Nghe bài này
Tình trạng cưỡng chế thu hồi đất cho những dự án kinh tế khi chưa có dàn xếp thỏa đáng với người dân vẫn tiếp tục xảy ra tại Việt Nam. Điều này dẫn đến phản ứng gay gắt của người lãnh phần thiệt hại.
Lấy đất sai luật
Đa số những khiếu kiện lâu nay dù là cá nhân hay tập thể, đơn kiện mới hay kéo dài năm này qua năm nọ, đều là khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai.
Phía những người đi kiện đều dựa vào căn cứ luật pháp chính thức của chính quyền Hà Nội để nêu ra những điểm sai trái mà cơ quan chức năng địa phương khi tiến hành thu hồi đất và cưỡng chế vi phạm.
Một trường hợp gần nhất đang rơi vào tình cảnh như bao nhiêu người lâu nay là của gia đình ông Nguyễn Phúc Hậu, ngụ tại thôn Phú Thọ 1, phường Ninh Diêm, TX Ninh Hòa. Ngày 7 tháng 5 vừa qua, gia đình nhận được thông báo cưỡng chế nhưng sau đó được thông báo hoãn cho đến ngày 21 tháng 5 này. Ông Nguyễn Phúc Hậu nêu ra những sai trái về luật pháp mà chính quyền tỉnh Khánh Hòa vi phạm khi tiến hành cưỡng chế phần đất hơn 6000 mét vuông mà gia đình ông này đang trồng cây ăn quả lâu nay:
Tôi không giữ đất làm gì, miễn sao Nhà Nước thu hồi mà đền bù thỏa đáng là được rồi; nhưng ở đầy đền bù 18 ngàn đồng một mét vuông là không thỏa đáng và không theo đúng tiêu chí của luật định. Theo điều 11, Nghị định 69 của chính phủ, thì ủy ban nhân dân tỉnh có quyền điều chỉnh giá đất sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Nhưng điều này ủy ban nhân dân tỉnh chưa làm vì hiện nay không có nơi nào ở Việt Nam có giá 18 ngàn đồng một mét vuông cả.
Theo tôi việc làm này là vi hiến, phi pháp và Nhà Nước lấy đất của tôi là ‘rất oan’. Nhà Nước hiện nay ỷ mạnh để ức hiếp tôi. Đầu tiên tôi khiếu nại ở huyện, huyện đã bác đơn tôi, sau đó lên tỉnh, tỉnh cũng bác đơn tôi. Tôi có thời hiệu 1 năm từ khi nhận được đơn của tỉnh, tôi được quyền khởi kiện ra tòa án hành chính. Vừa rồi tôi khởi kiện, họ trả lại đơn cho tôi, tôi cũng không biết làm sao đây nữa.”
Dân kiện ‘củ khoai’
Mới hồi ngày 29 tháng tư, thêm một thư tố cáo đích danh ông Lê Hoàng Quân, chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên trung ương Đảng về việc thu hồi đất đai, tài sản một cách sai pháp luật mà không giải quyết.
Ông này cho biết:
“Hiện họ lấy hết đất của tôi. Tôi kiện ra tòa họ trả đơn, kiện ra công an cũng trả đơn để kiện hành chính… Tôi bức xúc quá nên phải làm đơn tố cáo như thế. Họ nói miệng là lấy đất của tôi cho khu công nghệ cao nhưng nay cho công ty thương mại tư nhân thuê làm kho chứa hàng… Có nhiều mâu thuẩn lắm. Thành phố đứng ra thu theo quyết định 266, mà không tống đạt cho nhà tôi. Quyết định 266 chỉ là quyết định điều hành của các cơ quan Nhà nước với nhau thôi; thế mà Quận 9 ra quyết định cưỡng chế không đúng với điều 39 của Luật Đất Đai năm 2003.
Bây giờ tôi phải kiên trì kiện và đến mức nào thì tôi phải ‘tự xử’ tôi trên miếng đất đó. Năm nay tôi 71 tuổi rồi, nếu không làm được ‘luật pháp cho sáng tỏ’ thì tôi chết cho rồi.”
