Ở Việt Nam từ tháng 6 đến cuối tháng 8 nổ ra các cuộc biểu tình yêu nước tự phát, chống Trung Quốc xâm lược lãnh thổ và vùng biển Đông có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của Việt Nam. Những đồng bào đi biểu tình bất chấp những cuộc đàn áp thô bạo của công an cảnh sát nhắm vào những người còn tha thiết với đất nước với tiền đồ dân tộc. Những người con yêu nước bỏ công ăn việc làm, không sợ nguy hiểm đến bản thân và gia đình, nô nức cùng nhau xuống đường chỉ thẳng vào mặt bọn Trung Cộng xâm lược và bọn Việt gian vì quyền lợi của Đảng nhỏ nhen cam tâm bán nước cho giặc.
Ở hải ngoại nhiều thành phố lớn khắp thế giới có nhiều người Việt Nam sinh sống như Nam, Bắc California, Houston, Washington DC, Canada, Pháp, Úc Đại Lợi . . .cũng tổ chức những cuộc biểu tình rầm rộ, nhằm lên án Trung Cộng xâm lược Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Khí thế yêu nước của đồng bào trong và ngoài nước bốc lên như lửa sôi ngùn ngụt, một lòng căm thù lên án lũ giặc truyền kiếp của dân tộc.
Căm thù giặc Bắc phương đã đành, nhưng lòng oán hận chế độ Cộng sản cũng không kém. Có thể nói, một phần nguyên nhân của việc đánh chiếm biển đảo của Việt Nam là do cái công hàm 14 – 9 – 1958 do Phạm Văn Đồng ký đó gây ra.
Chúng ta phải đau xót nhìn thẳng vào sự thật và phải công nhận. Cái công hàm bề mặt mang tính chính danh giữa hai nước cộng sản anh em! Nó là lợi thế pháp lý để Trung Quốc mang tàu chiến chở quân lính đổ bộ, thiết lập căn cứ, đồn binh xâm lược lâu dài trên hai quần đảo nói trên, khiến Hà Nội ngọng miệng không dám lên tiếng phản đối. Mà có phản đối chăng nữa, cũng chỉ là phản đối chiếu lệ cho bớt ngượng mặt trước Quốc dân Việt Nam và thế giới để che bớt đi tội trạng hèn hạ bán nước cầu vinh, như những tên vua Lê Chiêu Thống thưở trước.
Vướng mắc vào cái công hàm cam kết như thế, thử hỏi Cộng sản Việt Nam đàm phán như thế nào. Phải ăn nói thế nào với quan thày Trung Quốc? Khi chúng đến Hà Nội. Hay Hà Nội cử người sang Bắc Kinh lạy lục van xin.
Nhưng chúng ta thử hỏi, nếu cứ biểu tình và đòi hỏi Trung cộng trả lại hai quần đảo nói trên mà không giải quyết về lý lẽ, mang tính pháp lý. Thử hỏi những yêu cầu đó có được Trung cộng thỏa mãn hay không? Hỏi tức là đã trả lời, Vậy thì, bây giờ phải giải quyết bức công hàm đó ra sao? Phải thu hồi và vô hiệu hóa bức công hàm đó như thế nào?
1 / Phạm Văn Đồng đứng trên danh nghĩa là Thủ Tướng Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký công hàm ngoại giao công nhân vùng biển 12 hải lý ngoài khơi, trong đó bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Cộng là bất hơp pháp vì hai quần đảo trên thuộc chủ quyền của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Hiệp định Genève 1954 ký kết giữa chính phủ Pháp và Việt Nam cùng các nước như Trung Cộng, Ấn Độ, Anh . . . chia đôi lãnh thổ Việt Nam ra làm hai. Từ vĩ tuyến 17 trở lên miền Bắc thuộc quyền chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ vĩ tuyến 17 trở xuống miền Nam trực thuộc Pháp, sau này Chính phủ Pháp chuyển giao lại cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Mà hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm ở dưới vĩ tuyến 17 thuộc chủ quyền của Chính phủ miền Nam Việt Nam.
Năm 1956 chính phủ VNCH đã tiếp nhận từ tay người Pháp tổ chức hành chánh trên hai quần đảo này. Do vậy công hàm ngoại giao do Phạm Văn Đồng ký công nhận vùng lãnh hải và hai quần đảo nói trên cho Trung Quốc là bất hơp pháp. Vì nó trái với Hiệp định Genève 54 về việc phân chia lãnh thổ giữa Việt Cộng và Pháp. (Tuy Hà Nội sau ngày ký Hiệp định chia cắt đất nước vẫn muốn lấp liếm chối quanh, nên luận điệu luôn nói rằng “Đất nước tạm thời chia hai chờ ngày thống nhất.”)
2/ Bức công hàm 14 – 9 – 1958 do Phạm Văn Đồng đã ký cho Trung Cộng lúc đó theo công pháp quốc tế là bất hơp pháp. Vậy muốn thu hồi và vô hiệu hóa, thì Quốc hội Việt Nam và Chính phủ CHXHCN Việt Nam hiện tại phải ký một quyết định thu hồi đồng thời vô hiệu hóa bức công hàm nói trên. Sau đó Chính phủ Việt Nam gửi công hàm quyết định đó cho Chính phủ Trung Quốc. Thì mới coi là có đủ chứng cứ pháp lý để chúng ta đòi lại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa lại cho Việt Nam.
Cộng sản Việt Nam nếu biết xám hối, ăn năn hối lỗi với đất nước và dân tộc, tội đã dại dột bán nước cho ngoại bang, thì chỉ còn cách làm như đã nói ở trên, thì mới mong có đủ chứng cứ và lý lẽ pháp lý để dùng làm phương pháp ngoại giao đàm phán hòa bình với phía Trung Quốc đòi lại chủ quyền biển đảo lại cho Việt Nam.
Chúng ta là tất cả những người Việt Nam yêu nước hiện đang sống ở hải ngoại và những người Việt Nam ở trong nước không phân biệt khuynh hướng chính trị, đề nghị Quốc hội và Chánh phủ Việt Nam ra quyết định thu hồi đồng thời hủy bỏ công hàm 14 – 9 – 1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã ký công nhận vùng biển 12 hải lý trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam bất hợp pháp. Sau đó yêu cầu Chính phủ Việt Nam gửi công hàm quyết định đó cho Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Đồng thời yêu cầu Chính phủ Trung Quốc trả tức khắc hai quần đảo nói trên lại cho Chính phủ Việt Nam.
Chỉ có cách làm nói trên Nhân Dân Việt Nam và Chính phủ Việt Nam mới có thể đàm phán đòi lại hai quần đảo đã bị Trung Cộng cưỡng chiếm.
Texas 14 – 9 – 2011
© Quỳnh Thi
© Nguyễn Nghĩa
No comments:
Post a Comment