Đô đốc Jonathan Greenert, tham mưu trưởng Hải quân Mỹ (defense.gov)
Đô đốc Greenert tar lời phỏng vấn AFP trước khi ông lên đường, vào
thứ Tư, 08/05/2013, công du Nhật Bản, Hàn Quốc và sau đó đến Singapore
để tham dự IMDEX (International Maritime Defence Exhibition), một triển
lãm quân sự quan trọng dành cho hải quân.
Theo Đô đốc Greenert, Hải quân Mỹ hiện có 283 tàu chiến và tàu ngầm. 101 tàu được điều động một cách thường trực, trong số này, « trung bình có 52 tàu hoạt động ở phía tây Thái Bình Dương » – tức khu vực châu Á. Ông nhấn mạnh : Một trong những điểm chủ chốt trong chiến lược xoay trục sang châu Á do tổng thống Barack Obama đưa ra là cần phải tiến xa hơn trong việc triển khai tàu chiến.
42 trong số 52 tàu hoạt động thường xuyên tại Thái Bình Dương có căn cứ – cảng chính ở Yokosuka (Nhật Bản), Guam và gần đây là Singapore. Do rút ngắn được thời gian di chuyển – bởi vì cần đến 14 ngày để đi từ San Diego, California, (phía tây Hoa Kỳ) tới Yokosuka (Nhật Bản) – Hải quân Mỹ có thể nâng cao khả năng triển khai tác chiến và giảm được chi phí.
Hai khu trục hạm bắn chặn hỏa tiễn vừa được triển khai để đối phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên, không phải từ bờ tây Hoa Kỳ tới, mà xuất phát từ cảng Yokosuka.
Tham mưu trưởng Greenert giải thích : Mục tiêu của Hải quân Mỹ là có nhiều điểm thả neo trong vùng đối với các loại « tàu nhỏ », như tàu tác chiến duyên hải (LCS) hoặc trong tương lai là tàu chuyên chở tốc độ cao (Spearhead class Joint High Speed Vessel – JHSV). Nhờ vậy, các tàu đổ bộ, khu trục hạm có thể được điều động đi những nơi khác. Với cách này, Hoa Kỳ sẽ tăng được số lượng tàu ở phía tây Thái Bình Dương.
Theo kế hoạch của Hải quân Mỹ, đến 2020, sẽ có 62 tàu chiến, thay vì 52 như hiện nay, hoạt động hàng ngày trong vùng châu Á-Thái Bình Dương. Tháng Ba vừa qua, USS Freedom, chiếc tàu LCS đầu tiên đã tới Singapore. Đến năm 2017, sẽ có bốn tàu loại này hiện diện tại đây. Tại Hoa Kỳ, số tàu hoạt động ở phía Đại Tây Dương được giảm bớt để tăng cường cho phía bờ tây.
Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, việc cắt giảm 41 tỷ trong ngân sách quốc phòng, từ nay đến tháng Chín, sẽ không ảnh hưởng đến chiến lược triển khai hải quân trong vùng châu Á. Để nâng cao sức mạnh hải quân từ nay đến cuối thập niên này, Mỹ đã đặt thêm khoảng 47 tàu chiến, một số đang được chế tạo và « các hợp đồng này sẽ được thực hiện ».
Tuy nhiên, vị chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ cũng tỏ ra thận trọng : Nếu việc cắt giảm ngân sách kéo dài trong 10 năm, để tiết kiệm 500 tỷ đô la, như Quốc hội muốn thực hiện, thì « cần phải giảm số tàu sẽ đóng trong tương lai ».
Song song với việc tăng số lượng tàu chiến, Washington còn cho triển khai các phương tiện quân sự hiện đại nhất. Phi đội đầu tiên bao gồm loại máy bay mới P-8 Poseidon, thực hiện tuần tra trên biển, sẽ được triển khai trong năm nay. Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ nói thêm : Vùng tây Thái Bình Dương là nơi để đánh giá về khả năng chiến đấu mới, về những ý tưởng thiết kế mới trong lĩnh vực chiến tranh điện tử và chiến tranh ngầm dưới biển.
Theo đô đốc Greenert, mối đe dọa duy nhất đối với an ninh khu vực châu Á là Bắc Triều Tiên. Còn Biển Đông, các tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở biển Hoa Đông, « có thể là những khu vực căng thẳng và dẫn đến những va chạm », nhưng không một nước nào trong vùng muốn xẩy ra xung đột.
Chỉ huy Hải quân Mỹ không coi Trung Quốc là một mối đe dọa, cho dù Bắc Kinh có tên lửa đạn đạo chống tàu chiến, được coi là « sát thủ » trong tương lai đối với các hàng không mẫu hạm. Ông nhấn mạnh : « Mục tiêu của chúng tôi là thực sự cùng làm việc với nhau, càng thường xuyên càng tốt, hiểu nhau hơn và thiết lập đối thoại nghiêm túc ».
