Trưởng đoàn đàm phán Hàn Quốc Suh Ho (T) đón tiếp đồng nhiệm Bắc
Triều Tiên Park Chol Su, tại khu công nghiệp Kaesong, 10/07/2013
REUTERS
Nam và Bắc Triều Tiên hôm nay đã không đạt được một thỏa thuận trong cuộc đàm phán nhằm mở lại khu công nghiệp chung bị đóng cửa hồi gần đây vì những mối căng thẳng quân sự.
Bộ Thống nhất của Nam Triều Tiên cho biết đôi bên đồng ý họp lại vào thứ hai tuần sau tại khu công nghiệp Kaesong, nằm ngay phía bắc của khu phi quân sự chia đôi hai miền Triều Tiên.
Cuộc họp hôm nay diễn ra tiếp theo cuộc họp căng thẳng kéo dài 15 giờ đồng hồ hôm chủ nhật, trong đó hai nước đồng ý thực hiện những biện pháp để mở lại khu công nghiệp đã hoạt động được 8 năm và được xem là “phong vũ biểu” cho các mối quan hệ Liên Triều.
Nằm trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, cách biên giới với Hàn Quốc 10 km,
Kaesong có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế đối với Bình Nhưỡng, cũng
như với các doanh nghiệp Hàn Quốc hiện diện tại đây. Sau khi 53.000 công
nhân Bắc Triều Tiên làm việc cho 123 nhà máy Hàn Quốc bị rút đi hôm
8/4, ba tháng ngưng hoạt động đã gây thiệt hại trên một tỉ đô la, theo
như số liệu của Seoul vào cuối tháng Sáu.
Một đoàn xe chở khoảng 130 đại biểu và chủ doanh nghiệp Hàn Quốc hôm nay đã vượt qua khu vực phi quân sự chia cắt hai miền Triều Tiên để đến Kaesong. Xung quanh tòa nhà 15 tầng nơi diễn ra cuộc thương lượng, các công nhân Bắc Triều Tiên đang nhổ cỏ dại. Các đèn tín hiệu giao thông không còn hoạt động, các cửa hàng đóng cửa, nhà máy chìm trong bóng tối.
Trưởng đoàn thương thảo Hàn Quốc Suh Ho nói : « Chúng tôi sẽ làm những gì có thể làm được để cuộc họp này giúp tái lập sự tin cậy giữa đôi bên và hợp tác tốt nhất ». Người đồng nhiệm Bắc Triều Tiên Pak Chol Su thì bi quan hơn, cho biết: « Tôi rất lo lắng về tình trạng các máy móc công nghiệp ».
Hôm Chủ nhật 07/07, sau 12 tiếng đồng hồ thương lượng, hai miền Triều Tiên đã thỏa thuận trên nguyên tắc việc mở cửa lại Kaesong. Trên 120 doanh nghiệp tại đây có thể tái hoạt động khi nào thấy sẵn sàng.
Ngoài việc bồi thường các thiệt hại cho doanh nghiệp, Seoul còn đòi hỏi Bình Nhưỡng phải cam kết chắc chắn là trong tương lai sẽ không đơn phương đóng cửa khu công nghiệp này. Phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc, Kim Hyung Suk cảnh báo : « Chúng tôi sẽ không chấp nhận tái diễn tình trạng như trước khủng hoảng ».
Tuy nhiên Bình Nhưỡng khó thể nhượng bộ, vì sẽ giống như một sự nhìn nhận trách nhiệm, trong khi Bắc Triều Tiên luôn tố cáo Hàn Quốc và đồng minh Hoa Kỳ đã gây ra căng thẳng. Một viên chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc nhận định, các cuộc thảo luận hồi cuối tuần qua đánh dấu « một bước tiến ban đầu, nhưng phần khó khăn nhất bây giờ mới bắt đầu ».
Việc thương lượng này diễn ra sau nhiều tháng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, chủ yếu là do những đe dọa của Bắc Triều Tiên, trong khi nền kinh tế đang phải chịu đựng hậu quả các biện pháp trừng phạt tăng cường của Liên Hiệp Quốc sau vụ thử nguyên tử vào tháng Hai.
