Hội nghị trực tuyến ĐB/QH về Luật Đất đai (sửa đổi).
“…Tôi hơn 80 tuổi, sắp chết rồi mà thành người không đất. Tôi đề
nghị thanh tra họp dân, nếu dân nói đất đó không phải của tôi thì tôi
không còn gì để nói, bằng dân nói đó là đất của tôi thì phải trả lại cho
tôi !…”Đó là lời một lão nông tri điền (Cụ Trần Thị Xinh 81 tuổi, ở ấp Kênh 5, xã Bình Giang, Hòn Đất) đặt thẳng vấn đề với đoàn Thanh tra Chính phủ trong ngày 10/5/2013 khi đoàn đã có cuộc đối thoại với hàng trăm nông dân vùng tứ giác Long Xuyên về các vấn đề liên quan đến đất đai. Tại cuộc đối thoại này, người dân cho biết họ đang trở thành những người “làm thuê ngay trên đất của chính mình”.
Cụ Trần Thị Xinh còn nói “ Đất của ông cha tôi khai phá, chính quyền địa phương đem giao cho người khác. Tôi khiếu nại thì không ai giải quyết, chính quyền đợi đến khi cấp sổ đỏ cho người ta xong mới đem ra tòa xử thì người ta đã có sổ đỏ nên tôi bị ( mất đất) xử thua.” !? . (tt.online)
Ông Nguyễn Chiến Bình (phó tổng Thanh tra Chính phủ) phải chửa cháy : “ Tôi thấy bà con ngồi đây nhiều gương mặt khắc khổ quá.“Nông dân mà không có đất sản xuất thì đâu còn là nông dân nữa”. Giải quyết những tồn tại của chính quyền và những bức xúc của bà con cần phải có quá trình. Xin bà con bình tĩnh và tin tưởng để cùng Thanh tra Chính phủ, cùng chính quyền từng bước tháo gỡ, không nên vì một lý do nào đó mà nôn nóng làm rối thêm tình hình” . (tt.online)
“ Nông dân mà không có đất sản xuất thì đâu còn là nông dân nữa.” – Người dân tại đồng đất ấy muốn nói tiếp, liền theo, lời nói này của ông phó tổng Thanh tra Chính phủ: “Thưa ông là nông dân nếu không dựa lưng vào cây lúa thì chỉ còn cạp đất mà ăn vì vậy vẫn cắn răng làm nông dân nhưng phải “làm thuê ngay trên mãnh đất của chính mình” bị tước đoạt trước đó, mà chủ mới được cấp sổ đỏ không hề biết gieo mạ cấy lúa bao giờ !?” .
Ông Đặng Văn Kim ở ấp Kênh 9, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) cho hay trước đây người dân chấp hành chủ trương thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp làm ăn , đến lúc doanh nghiệp thua lỗ giải thể bỏ của chạy lấy người , người dân xin lại đất sản xuất thì địa phương từ chối với lý do người dân không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) nên không có cơ sở xem xét.
Ông Kim bức xúc: “Ông cha tôi vào đây khai phá có giấy phép do Nhà nước cấp, có nộp thuế đầy đủ. Hồi đó Nhà nước chỉ cấp sổ nông nghiệp cho gia đình chứ có cấp “sổ đỏ” chứng nhận quyền sử dụng đất hồi nào đâu mà giờ đòi chúng tôi xuất trình !? ”. Sao lại “ bắt bí” người dân vô lý như vậy ? .
Ông Đặng Văn Kim trình những giấy tờ
chứng minh nguồn gốc đất do gia đình khai phá sản xuất được chứng nhận
trước khi bị thu hồi trong buổi làm việc với Thanh tra Chính phủ . Ảnh:
Nguyễn Triều .
Trong khi đó, UBND tỉnh Kiên Giang đã dành hẳn 300ha đất tại ấp Ranh
Hạt, xã Bình Giang để cấp cho 73 cán bộ, nhưng phần lớn không trực tiếp
sản xuất mà sang bán và hợp đồng cho người dân thuê lại.ông Trần Văn Hội - xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành (Kiên Giang) – nêu hàng loạt nghịch lý trong việc quản lý đất đai của địa phương khiến người dân phải nhiều năm mang đơn đi khiếu nại khắp nơi .
Cụ thể năm 1996, UBND tỉnh Kiên Giang thu hồi đất lúa 2 vụ năng xuất cao vùng tứ giác Long Xuyên để giao cho Công ty Kiên Tài (Đài Loan) làm dự án trồng cây công nghiệp bạch đàn với tổng diện tích 60.000ha.
Nhưng sau đó công ty này giải thể bỏ về nước, thay vì trả lại đất cho dân sản xuất, chính quyền địa phương lại giao cho một số doanh nghiệp khác hoặc cấp cho cán bộ cho thuê mướn hoặc không có khả năng sản xuất một số bỏ hoang.
Các doanh nghiệp, nông trường được giao đất sau này cũng không sử dụng mà cho dân thuê lại. “Đơn cử như Nông trường mía Kiên Lương được giao 1.600ha đất rồi khoán lại cho cán bộ, cán bộ thông qua “cò” mai mối cho nông dân thuê lại”, ông Hội bức xúc trình bày với đoàn Thanh tra Chính phủ. Thậm chí theo phản ảnh của người dân, có trường hợp doanh nghiệp được giao đất nhưng không sản xuất mà cho người dân thuê lại rồi “lật kèo” giữa chừng nên xảy ra tranh chấp. Người dân gõ cửa cơ quan chức năng đề nghị giải quyết thì bị từ chối, doanh nghiệp thuê “xã hội đen” vào hăm dọa đuổi dân đi.
Ông Nguyễn Chiến Bình cho biết đợt tiếp xúc của Thanh tra Chính phủ với người dân huyện Giang Thành gần đây cũng nghe phản ảnh tình trạng này. “Chuyện này huyện Giang Thành thừa nhận là có. Để xảy ra tình trạng người giàu thuê côn đồ vào giải quyết tranh chấp với bà con là không ổn”.
Ông Lâm Hoàng Sa – phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang – thừa nhận có tình trạng cán bộ cấp xã, huyện và ở cả cấp tỉnh đùn đẩy trong tiếp nhận giải quyết khiếu nại của người dân, dẫn đến những vụ việc kéo dài, vượt cấp gây bức xúc trong dư luận. “Thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh, tôi xin nhận lỗi trước bà con vì để xảy ra tình trạng này” – ông Sa nói.
“…Theo ông Nguyễn Chiến Bình, tình trạng nông dân không đất sản xuất phải thuê lại chính mảnh đất của mình là có thật và yêu cầu UBND tỉnh Kiên Giang cần xem xét nghiêm túc vấn đề này…”
Ông Bình giao Cục III Thanh tra Chính phủ phối hợp với thanh tra tỉnh Kiên Giang rà soát tất cả trường hợp khiếu nại liên quan đến đất đai vùng tứ giác Long Xuyên (gồm các huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành và thị xã Hà Tiên) để sớm có phương án giải quyết dứt điểm.
Tuy nhiên người dân thì cười nữa miệng nói với nhau. Trước đây Tỉnh ủy cũng có kết luận và phó tổng Thanh tra Chính phủ lúc đó là ông Mai Quốc Bình đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang thu hồi đất đã cấp sai trái cho cán bộ. Nhưng mãi đến nay có cán bộ nào bị thu hồi đất đâu !? -
Chắc có lẽ là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của “đồng chí x” nhà nước đảng “ta” nên chính quyền tỉnh Kiên Giang cũng noi gương “lì đòn” như “đồng chí X” ta chăng !? .
Hoàng Thanh Trúc
No comments:
Post a Comment