Theo Đô đốc Greenert, Hải quân Mỹ hiện có 283 tàu chiến và tàu ngầm. 101 tàu được điều động một cách thường trực, trong số này, « trung bình có 52 tàu hoạt động ở phía tây Thái Bình Dương » – tức khu vực châu Á. Ông nhấn mạnh : Một trong những điểm chủ chốt trong chiến lược xoay trục sang châu Á do tổng thống Barack Obama đưa ra là cần phải tiến xa hơn trong việc triển khai tàu chiến.
42 trong số 52 tàu hoạt động thường xuyên tại Thái Bình Dương có căn cứ – cảng chính ở Yokosuka (Nhật Bản), Guam và gần đây là Singapore. Do rút ngắn được thời gian di chuyển – bởi vì cần đến 14 ngày để đi từ San Diego, California, (phía tây Hoa Kỳ) tới Yokosuka (Nhật Bản) – Hải quân Mỹ có thể nâng cao khả năng triển khai tác chiến và giảm được chi phí.
Hai khu trục hạm bắn chặn hỏa tiễn vừa được triển khai để đối phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên, không phải từ bờ tây Hoa Kỳ tới, mà xuất phát từ cảng Yokosuka.
Tham mưu trưởng Greenert giải thích : Mục tiêu của Hải quân Mỹ là có nhiều điểm thả neo trong vùng đối với các loại « tàu nhỏ », như tàu tác chiến duyên hải (LCS) hoặc trong tương lai là tàu chuyên chở tốc độ cao (Spearhead class Joint High Speed Vessel – JHSV). Nhờ vậy, các tàu đổ bộ, khu trục hạm có thể được điều động đi những nơi khác. Với cách này, Hoa Kỳ sẽ tăng được số lượng tàu ở phía tây Thái Bình Dương.
Theo kế hoạch của Hải quân Mỹ, đến 2020, sẽ có 62 tàu chiến, thay vì 52 như hiện nay, hoạt động hàng ngày trong vùng châu Á-Thái Bình Dương. Tháng Ba vừa qua, USS Freedom, chiếc tàu LCS đầu tiên đã tới Singapore. Đến năm 2017, sẽ có bốn tàu loại này hiện diện tại đây. Tại Hoa Kỳ, số tàu hoạt động ở phía Đại Tây Dương được giảm bớt để tăng cường cho phía bờ tây.
Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, việc cắt giảm 41 tỷ trong ngân sách quốc phòng, từ nay đến tháng Chín, sẽ không ảnh hưởng đến chiến lược triển khai hải quân trong vùng châu Á. Để nâng cao sức mạnh hải quân từ nay đến cuối thập niên này, Mỹ đã đặt thêm khoảng 47 tàu chiến, một số đang được chế tạo và « các hợp đồng này sẽ được thực hiện ».
Tuy nhiên, vị chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ cũng tỏ ra thận trọng : Nếu việc cắt giảm ngân sách kéo dài trong 10 năm, để tiết kiệm 500 tỷ đô la, như Quốc hội muốn thực hiện, thì « cần phải giảm số tàu sẽ đóng trong tương lai ».
Song song với việc tăng số lượng tàu chiến, Washington còn cho triển khai các phương tiện quân sự hiện đại nhất. Phi đội đầu tiên bao gồm loại máy bay mới P-8 Poseidon, thực hiện tuần tra trên biển, sẽ được triển khai trong năm nay. Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ nói thêm : Vùng tây Thái Bình Dương là nơi để đánh giá về khả năng chiến đấu mới, về những ý tưởng thiết kế mới trong lĩnh vực chiến tranh điện tử và chiến tranh ngầm dưới biển.
Theo đô đốc Greenert, mối đe dọa duy nhất đối với an ninh khu vực châu Á là Bắc Triều Tiên. Còn Biển Đông, các tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở biển Hoa Đông, « có thể là những khu vực căng thẳng và dẫn đến những va chạm », nhưng không một nước nào trong vùng muốn xẩy ra xung đột.
Chỉ huy Hải quân Mỹ không coi Trung Quốc là một mối đe dọa, cho dù Bắc Kinh có tên lửa đạn đạo chống tàu chiến, được coi là « sát thủ » trong tương lai đối với các hàng không mẫu hạm. Ông nhấn mạnh : « Mục tiêu của chúng tôi là thực sự cùng làm việc với nhau, càng thường xuyên càng tốt, hiểu nhau hơn và thiết lập đối thoại nghiêm túc ».
No comments:
Post a Comment