Khu công nghiệp Kaesong được thành lập dưới « chính sách ngoại giao vầng thái dương » của Hàn Quốc từ 1998 đến 2008 nhằm khuyến khích thúc đẩy quan hệ giữa hai miền Triều Tiên, mà về mặt lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì chưa có hiệp ước hòa bình nào được ký kết sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt.
Không khoan nhượng trước đòi hỏi ngưng các thử nghiệm hạt nhân và đạn đạo của phương Tây, bị các nước tẩy chay, từ vài tuần qua Bình Nhưỡng đã tỏ ra mềm dẻo hơn, nhằm đạt được viện trợ tài chính và thực phẩm, theo như nhận định của các chuyên gia. Bắc Triều Tiên còn đề nghị thương lượng trực tiếp với Hoa Kỳ, nhưng Washington đòi hỏi phải có những động thái cụ thể và vô điều kiện về chương trình nguyên tử.
Một đoàn xe chở khoảng 130 đại biểu và chủ doanh nghiệp Hàn Quốc hôm nay đã vượt qua khu vực phi quân sự chia cắt hai miền Triều Tiên để đến Kaesong. Xung quanh tòa nhà 15 tầng nơi diễn ra cuộc thương lượng, các công nhân Bắc Triều Tiên đang nhổ cỏ dại. Các đèn tín hiệu giao thông không còn hoạt động, các cửa hàng đóng cửa, nhà máy chìm trong bóng tối.
Trưởng đoàn thương thảo Hàn Quốc Suh Ho nói : « Chúng tôi sẽ làm những gì có thể làm được để cuộc họp này giúp tái lập sự tin cậy giữa đôi bên và hợp tác tốt nhất ». Người đồng nhiệm Bắc Triều Tiên Pak Chol Su thì bi quan hơn, cho biết: « Tôi rất lo lắng về tình trạng các máy móc công nghiệp ».
Hôm Chủ nhật 07/07, sau 12 tiếng đồng hồ thương lượng, hai miền Triều Tiên đã thỏa thuận trên nguyên tắc việc mở cửa lại Kaesong. Trên 120 doanh nghiệp tại đây có thể tái hoạt động khi nào thấy sẵn sàng.
Ngoài việc bồi thường các thiệt hại cho doanh nghiệp, Seoul còn đòi hỏi Bình Nhưỡng phải cam kết chắc chắn là trong tương lai sẽ không đơn phương đóng cửa khu công nghiệp này. Phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc, Kim Hyung Suk cảnh báo : « Chúng tôi sẽ không chấp nhận tái diễn tình trạng như trước khủng hoảng ».
Tuy nhiên Bình Nhưỡng khó thể nhượng bộ, vì sẽ giống như một sự nhìn nhận trách nhiệm, trong khi Bắc Triều Tiên luôn tố cáo Hàn Quốc và đồng minh Hoa Kỳ đã gây ra căng thẳng. Một viên chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc nhận định, các cuộc thảo luận hồi cuối tuần qua đánh dấu « một bước tiến ban đầu, nhưng phần khó khăn nhất bây giờ mới bắt đầu ».
Việc thương lượng này diễn ra sau nhiều tháng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, chủ yếu là do những đe dọa của Bắc Triều Tiên, trong khi nền kinh tế đang phải chịu đựng hậu quả các biện pháp trừng phạt tăng cường của Liên Hiệp Quốc sau vụ thử nguyên tử vào tháng Hai.
Khu công nghiệp Kaesong được thành lập dưới « chính sách ngoại giao vầng thái dương » của Hàn Quốc từ 1998 đến 2008 nhằm khuyến khích thúc đẩy quan hệ giữa hai miền Triều Tiên, mà về mặt lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì chưa có hiệp ước hòa bình nào được ký kết sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt.
Không khoan nhượng trước đòi hỏi ngưng các thử nghiệm hạt nhân và đạn đạo của phương Tây, bị các nước tẩy chay, từ vài tuần qua Bình Nhưỡng đã tỏ ra mềm dẻo hơn, nhằm đạt được viện trợ tài chính và thực phẩm, theo như nhận định của các chuyên gia. Bắc Triều Tiên còn đề nghị thương lượng trực tiếp với Hoa Kỳ, nhưng Washington đòi hỏi phải có những động thái cụ thể và vô điều kiện về chương trình nguyên tử.
No comments:
Post a Comment