Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông (ảnh chụp 13/12/2012)
Hải quân
Nhật Bản và Hàn Quốc hôm nay, 12/12/2013 xác nhận đã cùng nhau tiến
hành một cuộc thao dượt giải cứu trên biển. Điểm đáng chú ý là cuộc tập
trận diễn ra tại vùng biển quốc tế, nhưng lại nằm trong khu vực nhận
dạng phòng không mới của Trung Cộng. Hải quân hai nước đều phớt lờ các
quy định của Bắc Kinh liên quan đến vùng này.
Theo một
phát ngôn viên hải quân Nhật Bản, phía Nhật Bản đã cử hai tàu chiến và
một chiếc trực thăng tham gia cuộc tập trận, trong lúc theo hãng tin
Yonhap, Hàn Quốc cũng đóng góp hai khu trục hạm và hai trực thăng dùng
trên biển.
Theo một số quan chức quân sự Hàn
Quốc, nội dung cuộc thao dượt bao gồm các bài tập tìm kiếm và cứu hộ
trên biển để tăng cường năng lực phối hợp giữa hai bên trong việc đối
phó với các tai nạn trên biển.
Theo
Yonhap, địa điểm tập trận nằm trên biển Hoa Đông, gần khu vực bãi ngầm
Ieodo hiện do Hàn Quốc kiểm soát, nhưng lại nằm trong vùng phòng không
của cả ba nước Hàn Quốc, Nhật Bản và TrungCộng . Yếu tố này đã được phát
ngôn viên Hải quân Nhật Bản nhấn mạnh : « Hoạt động này (cuộc diễn
tập Nhật-Hàn) đã được thực hiện bên trong cái mà Trung Cộng gọi là vùng
ADIZ (vùng nhận dạng phòng không) của họ ».
Cho dù
vậy, cả Seoul lẫn Tokyo đều phớt lờ yêu cầu của Bắc Kinh đòi phi cơ các
nước khác phải nộp trước kế hoạch bay khi tiến vào vùng nhận dạng phòng
không do Trung Cộng áp đặt. Người phát ngôn của hải quân Nhật Bản nói
rõ là quân đội Nhật Bản không hề thông báo cho Trung Cộngvề việc sử
dụng máy bay trực thăng.
Cả hai
nước, tuy nhiên, đều xác định rằng cuộc tập trận hỗn hợp hai năm một
lần, đã được lên kế hoạch từ lâu, chứ không phải là phản ứng chống lại
việc Trung Cộng đơn phương áp đặt vùng phòng không vào hạ tuần tháng 11
vừa qua.
Hàng không dân sự Hàn Quốc đầu hàng vùng phòng không Trung Cộng
Bản đồ vùng nhận dạng phòng không do Trung Cộng đơn phương thiết lập (ảnh internet)
Hôm nay,
12/12/2013, các hãng hàng không Hàn Quốc cho biết họ sẽ tuân thủ các
quy định của Bắc Kinh đối với khu vực phòng không mới được loan báo trên
biển Hoa Đông. Động thái này là hệ quả của một bản hướng dẫn của chính
quyền Seoul, cho các hãng hàng không quyền tuân thủ hay không các yêu
sách của Bắc Kinh.
Cả hai hãng hàng không
dân sự lớn nhất của Hàn Quốc đều đã quyết định chiều ý Trung Cộng và
xác nhận họ sẽ cung cấp thông tin phù hợp với yêu cầu của Bắc Kinh trước
khi bay qua khu vực phòng không.
Trả lời hãng tin Pháp AFP, một phát ngôn viên của hãng Asiana cho biết : « Chúng tôi bắt đầu trình kế hoạch bay kể từ ngày hôm nay ». Một người phát ngôn của Korean Air cũng xác nhận là hãng máy bay này bắt đầu tuân thủ các yêu cầu của phía Trung Cộng./div> Vào hôm qua, chính Bộ trưởng Giao thông Vận tải Hàn Quốc Suh Seoung Hwan đã tuyên bố với các nhà báo rằng nên để cho các hãng hàng không toàn quyền quyết định về việc tuân thủ hay không các quy định mới của Trung Cộng./div> Tuy vậy, nhân vật này vẫn nhấn mạnh rằng quan điểm chính thức của Seoul vẫn không thay đổi, tức là vẫn phủ nhận khu vực nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh vừa áp đặt trên biển Hoa Đông, vốn bao trùm vùng không phận bên trên khu vực bãi ngầm Ieodo do Hàn Quốc kiểm soát nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền.
Dẫu sao thì « lời khuyên » của Chính quyền Hàn Quốc đối với các hãng hàng không dân sự của họ đã đi ngược lại với quan điểm cứng rắn được tuyên bố trên đây./div> Hàn Quốc không phải là trường hợp duy nhất, kêu gọi ngành hàng không dân sự tuân theo yêu cầu của Bắc Kinh, nhưng vẫn cho phi cơ quân sự ngang nhiên đi vào vùng phòng không Trung Cộng mà không báo trước để khẳng định lập trường bác bỏ quyết định đơn phương của Bắc Kinh./div>
Trước Hàn Quốc, Hoa Kỳ cũng đã có động thái tương tự./div>
Seoul muốn dùng vũ khí YouTube trong cuộc chiến biển đảo
Quần đảo Dokdo/Takeshima, do Hàn Quốc kiểm soát, nhưng Tokyo tuyên bố có chủ quyền (Ảnh chụp 10/08/2012)
Được phát bằng 10 ngôn ngữ khác nhau, trong
đó có tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha
và tiếng Ả Rập, đoạn video này mô tả sự kiểm soát thực tế của Seoul trên
quần đảo là « bất hợp pháp », điều đã khiến Seoul nổi giận./div>
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố : « Chúng tôi chính thức phản đối việc công bố video này ( ... ) và cực lực yêu cầu Nhật Bản gỡ bỏ các bộ phim ngay lập tức
». Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cho Tai –Young đã tiết lộ với báo chí
là vào cuối tháng này, Seoul sẽ công bố các đoạn video chứng minh chủ
quyền của Hàn Quốc.
Không chỉ nhắm vào Hàn
Quốc, Nhật Bản cũng phản đối Trung Cộng trên hồ sơ quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Tokyo cũng đã phát hành một đoạn
video nói về quần đảo này, và cũng được dịch sang mười ngôn ngữ.
No comments:
Post a Comment