Tựa đề bài viết này có thể làm cho một số người nghĩ là người viết
chơi chữ. Cũng có thể bài này viết về một vị linh mục mà gia đình ngoại
giáo, nhưng ngài theo Đạo và làm linh mục như một số linh mục mà chúng
ta biết. Thưa không, người ta đang bàn về một linh mục mà xã hội đều
“biết” ông không tôn giáo, do ông khai trong lý lịch của mình.
Tôi còn nhớ những năm tôi thi đại học. Lúc đó mà khai tôn giáo: Công giáo, thành phần gia đình tư sản là khó vào đại học, khó xin việc làm, và dĩ nhiên không có việc làm thì không lên chức (tối đa là chuyển từ thất nghiệp sang tội nghiệp).
Vì những lẽ ấy mà một số người có Đạo lo sợ cho tương lai, bèn khai khác đi trong lý lịch. Ví dụ gia đình buôn bán thì ghi là tiểu tư sản nghèo (xơ xác) ở thành thị. Làm nông thì khai là bần nông, rồi lại xoá ghi lại là bần cố nông cho đúng quan điểm.
Phần tôn giáo thì một cố người ghi là “không” (với lý luận rằng khai như thế mà ta cứ sống Đạo có sao). Họ vô tình không biết hay có khi hữu ý biết rằng làm điều ấy là công khai chối Đạo.
Tất cả những lời khai ấy, có lời khai nhẹ đi, có lời giả dối, nhưng khai “không tôn giáo” là minh nhiên chối Chúa, và tự mình tách ra khỏi Hội Thánh. Đại đa số người Công giáo vẫn tin vào Chúa và tin rằng Chúa làm chủ cuộc đời mình, nên họ hiên ngang ghi tôn giáo: Công giáo, dù lắm khi nhà nước bắt sửa lại: Thiên Chúa giáo, dù chẳng có Đạo nào tên là Thiên Chúa giáo cả (muốn dịch ra các thứ tiếng chắc người dịch cũng phải vận dụng hết cuốn từ điển).
Nhận phần thưởng. Linh mục Nguyễn Thái Từ đánh dấu (X)
Trước khi quay trở lại chuyện ông linh mục kia, tôi xin nói lan man qua một việc khác. Năm ấy tôi làm cho một công ty bảo hiểm, chức danh BDC (tư vấn phát triển kinh doanh). Chức danh là vậy nhưng công việc chính của tôi là tuyển dụng nhân viên tư vấn bảo hiểm và sau khi họ tham dự khoá học thì tôi giúp đào tạo thêm khi họ đi làm.
Một hôm có một sinh viên mới ra trường đến xin việc. Tôi thấy anh chàng trả lời phỏng vấn lơ mơ nên chưa đủ tiêu chuẩn nhận vào. Tôi bèn hỏi thêm câu này: “Em có Đạo không?” Anh chàng hăng hái nói: “Dạ không. Em được học ở trường rằng tôn giáo là thuốc phiện mê dân. Ba má em dặn không được theo tôn giáo nào, để sau này còn phấn đấu…”
Tôi mỉm cười nghe anh chàng hăng hái “phát biểu” (chắc tưởng tôi là kẻ cơ hội, cũng không thích tôn giáo). Nghe xong, tôi nhẹ nhàng nói: “Này em, tôi thấy em thiếu một số điều kiện nên hỏi em câu ấy. Công ty này đánh giá cao người có tôn giáo (theo Đạo nào cũng được). Và theo bảng chấm điểm, nếu ai có tôn giáo và thực hành tôn giáo thì được cộng 100 điểm phỏng vấn (khoảng 6%). Và tôi cho anh chàng xem bảng qui tắc chấm điểm.
Nghe vậy, anh chàng lúng túng và nói: “Dạ nãy giờ em nói theo bài học thôi, chứ ở nhà em bà nội em luôn dạy con người cần có tôn giáo”. Câu này dĩ nhiên không giúp anh ta có điểm, nhưng nói lên một thực trạng: con người ngày nay dường như không còn tin điều mình nói.
Nhưng thôi, đó là chuyện một sinh viên còn non nớt, đáng con cháu ông linh mục kia cả về tuổi đời lẫn về nền giáo dục. Vậy tại sao một ông linh mục lại khai là không tôn giáo?
