ông Nghè như tác giả các câu viết để đời trên đây; nhưng dù sao tôi cũng cóở  lại trong nước cũng hơn chục năm kể từ ngày miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam, “học tập” cũng được một mớ kha khá, tôi xin phụ giảng cho ông tiến sĩ như sau: Nhân quyền mà ông tiến sĩ nói đây là quyền bắt người, đặt ra án tù, bỏ tù, quản thúc, tập trung cải tạo, cùm kẹp cho đến tàn phế vĩnh viễn, và kể cả đem đi bắn bất cứ ai, kông cần biết tội gì. Và người phụ giảng xin chứng minh: Trí Siêu, Tuệ Sĩ, tử hình. Các thầy Huyền Quang, Quảng Độ, bỏ tù, quản thúc… Còn nữa, nhưng bao nhiêu đó đủ rồi. Và người phụ giảng mới cung kính xin xá ông tiến sĩ ba xá mà thưa với ông rằng:
 Thưa ông: Chế độ độc tài của Cộng Sản Hà Nội không hề là một hình nộm do bất cứ ai tạo nên, mà tự thân chế độ ấy là một thực thể, đã đàn áp, bóp nghẹt mọi thứ tự do dân chủ của bảy mươi lăm triệu người trong suốt hai mươi mốt năm qua. Quật ngã chế độ ấy xuống là một việc làm hết sức cấp thiết, là nguyện vọng của toàn dân, trong nước cũng như hải ngoại, trừ tiến sĩ và phe nhóm của ông!
Chế độ ấy đúng la 2cái gong trên cổ người ta đấy chứ không chỉ là một caí hình nộm đâu nôg tiến sĩ ạ! Còn cái tự do dân chủ mà ông nói tới, xin hãy làm ơn áp dụng cho đồng bào trong nướctrước đi, họ đông hơn và họ cần hơn là mấy ông cán bộ Tôn giáo vận được nhởn nhơ xuất ngoại bằng tiền Nhà nước.
*
Ở trong nước, hai mươi mốt năm qua, tôn giaó nào cũng bị bách hại. Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành… tôn giáo nào cũng là mục tiêu mà chế độ Hà Nội quyết tâm trấn áp và tiêu diệt. Sự đoàn kết giữa các tôn giáo là hết sức cần thiết để chống lại kẻ thù chung của các tôn giáo nói riêng và của cả dân tộc nói chung. Chỉ có những tay Cộng Sản chóp bu mới khoái trá xoa tay khi các tôn giaó kình chống lẫn nhau. Khơi lên sự chia rẽ tôn giáo rõ ràng là không hề có lợi cho mục tiêu đấu tranh tối hậu của dân tộc. Giải thể chế độ Cộng Sản và xây dụng một quốc gia tự do, dân chủ, hoà giải dân tộc và hòa hợp tôn giáo.
Tạp chí “Phật Giáo Hải ngoại” là tiếng nói của “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải ngoại” tại Hoa Kỳ. Kính xin quý Thầy phụ trách cơ quan Ngôn luận chính thức của Giáo Hội hãy cẩn trọng đừng để những bài viết bất lợi cho sự đoàn kết giữa các tôn giáo như bài viết “Phật Giáo Việt Nam giữa hai ý hệ Công - Cộng” của tác giả Trần Chung Ngọc có mặt trên một cơ quan ngôn luận chính thức của Giáo Hội. Thời điểm này, sự đoàn kết giữa các tôn giáo là điều vô cùng cần thiết, cũng như việc nêu rõ chính nghĩa và tích cực yểm trợ cuộc đấu tranh của Giáo Hội tại quê nhà là điều không thể xem nhẹ.
*
Ông tiến sĩ thật là người có tài! Chỉ trong một bài viết mà ông đã làm một công hai việc: cố công gây chia rẽ với tôn giáo bạn vừa cố công làm mất chính nghĩa đấu tranh của Giáo Hội ở trong nước. Nếu nay mai ông tiến sĩ có được Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Dân vận Trung ương Đảng gắn mề đay thì cũng rất xứng đáng.
Ông bạn già của tôi đọc xong bài viết phải than là “lạ quá”. Đúng ra ông phải bắt chước ông Vũ Oanh, nguyên ủy viên Bộ Chính trị khoá VII, Trưởng ban Dân vận Trung ương mà gật gù khen rằng: “Cái thằng viết hay quá!”
Thế mới phải! Một công hai việc!

LÃO MÓC
San José 1996

No comments:

Post a Comment