Không chỉ những người trong cuộc như ông Nguyễn Xuân Ngữ ở quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Phúc Hậu ở tổ Phú Thọ 1, phương Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, hay rất nhiều người từ các tỉnh- thành phố khác phải làm đơn mà họ cho biết nếu cân lên thì không biết bao nhiêu kilogram; mà các luật sư tham gia các vụ việc cũng phải lên tiếng vì tình trạng bất chấp luật pháp trong thu hồi, cưỡng chế đất đai.
Một trường hợp diễn ra lâu nay là những công ty tư nhân được chính quyền giao đất khi bị người dân phản đối do chưa có thỏa thuận hợp lý giữa đôi bên về giá cả bồi thường từng thuê những nhóm côn đồ đến hành hung người dân như trường hợp tại Văn Giang Hưng Yên, hay vụ việc mới xảy ra hồi ngày 21 tháng 4 vừa qua tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Hiện nay tại khu vực văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng và chính phủ tại cả hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn hằng ngày vẫn có những người dân đến để khiếu kiện về trường hợp đất đai, tài sản của họ bị trưng thu một cách sai luật.
Trong số họ có người phải ăn dầm nằm dề suốt nhiều năm qua vì cho rằng họ phải chịu bất công mà công lý vẫn chưa được sáng tỏ.
Trong thế bức bách vì đã mất sạch tài sản dành công sức tạo dựng bao nhiêu năm, một số bà con kiên trì khiếu nại tại các cơ quan chức năng của trung ương.
Tuy nhiên, trong cuộc họp hồi trung tuần tháng tư vừa qua, chánh thanh tra chính phủ là ông Huỳnh Phong Tranh lên tiếng cho rằng có những đoàn khiếu kiện đông người tại các văn phòng tiếp dân của trung ương Đảng và chính phủ mặc áo đỏ, mang theo biểu ngữ và lớn tiếng kêu la là có ‘màu sắc chính trị’.
Tuy nhiên, những người dân trong cuộc cho rằng họ không hề bị thúc đẩy bởi một động cơ chính trị nào cả mà chỉ đi đòi hỏi quyền lợi hợp pháp của họ.
Những người dân trong cuộc tự dưng bị dồn vào thế phản đối vì chính giới công quyền đã làm trái luật. Nếu người trong cuộc im lặng thì phải chịu muôn vàn thiệt thòi, còn nếu mạnh mẽ lên tiếng đòi hỏi quyền được qui định trong luật bị dồn đến ‘bước đường cùng’. Và đội ngũ những người bị đưa vào cảnh cùng khốn như thế ngày một đông thêm ở Việt Nam.
Tình trạng cưỡng chế thu hồi đất cho những dự án kinh tế khi chưa có dàn xếp thỏa đáng với người dân vẫn tiếp tục xảy ra tại Việt Nam. Điều này dẫn đến phản ứng gay gắt của người lãnh phần thiệt hại.
Lấy đất sai luật
Đa số những khiếu kiện lâu nay dù là cá nhân hay tập thể, đơn kiện mới hay kéo dài năm này qua năm nọ, đều là khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai.
Phía những người đi kiện đều dựa vào căn cứ luật pháp chính thức của chính quyền Hà Nội để nêu ra những điểm sai trái mà cơ quan chức năng địa phương khi tiến hành thu hồi đất và cưỡng chế vi phạm.
Một trường hợp gần nhất đang rơi vào tình cảnh như bao nhiêu người lâu nay là của gia đình ông Nguyễn Phúc Hậu, ngụ tại thôn Phú Thọ 1, phường Ninh Diêm, TX Ninh Hòa. Ngày 7 tháng 5 vừa qua, gia đình nhận được thông báo cưỡng chế nhưng sau đó được thông báo hoãn cho đến ngày 21 tháng 5 này. Ông Nguyễn Phúc Hậu nêu ra những sai trái về luật pháp mà chính quyền tỉnh Khánh Hòa vi phạm khi tiến hành cưỡng chế phần đất hơn 6000 mét vuông mà gia đình ông này đang trồng cây ăn quả lâu nay:
Vấn đề cưỡng chế đất này theo tôi là trái hoàn toàn. Theo HP, điều 23 của HPVN không cho phép thu hồi trong trường hợp này vì không phải dự án quốc phòng hay an ninh gì. Điểm thứ hai nữa, theo Luật Đất Đai và những luật khác qui định về vấn đề phát triển kinh tế xã hội, điều 38 và 40 của Luật Đất đai không cho phép thu hồi“Vấn đề cưỡng chế đất này theo tôi là trái hoàn toàn. Theo Hiến Pháp, điều 23 của Hiến Pháp Việt Nam không cho phép thu hồi trong trường hợp này vì không phải dự án quốc phòng hay an ninh gì. Điểm thứ hai nữa, theo Luật Đất Đai và những luật khác qui định về vấn đề phát triển kinh tế xã hội, điều 38 và 40 của Luật Đất đai không cho phép thu hồi.