Nghĩ mãi, tôi chỉ thấy có hai khả năng: một là ông ấy là linh mục quốc doanh (mà đúng là lờ mờ quốc doanh thật). Mà đã làm linh mục “hai chủ” thì chuyện tôn giáo đối với họ có gì quan trọng. Khai không tôn giáo có khi còn dễ ăn nói nơi công đường (dễ ăn và không nói cũng không sao).
Khả năng thứ hai có thể là do người phụ trách ghi nhầm. Nhưng điều này thật vô lý. Không có anh văn thư nào khờ đến nỗi tự ghi nhầm phần tôn giáo. Mà giả như có một loại văn thư như thế thì khi văn bản xuất hiện công khai, đương sự phải đính chính chứ. Không đính chính có nghĩa là chấp nhận, thì lúc đó trùng khớp với khả năng thứ nhất.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh chúc mừng Linh mục Nguyễn Thái Từ dịp Noel
Bài viết này không nhằm phê bình ông linh mục nọ, bởi lý do đơn giản là quý ông trong cái ban đoàn kết ấy thì cũng không cần ai góp ý, vì họ vốn biết việc họ làm mà. Và việc họ làm dù gì cũng đã công khai chối bỏ công lý rồi.
Nhưng tôi rất sợ giới trẻ sẽ bắt chước nên muốn nhân cơ hội này nhắc nhở nhau (cho các bạn và cho tôi) rằng Chúa Giêsu là tất cả. Chối Người là chối bỏ mọi giá trị của đời mình và rồi chính mình cũng không được ai tin.
Hãy vào các Facebook mà xem. Các bạn trẻ, rất trẻ, vẫn hiên ngang và hãnh diện ghi mình là môn đệ Thầy Giêsu, ngày ngày vẫn post lên đó Lời của Người, hình của Người và đường Người đi. Các bạn ơi, đừng bắt chước ai ngoài Giêsu, dù người đó có xưng là linh mục, mà lại nói là không quen với Giêsu thì chúng ta cũng không quen với họ.
Hãy cùng làm một băng reo các bạn ơi. Giêsu: ánh sáng của tôi. Giêsu: tình yêu của tôi. Giêsu: tôi trọn đời tuyên xưng Người.
Gioan Lê Quang Vinh
Tôi còn nhớ những năm tôi thi đại học. Lúc đó mà khai tôn giáo: Công giáo, thành phần gia đình tư sản là khó vào đại học, khó xin việc làm, và dĩ nhiên không có việc làm thì không lên chức (tối đa là chuyển từ thất nghiệp sang tội nghiệp).
Vì những lẽ ấy mà một số người có Đạo lo sợ cho tương lai, bèn khai khác đi trong lý lịch. Ví dụ gia đình buôn bán thì ghi là tiểu tư sản nghèo (xơ xác) ở thành thị. Làm nông thì khai là bần nông, rồi lại xoá ghi lại là bần cố nông cho đúng quan điểm.
Phần tôn giáo thì một cố người ghi là “không” (với lý luận rằng khai như thế mà ta cứ sống Đạo có sao). Họ vô tình không biết hay có khi hữu ý biết rằng làm điều ấy là công khai chối Đạo.
Tất cả những lời khai ấy, có lời khai nhẹ đi, có lời giả dối, nhưng khai “không tôn giáo” là minh nhiên chối Chúa, và tự mình tách ra khỏi Hội Thánh. Đại đa số người Công giáo vẫn tin vào Chúa và tin rằng Chúa làm chủ cuộc đời mình, nên họ hiên ngang ghi tôn giáo: Công giáo, dù lắm khi nhà nước bắt sửa lại: Thiên Chúa giáo, dù chẳng có Đạo nào tên là Thiên Chúa giáo cả (muốn dịch ra các thứ tiếng chắc người dịch cũng phải vận dụng hết cuốn từ điển).
Nhận phần thưởng. Linh mục Nguyễn Thái Từ đánh dấu (X)
Trước khi quay trở lại chuyện ông linh mục kia, tôi xin nói lan man qua một việc khác. Năm ấy tôi làm cho một công ty bảo hiểm, chức danh BDC (tư vấn phát triển kinh doanh). Chức danh là vậy nhưng công việc chính của tôi là tuyển dụng nhân viên tư vấn bảo hiểm và sau khi họ tham dự khoá học thì tôi giúp đào tạo thêm khi họ đi làm.
