Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu của Trường Luật Đại học Stanford (Hoa Kỳ), Giáo sư Allen Weiner
Trà Mi-VOA
Việt Nam một khi đã nhất trí với luật quốc tế thì không thể dựa trên
luật nội bộ của mình nữa nếu luật của họ không phù hợp với các quy định
về nhân quyền của quốc tế. Hơn nữa, Hiến pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự
do bày tỏ quan điểm chính trị và tự do lập hội.”
Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu của Đại Học Luật
Stanford (Hoa Kỳ), Giáo sư Allen Weiner, bác bỏ những biện minh của
chính quyền Việt Nam phúc đáp đơn do ông đệ nạp lên Liên Hiệp Quốc trình
bày về việc Hà Nội bắt giữ bất hợp pháp và cầm tù dài hạn 17 nhà hoạt
động Công giáo trẻ.
Trong thư gửi Ủy ban Liên hiệp quốc Điều tra về Bắt giữ Tùy tiện
(UNWGAD) mới đây, Giáo sư Weiner nói lập luận của Việt Nam thừa nhận
việc họ sử dụng các điều khoản mơ hồ của luật pháp làm công cụ để tước
đoạt các nhân quyền căn bản của công dân mà chính Hà Nội đã cam kết bảo
đảm theo công pháp quốc tế.
Giáo sư Weiner một lần nữa yêu cầu Việt Nam phóng thích ngay lập tức
những người bị giam giữ để sửa chữa hành vi vi phạm nhân quyền xuất phát
từ việc bắt giữ và giam cầm tùy tiện.
Tháng 7 năm ngoái, chính Giáo sư Weiner đã thay mặt nhà hoạt động
Đặng Xuân Diệu cùng các đồng sự đang bị cầm tù tại Việt Nam nộp thỉnh
nguyện thư lên cơ quan UNWGAD của Liên hiệp quốc nhờ can thiệp trong các
bản án về tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”, “phá hoại đoàn kết quốc
gia”, hay “tuyên truyền chống nhà nước” Hà Nội dành cho các hoạt động
thực thi quyền tự do ngôn luận và cổ xúy dân chủ-nhân quyền mà họ đã
tham gia.
Giáo sư Weiner nói những người bị giam cầm đã gánh chịu nhiều vi phạm
nhân quyền, bao gồm các quyền căn bản như tự do bày tỏ quan điểm, tự do
hội họp và lập hội, và quyền được có một phiên tòa xét xử công bằng khi
họ bị Việt Nam kết án tùy tiện tại các phiên xử kín trong thời gian từ
tháng 5 năm ngoái và đầu năm nay.
Tháng 4 vừa qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã có thư phúc đáp những tố
cáo vừa kể, nói rằng 17 nhà hoạt động bị kết án vì vi phạm luật pháp
Việt Nam.
Phát biểu với VOA Việt ngữ, Giáo sư Weiner nói:
“Thực chất Việt Nam nói là chúng tôi sẽ dùng luật của chúng tôi
theo kiểu mà bất kỳ cá nhân nào cầm quyền muốn nó thế nào thì nó sẽ thế
ấy. Đây là một hệ thống hoàn toàn trái ngược với một nhà nước pháp
quyền. Xin nhắc lại Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về
quyền chính trị và dân sự bảo đảm quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do
lập hội. Đã là thành viên của công ước, anh không thể nói ừ thì chúng
tôi có các nghĩa vụ cam kết với công ước đấy, nhưng chúng tôi ứng dụng
khác với những nơi khác, theo luật riêng của chúng tôi. Dựa trên luật
nội bộ để vi phạm các nghĩa vụ cam kết theo luật quốc tế là điều không
thể chấp nhận. Điều này sẽ làm cho việc tham gia hiệp ước quốc tế trở
nên vô nghĩa. Việt Nam một khi đã nhất trí với luật quốc tế thì không
thể dựa trên luật nội bộ của mình nữa nếu luật của họ không phù hợp với
các quy định về nhân quyền của quốc tế. Hơn nữa, Hiến pháp Việt Nam bảo
đảm quyền tự do bày tỏ quan điểm chính trị và tự do lập hội.”
Trong cuộc trao đổi trước đây với VOA Việt ngữ, Giáo sư Weiner cho
rằng điều 79 hay 88 trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam về tội ‘hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền’ hay ‘tuyên truyền chống nhà nước’ là các điều
luật vô hạn cho phép nhà nước, chỉ vì không thích nghe chỉ trích, có
quyền bắt bất kỳ ai bất cứ lúc nào mà không cần truy tố, không cần đưa
ra xét xử, không cho phép họ được tiếp xúc với luật sư. Theo chuyên gia
luật quốc tế Weiner, “đó là một nhà nước độc tài không phù hợp với pháp
trị.”
Giáo sư Đại Học Luật Stanford nhấn mạnh 17 nhà hoạt động bị Hà Nội
kết tội và bị tuyên án tù nhiều năm chỉ vì họ thể hiện quan điểm trên
blog, ký tên vào các thỉnh nguyện thư, tham gia các cuộc phản kháng ôn
hòa về nhiều vấn đề bao gồm kêu gọi dân chủ-đa nguyên và phản đối bất
công xã hội. Một số người trong nhóm bị kết tội chỉ vì tham gia một đảng
chính trị đối lập đấu tranh đòi thay đổi chính trị Việt Nam một cách ôn
hòa.
Thỉnh nguyện thư do Giáo sư Weiner nộp lên UNWGAD đại diện cho các bị
can gồm Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Văn Oai, Chu Mạnh Sơn, Đậu
Văn Dương, Trần Hữu Đức, Lê Văn Sơn, Nông Hùng Anh, Nguyễn Văn Duyệt,
Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, Nguyễn Đình
Chương, Hoàng Phong, blogger Tạ Phong Tần, và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình.
Ủy ban Liên hiệp quốc Điều tra về Bắt giữ Tùy tiện đang nhóm họp tại Geneva và có thể sẽ sớm đưa ra ý kiến về việc này.
Giáo sư Weiner cho biết sau khi xem xét phản hồi của cả bên đệ đơn và
phía chính phủ Việt Nam, Ủy ban sẽ xem có nên đưa ra quyết định rằng
những vụ bắt giam này là vi phạm luật quốc tế về nhân quyền hay không.
Nếu quyết định đây đúng là những trường hợp bắt bớ tùy tiện, Ủy ban sẽ
kêu gọi Việt Nam tuân thủ luật quốc tế, phóng thích những người bị cầm
giữ.
Giáo sư Allen Weiner, đồng giám đốc của Trung Tâm về Xung Đột và Đàm
Phán Quốc Tế của Đại Học Stanford, là học giả về luật quốc tế với kiến
thức chuyên môn trong nhiều lãnh vực bao gồm luật an ninh quKỳ.ốc gia và
quốc tế.
Ông từng hành nghề luật quốc tế trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hơn một
thập niên, cố vấn cho các quan chức lập chính sách, đàm phán các hiệp
ước quốc tế. Ông cũng từng cố vấn pháp lý cho đại sứ quán Hoa Kỳ tại The
Hague và là cố vấn luật trong Văn Phòng Cố Vấn Luật Pháp của Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment