Tin Luân Đôn
– Theo phóng viên Lê Phước của RFI cho hay rằng báo The Guardian tại
Luân Đôn nhìn về phong tràotiêu thụ sừng tê giác của các đại gia Việt
Nam, mà điều đáng chú ý là sừng tê giác bất hợp pháp. Courrier International
trích dẫn bài viết này với dòng tựa dí dỏm : «Tại Việt Nam, người ta
nhậu với sừng tê giác». Tờ báo cho biết, đó là một «mốt mới » của đại
gia Việt Nam : Trong những tiệc tùng thường hay có rượu pha với bột sừng
tê giác. Theo tờ báo, mốt mới này để cho các đại gia Việt Nam khẳng
định đẳng cấp xã hội, và cũng vì họ cho rằng, sừng tê giác bổ dưỡng cho
chuyện gối chăn. Thế nhưng, tờ báo cay đắng : Vô tình hay cố ý, họ biết
đâu thú tiêu khiển của họ đang góp phần làm tuyệt chủng loài thú quí
hiếm này ở vùng Nam Phi xa xôi.
Theo thống kê, trong giai đoạn 1990-2005, ở Nam Phi, mỗi năm trung
bình có 14 con tê giác bị giết hại để lấy sừng. Năm 2010, con số này leo
lên đến 333 con, và năm 2011 là 448 con. Chỉ 8 tháng đầu năm 2012, đã
có 338 con tê giác bị giết để lấy sừng. Dự phóng 2012 sẽ là năm tê giác
bị giết hại nhiều nhất, kể từ khi có thống kê chính thức cho hồ sơ này.
Không chỉ số lượng giết hại tê giác tăng phi mã, mà giá cả cũng ngày
càng cao. Tìm hiểu về nguyên nhân, một báo cáo cho biết, có rất nhiều
yếu tố tập hợp lại làm cho nạn buôn lậu sừng tê giác hoành hành : Tình
trạng thiếu các thể chế cần thiết, quan chức quản lí động vật hoang dã
tham nhũng, và hoạt động tinh vi của các tổ chức tội phạm vùng châu Á.
Báo cáo cũng chỉ ra bốn đối tượng tiêu thụ chính mặt hàng sừng tê
giác: Quí ông rượu bia quá đà, muốn dùng sừng tê giác để giải độc cơ thể
và tăng cường bản lĩnh đàn ông, lại có người tin rằng sừng tê giác có
thể trị được bệnh ung thư, cũng có những quí bà giàu có, dùng sừng tê
giác để trị cảm sốt cho con, và cuối cùng là việc dùng sừng tê giác làm
quà biếu xén có giá trị. Từ Nam Phi, sừng tê giác được bán qua nhiều
khâu trung gian, và chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ đã có thể đến Việt
Nam. Nạn săn tê giác hoành hành đến mức mà chính phủ Nam Phi đã tăng
cường biện pháp chống săn bắt trái phép tê giác, và chỉ tính riêng từ
đầu năm đến nay, đã có đến 192 trường hợp bị bắt giữ. Trong khi đó, tờ
báo cho biết, Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến hồ sơ này.SBTN
No comments:
Post a Comment