Một hôm có một sinh viên mới ra trường đến xin việc. Tôi thấy anh chàng trả lời phỏng vấn lơ mơ nên chưa đủ tiêu chuẩn nhận vào. Tôi bèn hỏi thêm câu này: “Em có Đạo không?” Anh chàng hăng hái nói: “Dạ không. Em được học ở trường rằng tôn giáo là thuốc phiện mê dân. Ba má em dặn không được theo tôn giáo nào, để sau này còn phấn đấu…”
Tôi mỉm cười nghe anh chàng hăng hái “phát biểu” (chắc tưởng tôi là kẻ cơ hội, cũng không thích tôn giáo). Nghe xong, tôi nhẹ nhàng nói: “Này em, tôi thấy em thiếu một số điều kiện nên hỏi em câu ấy. Công ty này đánh giá cao người có tôn giáo (theo Đạo nào cũng được). Và theo bảng chấm điểm, nếu ai có tôn giáo và thực hành tôn giáo thì được cộng 100 điểm phỏng vấn (khoảng 6%). Và tôi cho anh chàng xem bảng qui tắc chấm điểm.
Nghe vậy, anh chàng lúng túng và nói: “Dạ nãy giờ em nói theo bài học thôi, chứ ở nhà em bà nội em luôn dạy con người cần có tôn giáo”. Câu này dĩ nhiên không giúp anh ta có điểm, nhưng nói lên một thực trạng: con người ngày nay dường như không còn tin điều mình nói.
Nhưng thôi, đó là chuyện một sinh viên còn non nớt, đáng con cháu ông linh mục kia cả về tuổi đời lẫn về nền giáo dục. Vậy tại sao một ông linh mục lại khai là không tôn giáo?
Nghĩ mãi, tôi chỉ thấy có hai khả năng: một là ông ấy là linh mục quốc doanh (mà đúng là lờ mờ quốc doanh thật). Mà đã làm linh mục “hai chủ” thì chuyện tôn giáo đối với họ có gì quan trọng. Khai không tôn giáo có khi còn dễ ăn nói nơi công đường (dễ ăn và không nói cũng không sao).
Khả năng thứ hai có thể là do người phụ trách ghi nhầm. Nhưng điều này thật vô lý. Không có anh văn thư nào khờ đến nỗi tự ghi nhầm phần tôn giáo. Mà giả như có một loại văn thư như thế thì khi văn bản xuất hiện công khai, đương sự phải đính chính chứ. Không đính chính có nghĩa là chấp nhận, thì lúc đó trùng khớp với khả năng thứ nhất.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh chúc mừng Linh mục Nguyễn Thái Từ dịp Noel
Bài viết này không nhằm phê bình ông linh mục nọ, bởi lý do đơn giản là quý ông trong cái ban đoàn kết ấy thì cũng không cần ai góp ý, vì họ vốn biết việc họ làm mà. Và việc họ làm dù gì cũng đã công khai chối bỏ công lý rồi.
Nhưng tôi rất sợ giới trẻ sẽ bắt chước nên muốn nhân cơ hội này nhắc nhở nhau (cho các bạn và cho tôi) rằng Chúa Giêsu là tất cả. Chối Người là chối bỏ mọi giá trị của đời mình và rồi chính mình cũng không được ai tin.
Hãy vào các Facebook mà xem. Các bạn trẻ, rất trẻ, vẫn hiên ngang và hãnh diện ghi mình là môn đệ Thầy Giêsu, ngày ngày vẫn post lên đó Lời của Người, hình của Người và đường Người đi. Các bạn ơi, đừng bắt chước ai ngoài Giêsu, dù người đó có xưng là linh mục, mà lại nói là không quen với Giêsu thì chúng ta cũng không quen với họ.
Hãy cùng làm một băng reo các bạn ơi. Giêsu: ánh sáng của tôi. Giêsu: tình yêu của tôi. Giêsu: tôi trọn đời tuyên xưng Người.
Gioan Lê Quang Vinh
No comments:
Post a Comment