Ông Nguyễn Phúc Hậu
Tôi không giữ đất làm gì, miễn sao Nhà Nước thu hồi mà đền bù thỏa đáng là được rồi; nhưng ở đầy đền bù 18 ngàn đồng một mét vuông là không thỏa đáng và không theo đúng tiêu chí của luật định. Theo điều 11, Nghị định 69 của chính phủ, thì ủy ban nhân dân tỉnh có quyền điều chỉnh giá đất sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Nhưng điều này ủy ban nhân dân tỉnh chưa làm vì hiện nay không có nơi nào ở Việt Nam có giá 18 ngàn đồng một mét vuông cả.
Theo tôi việc làm này là vi hiến, phi pháp và Nhà Nước lấy đất của tôi là ‘rất oan’. Nhà Nước hiện nay ỷ mạnh để ức hiếp tôi. Đầu tiên tôi khiếu nại ở huyện, huyện đã bác đơn tôi, sau đó lên tỉnh, tỉnh cũng bác đơn tôi. Tôi có thời hiệu 1 năm từ khi nhận được đơn của tỉnh, tôi được quyền khởi kiện ra tòa án hành chính. Vừa rồi tôi khởi kiện, họ trả lại đơn cho tôi, tôi cũng không biết làm sao đây nữa.”
Dân kiện ‘củ khoai’
Mới hồi ngày 29 tháng tư, thêm một thư tố cáo đích danh ông Lê Hoàng Quân, chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên trung ương Đảng về việc thu hồi đất đai, tài sản một cách sai pháp luật mà không giải quyết.
Tôi không giữ đất làm gì, miễn sao Nhà Nước thu hồi mà đền bù thỏa đáng là được rồi; nhưng ở đầy đền bù 18 ngàn đồng một mét vuông là không thỏa đáng và không theo đúng tiêu chí của luật định. Theo điều 11, NĐ 69 của CP, thì UBND tỉnh có quyền điều chỉnh giá đất sát với giá thị trường... vì hiện nay không có nơi nào ở Việt Nam có giá 18 ngàn đồng một mét vuông cảNgười tố cáo là ông Nguyễn Xuân Ngữ một cựu chiến binh từng là giải phóng quân hồi năm 1975. Khi về sống tại khu vực quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, ông và gia đình tạo lập được cơ ngơi ổn định. Nhưng rồi chuyện thu hồi đất không đúng luật cũng buộc ông phải đi khiếu kiện hơn chục năm qua; nhưng không cơ quan nào giải quyết.
xxxxxxxxx
Ông này cho biết:
“Hiện họ lấy hết đất của tôi. Tôi kiện ra tòa họ trả đơn, kiện ra công an cũng trả đơn để kiện hành chính… Tôi bức xúc quá nên phải làm đơn tố cáo như thế. Họ nói miệng là lấy đất của tôi cho khu công nghệ cao nhưng nay cho công ty thương mại tư nhân thuê làm kho chứa hàng… Có nhiều mâu thuẩn lắm. Thành phố đứng ra thu theo quyết định 266, mà không tống đạt cho nhà tôi. Quyết định 266 chỉ là quyết định điều hành của các cơ quan Nhà nước với nhau thôi; thế mà Quận 9 ra quyết định cưỡng chế không đúng với điều 39 của Luật Đất Đai năm 2003.
Bây giờ tôi phải kiên trì kiện và đến mức nào thì tôi phải ‘tự xử’ tôi trên miếng đất đó. Năm nay tôi 71 tuổi rồi, nếu không làm được ‘luật pháp cho sáng tỏ’ thì tôi chết cho rồi.”
