Trở Về Trang chính

Saturday, December 1, 2012

Miến Điện có báo chí tự do hơn trước


Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp Tổng thống Thein Sein hôm 29/11
Hội đàm với Tổng thống Miến Điện, Thein Sein tại thủ đô Nay Pi Taw, Chủ tịch Việt Nam, ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh đến nhu cầu tăng cường hợp tác hai bên, từ quốc phòng, an ninh đến viễn thông, dầu khí, văn hóa và thể thao, du lịch.
Ông Thein Sein, theo Thông tấn xã Việt Nam, cũng đề nghị Việt Nam “chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế” khi đón ông Trương Tấn Sang trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Miến Điện, bắt đầu hôm 29/11/2012.
Trước đó, hồi đầu năm 2012, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Miến Điện, báo Bấm Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam có bài ca ngợi tiến trình dân chủ và hòa giải dân tộc ở Miến Điện.
Ngược lại, sau một thời gian cải tổ chính trị, Liên bang Myanmar hiện nay được một số nhà bình luận coi là một ví dụ cho vùng Đông Nam Á về cởi mở với truyền thông và đáng cho Việt Nam học tập.
Miến Điện cũng đang chuẩn bị thông qua luật báo chí mới, cho phép hoạt động báo chí tư nhân và mở rộng tự do đưa tin cho các đài báo trong và ngoài nước.

BBC Tiếng Việt tại Bangkok đã phỏng vấn phóng viên của BBC Miến Điện, Ko Ko Aung, người vừa vào Rangoon để chuẩn bị cho công tác mở văn phòng thường trú cho BBC Miến Điện tại nước này.
Trước hết, nhà báo Ko Ko Aung cho biết về môi trường hoạt động báo chí tại Miến Điện hiện nay so với vài tháng trước:
Ko Ko Aung: Hiện nay, báo chí Miến Điện rất tự do và sự kiểm soát của chính quyền coi như không còn tồn tại. Các tựa đề lớn trên các tạp chí tin tức hàng tuần về bà Aung San Suu Kyi xuất hiện đều, và một cựu tù nhân chính trị cũng vừa cho ra bài kể lại kinh nghiệm bị giam cầm. Bộ Thông tin đã thay thế Hội đồng Báo chí vốn do một số quan chức được chọn ra tùy tiện lãnh đạo bằng một cơ quan tạm thời do chính các nhà báo bầu ra.
Tuy thế, truyền thông Miến Điện vẫn đang tiếp tục là phép thử và đang tự điều chỉnh, hoạch định ra cách ứng xử trong môi trường tự do vừa có.
“Nhiều người ở Miến Điện cảm thấy nay họ có quyền tự do bày tỏ. Bộ thông tin cũng dùng internet và truyền thông do chính phủ kiểm soát để phản bác với các tiếng nói đối lập. Nhưng bộ này không trực tiếp kiểm soát truyền thông.”
Chính phủ đang soạn Luật Báo chí mới. Dù vậy, nhà báo nước ngoài vẫn được quyền đưa tin về các vụ xung đột tại bang Rakhine hay các chuyện mà trước đó không thể đưa. Cùng lúc, báo chí tại Miến Điện cũng đang phải tự tăng khả năng cạnh tranh trong một môi trường trở nên khốc liệt hơn nhưng với hy vọng sẽ có lợi nhuận. Chính quyền cũng hứa để cho phép nhật báo được xuất bản vào năm tới. Mức độ tự do báo chí thì thật ra không thể so sánh với trước, thậm chí không thể tưởng tượng được so với trước.
BBC:Như thế kiểm duyệt không còn tồn tại hay chính quyền vẫn duy trì một hình thức nào đó?
Không còn có chính sách kiểm soát truyền thông trực tiếp từ chính quyền mặc dù các trang tin tức vẫn phải gửi một ấn bản cho Bộ Thông tin để lưu giữ. Nhưng nay chính quyền khuyến khích cơ quan báo chí lâm thời (Temporary Press Council) hãy điều chỉnh xem điều gì là không nên. Ví dụ như ảnh các cô gái mặc quần áo thế nào cho hợp, hay có nên đăng tin về các vụ cá độ bóng đá hàng tuần hay không.
Điều này không có nghĩa là cơ quan này sẽ nghe theo những gì chính phủ nói. Chỉ còn một nỗ lực để kiểm soát là lời đe dọa của một số bộ ngành trong chính phủ đòi kiện báo chí tội bôi nhọ. Hiện Bộ Khai khoáng đang kiện tuần báo The Voice Weekly tội mạ lỵ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama lần đầu thăm Miến Điện và gặp lãnh đạo đối lập, Aung San Suu Kyi.
BBC: Chính phủ có chấp nhận những tiếng nói đối lập hay không?
Tường thuật về các cuộc biểu tình và sự kiện của các nhóm đối lập có thể đọc được thường xuyên trên các báo tuần. Nhưng radio và truyền hình vẫn nằm trong tay chính phủ và những chủ sở hữu thân với chính quyền.
Hệ thống nghị viện giúp truyền thông tường thuật các quan điểm khác nhau. Nhiều người ở Miến Điện cảm thấy nay họ có quyền tự do bày tỏ. Bộ thông tin cũng dùng internet và truyền thông do chính phủ kiểm soát để phản bác với các tiếng nói đối lập. Nhưng bộ này không trực tiếp kiểm soát truyền thông.
“Hiện nay phóng viên dễ dàng tiếp cận các quan chức dân sự hơn, nhưng chưa thể nói chuyện với quân đội. Hiếm khi phóng viên bị đe dọa, quấy nhiễu, nhưng dù sai hay đúng thì luôn luôn có đe dọa bị kiện tụng.”
BBC:Anh có thể nói rõ hơn về giới truyền thông độc lập tại Miến Điện hiện nay?
Đa số báo tuần không bị chính phủ trực tiếp kiểm soát mặc dù chủ sở hữu nhiều tờ hàng đầu có quan hệ theo nhiều cách với quan chức. Thỉnh thoảng họ chỉ trích một chính sách cụ thể của chính phủ, nhưng không tờ nào liên tục phê phán chính phủ.
Ngoài các tạp chí địa phương, có một kênh truyền hình tư nhân, Sky Net, nổi lên nhưng không độc lập về chính trị. Bộ thông tin dự tính thành lập một cơ quan truyền thông độc lập, nhưng người ta nói ngay từ đầu, ý ‎tưởng chính phủ dẫn dắt truyền thông đã là sai lầm.
BBC: 
Là một nhà báo ở Miến Điện, có những cấm kị nào không trong việc viết bài?
Mặc dù hiện nay gần như không có kiểm soát, thách thức lớn nhất cho nhà báo là làm sao hiểu được hạn chế của tự do.
Ngoài ra, vì truyền thông đang thay đổi rất nhanh, nên theo kịp thay đổi cũng là khó khăn.
Hiện nay phóng viên dễ dàng tiếp cận các quan chức dân sự hơn, nhưng chưa thể nói chuyện với quân đội.
Phóng viên Ko Ko Aung đã có nhiều chuyến đi làm phóng sự ở Miến Điện
Hiếm khi phóng viên bị đe dọa, quấy nhiễu, nhưng dù sai hay đúng thì luôn luôn có đe dọa bị kiện tụng.
BBC:Còn truyền thông xã hội, các diễn đàn trên mạng có phát triển không, thưa anh?
Truyền thông xã hội đang nở rộng, đặc biệt Facebook rất được giới trẻ và người làm văn phòng ưa chuộng.
Blog cũng phổ biến nhưng chỉ là các nhóm lợi ích sử dụng thôi.
Khu vực kinh doanh ngày càng hiểu hơn tầm quan trọng của truyền thông xã hội.
Trong mục bình luận của các trang mạng tạp chí có rất nhiều chỉ trích về chính phủ hay bất cứ ai mà độc giả không thích. Dường như chính phủ không có đủ khả năng theo dõi, hoặc đơn giản là họ để yên cho việc này.

No comments:

Post a Comment