Không chỉ những người trong cuộc như ông Nguyễn Xuân Ngữ ở quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Phúc Hậu ở tổ Phú Thọ 1, phương Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, hay rất nhiều người từ các tỉnh- thành phố khác phải làm đơn mà họ cho biết nếu cân lên thì không biết bao nhiêu kilogram; mà các luật sư tham gia các vụ việc cũng phải lên tiếng vì tình trạng bất chấp luật pháp trong thu hồi, cưỡng chế đất đai.
Một trường hợp diễn ra lâu nay là những công ty tư nhân được chính quyền giao đất khi bị người dân phản đối do chưa có thỏa thuận hợp lý giữa đôi bên về giá cả bồi thường từng thuê những nhóm côn đồ đến hành hung người dân như trường hợp tại Văn Giang Hưng Yên, hay vụ việc mới xảy ra hồi ngày 21 tháng 4 vừa qua tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Hiện họ lấy hết đất của tôi. Tôi kiện ra tòa họ trả đơn, kiện ra công an cũng trả đơn để kiện hành chính… Tôi bức xúc quá nên phải làm đơn tố cáo như thế. Họ nói miệng là lấy đất của tôi cho khu công nghệ cao nhưng nay cho công ty thương mại tư nhân thuê làm kho chứa hàng…Luật sư Nguyễn Duy Bình, văn phòng Luật sư Vương Trần, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh, phải viết thư ngỏ công khai trên mạng về trường hợp của 124 hộ dân tại tiểu khu 1536, xã Dak Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nong, trong thư ngỏ nêu rõ trường hợp doanh nghiệp Phạm Quốc ‘ kể từ khi doanh nghiệp Phạm Quốc có hành vi vi phạm pháp luật, người dân đã tố cáo và chúng tôi đã lập tức yêu cầu các cơ quan chức năng từ xã đến tỉnh ra tay ngăn chặn, xử lý nhưng vụ việc vẫn không được điều tra, kiểm tra, xử lý theo qui định của pháp luật’.
ông Nguyễn Xuân Ngữ
Hiện nay tại khu vực văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng và chính phủ tại cả hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn hằng ngày vẫn có những người dân đến để khiếu kiện về trường hợp đất đai, tài sản của họ bị trưng thu một cách sai luật.
Trong số họ có người phải ăn dầm nằm dề suốt nhiều năm qua vì cho rằng họ phải chịu bất công mà công lý vẫn chưa được sáng tỏ.
Bây giờ tôi phải kiên trì kiện và đến mức nào thì tôi phải ‘tự xử’ tôi trên miếng đất đó. Năm nay tôi 71 tuổi rồi, nếu không làm được ‘luật pháp cho sáng tỏ’ thì tôi chết cho rồi.”Nhiều trường hợp dù được các cơ quan trung ương cho ý kiến là sai trái và chuyển về địa phương yêu cầu giải quyết; thế nhưng địa phương vẫn lờ đi.
ông Nguyễn Xuân Ngữ, cựu chiến binh
Trong thế bức bách vì đã mất sạch tài sản dành công sức tạo dựng bao nhiêu năm, một số bà con kiên trì khiếu nại tại các cơ quan chức năng của trung ương.
Tuy nhiên, trong cuộc họp hồi trung tuần tháng tư vừa qua, chánh thanh tra chính phủ là ông Huỳnh Phong Tranh lên tiếng cho rằng có những đoàn khiếu kiện đông người tại các văn phòng tiếp dân của trung ương Đảng và chính phủ mặc áo đỏ, mang theo biểu ngữ và lớn tiếng kêu la là có ‘màu sắc chính trị’.
Tuy nhiên, những người dân trong cuộc cho rằng họ không hề bị thúc đẩy bởi một động cơ chính trị nào cả mà chỉ đi đòi hỏi quyền lợi hợp pháp của họ.
Những người dân trong cuộc tự dưng bị dồn vào thế phản đối vì chính giới công quyền đã làm trái luật. Nếu người trong cuộc im lặng thì phải chịu muôn vàn thiệt thòi, còn nếu mạnh mẽ lên tiếng đòi hỏi quyền được qui định trong luật bị dồn đến ‘bước đường cùng’. Và đội ngũ những người bị đưa vào cảnh cùng khốn như thế ngày một đông thêm ở Việt Nam.
No comments:
Post a Comment